Phối hợp với nhau trong quá trình thực hiện thủ tục bắt đầu phiên tòa, thủ tục, trình tự xét hỏi, tranh luận tại phiên tịa

Một phần của tài liệu bài tập ôn thi kiểm sát viên sơ cấp, trung cấp (Trang 59 - 62)

trình tự xét hỏi, tranh luận tại phiên tịa...

Trong q trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, địi hỏi Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên VKSND và Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán TAND phải nhận thức đúng mối quan hệ phối hợp nói trên, khơng vì nể nang, né tránh bỏ qua vi phạm của mỗi cơ quan làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án.

Thứ hai, quan hệ chế ước giữa VKSND và TAND trong xét xử các vụ án hình sự

Mối quan hệ chế ước được thiết lập trên cơ sở bảo đảm cho TA áp dụng đúng đắn pháp luật về nội dung và trên cơ sở nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước ta theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất có phân cơng và kiểm sốt quyền lực. Theo đó quan hệ chế ước giữa VKSND với TAND trong xét xử sơ thẩm các tội phạm là nhằm thực hiện quyền công tố, kiểm sát xét xử của VKSND và quyền xét xử độc lập của TA nhằm bảo đảm cho mỗi cơ quan hoạt động trong phạm vi quyền lực được giao và được thể hiện tập trung nhất là quyền yêu cầu, quyền kiến nghị, quyền kháng nghị khi phát hiện có vi phạm pháp luật khác nhau của TA, VKSND khơng có quyền hủy bỏ, thay đổi các bản án, quyết định của TA.

Quan hệ chế ước giữa VKSND và TAND được thể hiện tập trung tại Điều 196 BLTTHS năm 2003. (Phân tích điều luật này)

Câu TTHS (16)

Anh (chị) hãy nêu những quy định của BLTTHS về bắt người trong trường hợp khẩn cấp và nhiệm vụ quyền hạn của VKS trong trường hợp này? (20 điểm)

ĐÁP ÁN

Việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp được quy định tại khoản 1 Điều 81 BLHS, bao gồm các trường hợp sau (1 điểm):

* Trong những trường hợp sau đây thì được bắt khẩn cấp:

a) Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng ( 4 điểm)

Tức là người có hành vi tạo ra những điều kiện vật chất hoặc tinh thần giúp cho việc thực hiện hành vi phạm tội xảy ra hoặc có thể xảy ra được thuận lợi, dễ dàng như: tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết để thực hiện tội phạm có thể gây nguy hại rất lớn hoặc đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy đến 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Do vậy chỉ khi nào có căn cứ khẳng định hành vi chuẩn bị thực hiện một tội phạm là rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì mới bắt khẩn cấp. Áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người trong trường hợp này là để ngăn chặn không cho tội phạm rất nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng đang được chuẩn bị, có khả năng gây nguy hại cho mối quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

b) Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã hực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;( 4 điểm)

Trong trường hợp này, việc bắt người cũng cần đáp ứng hai điều kiện: + Phải có người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trơng thấy và xác nhận đúng người đã thực hiện tội phạm. Như vậy, theo quy định của luật hiện hành, trường hợp một người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm nhưng lại không tận mắt chứng kiến hành vi phạm tội hoạc khơng có mặt tại nơi xảy ra tội phạm nhưng được người khác trực tiếp chứng kiến mô tả lại, kể lại cũng không được coi là căn cứ bắt khẩn cấp. Hoặc trường hợp người đó khơng tận mắt chứng kiến, mà chỉ nhận biết tội phạm bằng giọng nói, ví dụ như trời tối, khơng quan sát được… cũng không đủ điều kiện để bắt khẩn cấp trong trường hợp này.(2 điểm)

+ Xét thấy cần phải ngăn chặn ngay việc người đó trốn, tức là người có hàn vi phạm tội đang có hành động trốn hoặc chuẩn bị trốn hoặc xét thấy có những khả năng để cho rằng người đó có thể trốn , khó có thể triệu tập khi cần thiết như: khơng có nơi cư trú rõ ràng, đối tượng lưu manh, côn đồ, chưa xác định được nhân thân… Việc xét thấy cần năng chặn ngay việc người đó trốn tùy thuộc vào sự đánh giá của cơ quan, người có thẩm quyền vào từng trường hợp cụ thể. Ví dụ, thơng qua hành vi thực tế của người phạm tội như đang chuẩn bị

trốn hoặc người thực hiện hành vi phạm tội khơng có nơi cứ trú rõ ràng, là đối tượng có nhân thân xấu, nhiều tiền án, tiền sự, lý lịch không rõ ràng.( 2 điểm)

c) Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngặn chặn việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.( 4 điểm)

Việc bắt khẩn cấp trong trường hợp này cũng cần đáp ứng đủ hai điều kiện:

+ Phải tìm thấy dấu vết tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm. Trong trường hợp này, cơ quan, người có thẩm quyền có những tài liệu, chứng cứ nghi một người thực hiện tội phạm và qua quá trình điều tra đã phát hiện những vật, những tài liệu có liên quan đến tội phạm hoặc những dấu vết khác do tội phạm để lại. Việc phát hiện thấy dấu vết này chính là sự khẳng định nghi ngời của cơ quan, người có thẩm quyền là chính xác. ( 2 điểm)

+ Xét thấy cần ngăn chặn việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ, ví dụ như cất giấu cơng cụ phương tiện phạm tội, xóa bỏ dấu vết tội phạm… ( 2điểm)

* Nhiệm vụ quyền hạn của VKS khi kiểm sát bắt người trong trường hợp khẩn cấp (06 điểm):

Tại khoản 4 Điều 81 BLTTHS quy định:

- Trong mọi trường hợp, việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp phải được báo ngay cho VKS cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp để xét phê chuẩn.(2 điểm)

- VKS phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ bắt khẩn cấp qiu định tại Điều 81 BLTTHS, trong trường hợp cần thiết, VKS phải trực tiếp gặp, hỏi người bị bắt trước khi xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.(2 điểm)

- Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp, VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Nếu VKS quyết định khơng phê chuẩn thì người đã ra lệnh bắt phải trả tự do ngay cho người bị bắt.( 2 điểm)

Một phần của tài liệu bài tập ôn thi kiểm sát viên sơ cấp, trung cấp (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w