CHƯƠNG II THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng PPĐV trong dạy học
môn GDQP&AN ở các trường THPT
3.2.1. Đối với cấp quản lí
Việc đổi mới PPDH là một vấn đề cấp thiết, tất yếu. Song, để thực hiện có hiệu quả phong trào này, tự bản thân giáo viên khó có thể thực hiện được nếu không có sự định hướng, tạo điều kiện từ phía các cấp quản lý, cụ thể là:
Tổ chức tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm cho giáo viên GDQP&AN về ứng dụng PPDH tích cực, trong đó có PPĐV.
Tăng cường giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên GDQP&AN với nhiều hình thức khác nhau như: Tổ chức hội giảng, hội thảo, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, về đổi mới PPDH.
Tạo điều kiện về vật chất cho dạy học bằng PPĐV như: Xây dựng các phòng học đạt tiêu chuẩn, với yêu cầu về không gian, trang thiết bị phục vụ dạy học, khả năng cơ động của bàn ghế, đảm bảo cách âm, kết nối Internet…là những tiêu chí quan trọng cho một phòng học đạt tiêu chuẩn ở trong các nhà trường, đây cũng là những điều kiện cần để tiết học sử dụng PPÐV đạt hiệu quả cao.
Khuyến khích giáo viên sử dụng PPĐV trong dạy học, đặc biệt trong thi giáo viên dạy giỏi, trong các đợt thao giảng.
Động viên khen thưởng kịp thời nhưng giáo viên tích cực đổi mới, ai sáng tạo trong dạy học, được học sinh và đồng nghiệp đánh giá cao. Ngược lại, những giáo viên dạy theo lối mòn cũ, dập khuôn, chậm đổi mới, không tạo được hứng thú, niềm say mê cho học sinh thì nhà trường nên xem xét nhắc nhở và có hình thức xử lư thỏa đáng.
3.2.2. Đối với giáo viên
Thứ nhất. Giáo viên phải tự bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ PPDH, tin học, ngoại ngữ…, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, tham gia các công tác xã hội để bổ sung kiến thức thực tiễn. Trên cơ sở đó áp dụng vào quá trình dạy học nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
Thứ hai. Mỗi giáo viên cần phải có sự nhận thức đúng đắn và sâu sắc hơn nữa về đổi mới PPDH, cần từ bỏ thói quen sử dụng PPDH truyền thống thay bằng các PPDH tích cực, trong đó có PPDH đóng vai.
Thứ ba. Giáo viên cần phải có những kiến thức, kỹ năng cơ bản để lựa chọn những đơn vị kiến thức phù hợp để vận dụng PPĐV. Không phải bất kỳ một đơn vị kiến nào cũng có thể sử dụng PPĐV để giảng dạy được, bởi nếu sử dụng PPĐV không phù hợp với đơn vị kiến thức dạy học thì khơng những vừa tốn thời gian mà còn làm học sinh tiếp thu những tri thức sai lệch với nội dung bài học. Vì vậy, việc lựa chọn đơn vị kiến thức phù hợp để sử dụng PPĐV là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của một tiết học đóng vai.
Thứ tư. Giáo viên phải am hiểu sâu sắc nội dung dạy học, làm chủ kiến thức, biết chế biến nó theo ý đồ sư phạm và biết cách truyền tải nó đến với học sinh.
Thứ năm. Giáo viên phải là người không ngại những khó khăn, vất vả để đầu tư cơng sức, trí tuệ cho việc thiết kế các tình huống sát với nội dung bài học và gần gũi với cuộc sống.
Thứ sáu. Giáo viên phải hiểu triết lý giáo dục cơ bản là phải chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ mơn và khơng có một phương pháp dạy học tồn năng phù hợp với mọi mục tiêu và nội dung dạy học. Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu, nhựơc điểm và giới hạn sử dụng riêng. Vì vậy việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong tồn bộ quá trình dạy
học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học. PPĐV cũng chứa đựng những nhược điểm mà muốn khắc phục nó, nhất định cần phải phối hợp với các PPDH khác phương pháp thuyết trình, phương pháp dạy học hợp tác nhóm, dự án. Mặt khác, việc bổ sung các PPDH khác nhau xen kẽ với PPĐV trong một tiết học mới sẽ đảm bảo việc tích cực hố “bên trong” người học, làm cho quá trình dạy học bằng PPĐV có chất lượng tốt hơn.
3.2.3. Đối với học sinh
Thứ nhất. Học sinh cần phải có sự nhận thức đúng đắn và đầy đủ về PPĐV, nêu cao ý thức học tập và rèn luyện, phải thay đổi thói quen học tập bị động bằng ý thức học tập tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri thức.
Thứ hai. Học sinh cần phải chuẩn bị và thực hiện tốt nhiệm vụ giáo viên đưa ra trước khi đóng vai. Đồng thời, để PPĐV sử dụng nhiều hơn thì các em phải mạnh dạn hơn, khắc phục tâm lý nhút nhát, rụt rè, ngại xuất hiện trước đám đơng, chính những yếu tố này ảnh hưởng lớn đến kết quả của buổi học bằng PPĐV. Ngồi ra, học sinh phải khơng ngừng giao lưu, học hỏi, thường xuyên tham gia vào các hoạt động của đoàn, hội để tăng thêm kinh nghiệm đóng vai cho bản thân.