Định hƣớng quy hoạch không gian VQG Côn Đảo

Một phần của tài liệu Đánh giá tổng hợp tài nguyên thiên nhiên huyện Côn Đảo, từ đó đề xuất giải pháp phát triển bền vững (Trang 52)

Căn cứ quy hoạch điều chỉnh VQG Côn Đảo đến năm 2020 và căn cứ Chiến lƣợc phát triển du lịch bền vững huyện Côn Đảo giai đoạn đến năm 2015, yếu tố đa dạng sinh học và sinh thái của VQG Côn Đảo là một trong những điểm mạnh cần tích cực khai thác trong quá trình phát triển nền du lịch sinh thái bền vững. Trong đó, những không gian hoạt động du lịch chủ yếu đƣợc đƣa ra trên Bản đồ Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái Vƣờn Quốc gia Côn Đảo giai đoạn đến năm 2020

Chiến lƣợc định hƣớng phát triển du lịch bền vững cho Côn Đảo thời kỳ 2008 – 2015 phân tích vắn tắt các khu vực chính không nằm trong VQG Côn Đảo và các khu vực thuộc VQG Côn Đảo liên quan đến các hoạt động phát triển du lịch hiện tại và trong tƣơng lai. Dựa trên khả năng tác động của hoạt động du lịch và yêu cầu bảo tồn các giá trị cảnh quan, sinh thái cho phát triển bền vững, có 04 mức độ hoạt động du lịch ở Côn Đảo đƣợc đề xuất, đƣợc miêu tả cụ thể ở bảng sau

46

Bảng 5.1 Đề xuất các mức độ hoạt động du lịch cho huyện đảo Côn Đảo [1,5] Xếp hạng khu vực

hoạt động du lịch Mô tả

Khu vực mở cho phép hoạt động du

lịch (OTA)

o Tất cả các hoạt động và phát triển du lịch đều đƣợcphép, bao gồm đƣợc xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch nhƣ cơ sở lƣu trú hoặc các khu nhà có liên quan.

o Mọi phát triển hoạt động du lịch đều phải tuân theo các quy định của địa phƣơng, quy chế hoạt động du lịch sinh thái đã quy định nhƣ các yêu cầu về xây dựng, các hoạt động nghiêm cấm (ví dụ không đƣợc phép có hoạt động mô tô nƣớc trên đảo).

Khu vực hoạt động du lịch có kiểm soát (CTA)

o Những khu vực này chủ yếu ở vùng tiếp giáp của VQG. o Hoạt động du lịch chỉ đƣợc triển khai khi có sự cho

phép hoặc nhƣợng quyền. Khu vực này bao gồm toàn bộ khu vực VQG Côn Đảo gồm cả khu vực biển và ven biển. Các khu vực khác nhƣ khu vực văn hóa và di sản cũng nằm trong mục xếp hạng này.

o Đƣợc phép xây dựng ở mức độ hạn chế nhƣng phải có sự quản lý và giám sát chặt chẽ từ VQG Côn Đảo hoặc/và huyện Côn Đảo.

Khu vực hạn chế hoạt động du lịch

(RTA)

o Những khu vực này chủ yếu nằm ở phân khu hành chính và một phần trong phân khu phục hồi sinh thái của VQG.

o Chỉ đƣợc phép hoạt động du lịch khi có sự cho phép hoặc nhƣợng quyền.

o Hoạt động du lịch nhìn chung phải có sự quản lý và qui định chặt chẽ tùy theo sức chứa. Đây là những khu vực nhạy cảm nên khách du lịch phải có hƣớng dẫn viên đi cùng giám sát.

Khu vực cấm họat động du lịch

(PTA)

o Những khu vực này chủ yếu nằm ở phân khu phục hồi sinh thái của VQG.

o Không hoạt động du lịch nào đƣợc phép.

o Những khu vực này chủ yếu nằm ở những vùng sinh thái nhạy cảm (nơi cƣ trú của những loài sinh vậy quý hiếm, đặc hữu dễ bị tổn thƣơng, biến đổi) của phân khu bảo vệ nghiêm ngặt ở VQG.

47

Nhận xét về quy hoạch một số vùng trong du lịch phù hợp với tiềm năng và định hƣớng chiến lƣợc phát triển du lịch bền vững nhƣ sau

Bảng 5.2 Định hƣớng quy hoạch du lịch theo tiềm năng và định hƣớng phát triển du lịch bền vững [1]

STT Khu vực OTA CTA RTA PTA

1 Đảo Côn Sơn và Vịnh Đầm tre x x x

2 Đảo Côn Sơn – Vịnh Ông Đụng x x

3 Đảo Côn Sơn – Khu vực Vịnh Tây Nam x x

4 Đảo Côn Sơn – Khu vực Vịnh Đông Nam x

5 Đảo Côn Sơn – Khu vực Vịnh Côn Sơn x

6 Đảo Côn Sơn – Khu vực Đất liền x x

7 Đảo Bảy Cạnh x x x

8 Đảo Hòn Cau x x

9 Hòn Tài và Hòn Trác x

10 Hòn Trọc, Hòn Tre Lớn và Hòn Tre Nhỏ x x

11 Hòn Bà (gồm cả Hòn Vừng) x x

48

Hình 5.1 Bản đồ Vịnh Đầm Tre

Vịnh Đầm Tre nằm tách biệt so với khu vực chính của VQG Côn Đảo trên đảo Côn Sơn, vì vậy chỉ có thể đến Vịnh Đầm Tre bằng đƣờng đi bộ hoặc tàu thuyền. Khu vực vịnh này có phong cảnh đẹp, có rừng ngập mặn, rừng trên đảo, san hô, trai khổng lồ và khu vực rất đặc biệt có đồi mồi (Erythmocholys imbricata) thƣờng đến sinh sản. Đây là một trong rất ít khu vực thuộc VQG có thể xây dựng sản phẩm DLST hấp dẫn đối với khách DLST đích thực và các nhà khoa học. Đây là khu vực nhạy cảm và bất kì ảnh hƣởng tiêu cực nào tới môi trƣờng cũng có thể hủy hoại sức hấp dẫn cho sản phẩm du lịch cao cấp này, vì vậy không nên xây dựng và phát triển các cơ sở lƣu trú theo quy mô lớn. Thay vào đó, ta có thể nâng cấp trạm kiểm lâm thành cơ sở cho các hoạt động thƣờng ngày, ví dụ nhƣ cung cấp dịch vụ ăn uống nhẹ, cải thiện các phƣơng tiện diễn giải và cơ sở cho thuê dụng cụ phục vụ cho các hoạt động du lịch.

Đây là điểm lý tƣởng để triển khai du lịch ít gây tác động và các chuyến đi trong ngày từ khu dân cƣ Côn Sơn. Các hoạt động ít gây tác động bao gồm lặn có ống thở và bình dƣỡng, đi thuyền kayaking trên biển để quan sát thƣởng ngoan các giá trị cảnh quan, các tuyến đi bộ, tuyến tham quan theo các lát cắt sinh học điển hình (hệ sinh thái biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên đảo) tìm hiểu đa dạng sinh học và một hoạt động có tiềm năng là quan sát rùa. Ƣớc tính sức chứa thiết kế tối đa 40 ngƣời tại một thời điểm tại khu vực Vịnh Đầm Tre.

49

Hình 5.2 Bản đồ Vịnh Ông Đụng

Để đến với Vịnh Ông Đụng rất dễ dàng, chỉ cần đi bộ một quãng ngắn hoặc tiếp cận bằng đƣờng thủy từ tuyến du lịch quanh đảo Côn Lôn. Khu vực này chủ yếu là có nhiều đá và có thảm san hô. Đây là điểm lý tƣởng để triển khai du lịch ít gây tác động và các chuyến đi trong ngày từ khu dân cƣ Côn Sơn. Các hoạt động ít gây tác động bao gồm tắm biển, lặn có ống thở, đi thuyền kayaking trên biển, các tuyến đi bộ, tua tham quan tìm hiểu đa dạng sinh học. Nâng cấp trạm kiểm lâm nơi đây cũng là một giải pháp tốt. Sức chứa ƣớng tính 40 ngƣời tại cùng một thời điểm tại Vịnh Ông Đụng

Đảo Côn Sơn – Khu vực Vịnh Tây Nam (bao gồm khu vực VQG Côn Đảo quanh Bến Đầm

Hình 5.3 Bản đồ Khu vực Vịnh Tây Nam

Chủ yếu tiếp cận bằng đƣờng bộ hoặc đƣờng thủy (nếu có yêu cầu từ du khách) từ trung tâm huyện để đến khu vực vịnh Tây Nam. Khu vực này có hoạt động tàu cá nhộn nhịp với cảng Bến Đầm. Do điều kiện tự nhiên bao gồm nhiều cảnh núi non khá dốc, bãi biển có nhiều đá và mảnh san hô do gần với vỉa san hô nên không thích hợp cho các hoạt động du lịch bãi biển, đặc biệt là khi thủy triều thấp. Thay

50

vào đó, việc phát triển các cơ sở lƣu trú theo dạng khu nhà nghỉ sinh thái nhỏ nằm ở điểm cực tây bắc của Vịnh lại rất thích hợp.

Đảo Côn Sơn – Khu vực Vịnh Đông Nam

Hình 5.4 Bản đồ Khu vực Vịnh Đông Nam

Nằm trong phân khu phục hồi sinh thái của VQG, cảnh quan chung ở đây là đồi núi với dốc đứng. Chỉ có một khoảng trống rất nhỏ giữa đƣờng đi và chân đồi. Khu vực biển có một số bãi có cát. Bãi Nhật là bãi cát rộng nhất ở đây. Đây là nơi thƣờng xuyên có các hoạt động tắm biển và ngắm mặt trời lặn. Khu vực này không phải là nơi thích hợp phát triển các hoạt đông du lịch “động” với những cơ sở lƣu trú truyền thống (khách sạn) vì đất đai dƣới chân đồi và ven biển hẹp. Thay vào đó, có thể xem xét khả năng đầu tƣ phát triển hệ thống khách sạn với các bãi tắm và các dịch vụ du lịch kèm theo ở khu vực Bãi Nhát và khu vực gần với vịnh Bến Đầm phục vụ nhu cầu lƣu trú của khách du lịch khi đến VQG, hoặc xây dựng trung tâm huấn luyện lặn cho du khách có nhu cầu lặn, khám phá các giá trị sinh thái, cảnh quan biển cũng nhƣ xây dựng bến thuyền xuất phát đi các khu vực có tổ chức hoạt động sinh thái biển nhƣ khu vực biển quanh Hòn Tài Lớn, Hoàn Tài Nhỏ, Hòn Trắc, Hòn Vụng, v.v.

51

Hình 5.5 Bản đồ Khu vực Vịnh Côn Sơn

Phần lớn Vịnh Côn Sơn, cửa ngõ của phần lớn các hoạt động du lịch biển tại Côn Đảo là khu vực dân cƣ của huyện Côn Đảo và đất nằm ngoài VQG Côn Đảo. Đất thuộc VQG Côn Đảo tại khu vực này bao gồm các mũi đất chủ yếu có các đồi dốc. Khu vực này có thể xây dựng các tuyến đi bộ ngắn trên mũi đất giữa bãi biển Lò Vôi và bãi biển Đất Dốc. Khu vực ven biển thích hợp cho hoạt động công cộng hoặc phát triển cơ sở lƣu trú. Các hoạt động du lịch bãi biển gồm: tắm biển, lặn có ống thở, chèo thuyền kayak trên biển, lƣớt sóng và tàu lƣợn. Đặc biệt hơn, đây là khu vực phát triển hệ sinh thái cỏ biển, vì thế có khả năng quan sát một số loài thú biển nhƣ Dugoon, cá heo…

Đảo Côn Sơn – Khu vực Đất liền (không bao gồm Vịnh Đầm Tre)

Hình 5.6 Bản đồ Khu vực Đất liền (không bao gồm Vịnh Đầm Tre)

Đảo Côn Sơn chiếm phần lớn nhất của VQG Côn Đảo. Tuy nhiên, rất nhiều phần của vƣờn không đƣợc phép vào và thuộc khu vực bảo tồn. Các khu vực hoạt động du lịch chính bao gồm đƣờng đi bộ tới Vịnh Ông Đụng và Núi Thánh Giá

52

(572m - điểm cao nhất của Côn Đảo) và khu vực “Vƣờn thực vât” Sở Rẫy. Đây là khu vực tuyệt vời ngắm cảnh quan rừng nhiệt đới trên đảo Côn Sơn. C ó th ể xây dựng các điểm bãi Đầm Trầu và bãi San Hô, Đất Thắm, Ông Câu thành các điểm DLST kết hợp dã ngoại cũng nhƣ xem xét phát triển khu Eco-lodge trên sƣờn đồi nhìn ra vịnh Đông Bắc, tại Bãi Ông Câu thuộc phân khu phục hồi sinh thái gần với trục đƣờng bộ giao thông.

Đảo Bảy Cạnh

Hình 5.7 Bản đồ Đảo Bảy Cạnh

Cách khu dân cƣ khoảng 45 phút đi tàu, Đảo Bảy Cạnh đƣợc coi là tải sản du lịch chính của Côn Đảo bởi tính đa dạng sinh học và các cơ hội xem rùa biển. Khu vực này còn có các bãi biển cát và đá nằm xen kẽ các cánh rừng ngập mặn. Bãi biển chính là bãi Bảy Cạnh và cũng là một khu vực rùa đẻ ở Côn Đảo. Bởi tính nhạy cảm của khu vực này, chỉ nên phát triển một ít cơ sở lƣu trú đơn giản, cho khách lƣu trú một đêm ngắm rùa lên bờ sinh sản, dạng Eco-lodge quanh bãi biển Bảy Cạnh (chủ yếu tại khu vực bãi Dƣơng và sƣờn đồi phía Bắc đảo nhìn ra bãi Gióng). Ngoài vai trò nhƣ là một điểm xem rùa chính ở Côn Đảo, trên Đảo còn rất nhiều loài sinh vật hoang dã khác đáng lƣu ý.

Đảo Hòn Cau

53

Hòn Cau cách đảo Côn Sơn khoảng 1 giờ đi tàu. Đây là khu vực khá hẻo lánh bởi vì phƣơng tiện đi đến Hòn Cau phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Hòn Cau có một bãi biển là nơi rùa đẻ và cũng là hòn đảo duy nhất có nƣớc ngọt, dừa, chuối và một số loài cây nông nghiệp khác, xung quanh có các rạn san hô, nhiều loài cá đẹp, có 2 bãi cát trắng yên tỉnh, thơ mộng. Đây là nơi thích hợp cho phát triển các hoạt động du l ịch ít gây tác động nhƣ bơi, lặn đeo ống thở, và chèo thuyền trên biển. Cũng có thể tổ chức một số điểm lặn đeo bình dƣỡng khí quanh Hòn Cau. Đây có thể đƣợc xem là điểm xem rùa thứ 2 của Côn Đảo với khả năng xây dựng thành một làng du lịch sinh thái cao cấp.

Hòn Tài và Hòn Trác

Hình 5.9 Bản đồ Hòn Tài và Hòn Trác

Chỉ khoảng khoảng 35 phút đi bằng tàu, hòn Tài và Hòn Trác gồm nhiều dải đất có nhiều cát, đá và có rùa biển sinh sản hàng năm, rất thích hợp cho các chuyến du lịch trong ngành của du khách, và phát triển triển các hoạt động du lịch ít gây tác động nhƣ tắm biển, lặn có ống thở, đi bộ và chèo thuyền kayak trên biển.

Hòn Trọc, Hòn Tre Lớn và Hòn Tre Nhỏ

Hình 5.10 Bản đồ Hòn Trọc, Hòn Tre Lớn và Hòn Tre Nhỏ

54

đƣợc coi là những điểm nóng hấp dẫn về đa dạng sinh học, đặc biệt có các loài chim biển di cƣ. Hòn Tre lớn có rùa biển sinh sản hàng năm. Vì vậy đây rất thích hợp cho các tour xem chim có hƣớng dẫn viên chuyên đề đi cùng. Ƣớc tính dự kiến không nhiều hơn 10 khách tại bãi biển/ các khu vực quan trọng vào mọi thời điểm.

Hòn Bà (gồm cả Hòn Vừng)

Hình 5.11 Bản đồ Hòn Bà (gồm cả Hòn Vừng)

Từ khu dân cƣ Côn Sơn đến Hòn Bà mất khoảng 1tiếng đồng hồ đi tàu. Đây là hòn đảo lớn thứ 2 tại Côn Đảo và là khu vực có nhiều bãi biển nhiều cát và đá. Đây là nơi có thể phát triển du lịch thể thao leo núi lý tƣởng cùng mố số hoạt động khác nhƣ quan sát thiên nhiên hoang dã (ngắm chim và khỉ), phát triển các hoạt động du lịch ít tác động nhƣ tắm biển, lặn ống thở và đi thuyền kayak. Ngòai ra, ở một số vùng lân cận có thể triển khai họat động lặn bình dƣỡng khí. Dự tính số lƣợng du khách không nhiều hơn 15 khách tại bãi biển/ các khu vực quan trọng vào mọi thời điểm.

Từ đó, tổng kết lại ta có quy hoạch các điểm du lịch sinh thái VQG Côn Đảo đến năm 2020

55

Hình 5.12 Bản đồ quy hoạch các tuyến du lịch sinh thái VQG Côn Đảo [1]

Từ những phân tích trên, một vài tuyến du lịch điển hình có thể đƣợc nêu ra nhƣ

+ Trụ sở VQG (hoặc thị trấn Côn Đảo) - Mũi Chim Chim - Cỏ Ống - vịnh Đầm Tre: đây là tuyến du lịch quan trọng bằng đƣờng bộ để du khách tiếp cận một trong những không gian du lịch quan trọng nhất của VQG. Trong đó, vịnh Đầm Tre là một vịnh khá kín ở phía Bắc đảo Côn Sơn, nơi có hệ sinh thái san hô khá phát triển. Quanh vịnh là thảm rừng ngập mặn chuyển tiếp lên hê sinh thái rừng trên địa hình núi cao. Với đặc điểm nhƣ trên, đây là một trong những điểm DLST hấp dẫn có giá trị nhất ở VQG Côn Đảo với những “lát cắt” sinh thái điển hình từ biển lên núi. Trên tuyến này, sau khi tiếp cận khu vực núi Ông Cƣờng, có thể có một nhánh tiếp cận điểm du lịch bãi Ông Cƣờng và từ Trạm Kiểm lâm vịnh Đầm Tre có thể phát triển một nhánh tracking quanh vịnh. Cũng trên tuyến du lịch này, trƣớc khi tiếp cận khu vực Cỏ Ống có thể phát triển nhánh (tuyến phụ) tiếp cận điểm du lịch bãi Đầm Trầu và từ đó kết nối với với bãi San Hô.

+ Trụ sở VQG (hoặc thị trấn Côn Đảo) - bãi Ông Đụng - bãi Môi - núi Thánh Giá: thực chất đây là 3 tuyến du lịch ngắn nhằm tiếp cận với 3 điểm du lịch khá điển hình ở khu vực phía Tây Nam VQG. Trong đó, bãi Ông Đụng nằm ở khu vực phía Tây đảo Côn Sơn trong phân khu phục hồi sinh thái với nhiều giá trị sinh thái biển (cỏ biển,

56

san hô, rừng ngập mặn) và cảnh quan đẹp. Tại điểm du lịch này, du khách có thể tham gia các hoạt động du lịch nhƣ tắm biển, lặn ống thở, câu cá, cắm trại, v.v. cũng nhƣ có cơ hội tham quan Cầu Ma Thiên Lãnh, một di tích lịch sử cách mạng khá nổi tiến trong quần thể các di tích lịch sử cách mạng ở Côn Đảo. Còn Đỉnh Thánh Giá : là đỉnh cao nhất ở Côn Đảo 572m) nơi du khách có thể thƣởng ngoạn các giá trị cảnh quan toàn đảo Côn Sơn và vùng biển ven đảo. Trên đƣờng lên đỉnh Thánh Giá, du khách còn cảm nhận đƣợc giá trị hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên đảo.

Một phần của tài liệu Đánh giá tổng hợp tài nguyên thiên nhiên huyện Côn Đảo, từ đó đề xuất giải pháp phát triển bền vững (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)