Kỹ năng đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng tìm việc làm - ThS. Nguyễn Kim Vui (Bậc cao đẳng chương trình Đại trà, Chất lượng cao) (Trang 45 - 46)

Chương 3 : KỸ NĂNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN

3.3. KỸ NĂNG TRẢ LỜI CÂU HỎI TRONG PHỎNG VẤN

3.3.5. Kỹ năng đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Câu hỏi là phương tiện giúp con người đạt được thông tin cần biết trong hoạt động giao tiếp. Nhà tuyển dụng thông qua câu hỏi để xác định ứng viên phù hợp cho doanh nghiệp của họ. Ứng viên bên cạnh việc trả lời cũng cần quan tâm đến việc đưa ra câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Câu hỏi giúp ứng viên xác định lại nội dung cần trả lời. Ngoài ra, câu hỏi sẽ thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy sự quan tâm của ứng viên đến nội dung họ đang nói và vị trí bạn đang ứng tuyển. Trong q trình trao đổi, khi có vấn đề chưa rõ, ứng viên cần hỏi lại nhà tuyển dụng để tránh hiểu lầm, hiểu sai ý truyền đạt. Hơn nữa, để cuộc nói chuyện diễn ra tự nhiên, ứng viên cũng cần chủ động đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Trong một cuộc giao tiếp, một người luôn đặt câu hỏi và một người chỉ làm nhiệm vụ trả lời sẽ khiến cho bầu khơng khí trở nên tẻ nhạt, đơn điệu. Ung viên cần phải để ý đến người phỏng vấn và quá trình trao đổi để xác định thời điểm đặt câu hỏi. Thông thường nhà tuyển dụng đã chuẩn bị sẵn trình tự cuộc phỏng vấn và không muốn bị cắt ngang. Tuy nhiên, điều đó khơng có nghĩa là ứng viên chỉ có duy nhất nhiệm vụ trả lời. Xác định đúng thời điểm đặt câu hỏi giúp cho ứng viên thể hiện sự tự tin, chủ động trong cuộc phỏng vấn và tạo được sự kết nối tốt hơn với nhà tuyển dụng. Khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng, ứng viên cần lưu ý các vấn đề sau:

NÊN:

Ø Mỗi câu hỏi chỉ bao gồm 1 ý hỏi Ø Từ ngữ khi hỏi phải rõ ràng, lịch sự Ø Câu hỏi có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ

Ø Hình dung chủ đề Anh/chị đưa ra có thể dẫn đến tình huống mà nhà tuyển dụng hỏi về vấn đề Anh/chị không muốn trả lời hay khơng. Nếu câu trả lời là có, Anh/chị cần xem xét lại việc gợi ý chủ đề đó.

Ø Nếu có những vấn đề Anh/chị khơng thích thì tránh tập trung vào vấn đề đó khi nó khơng trực tiếp liên quan đến cơng việc của mình.

Ø Chuẩn bị sẵn danh sách các câu hỏi trước khi tham gia buổi phỏng vấn.

KHÔNG NÊN:

Ø Câu hỏi bao gồm nhiều ý hỏi

Ø Hỏi về vấn đề đã được nhà tuyển dụng đề cập trước đó (điều này chứng tỏ ứng viên thiếu sự lắng nghe) hoặc đã được công bố trên trang web của công ty

Ø Câu hỏi dùng từ không rõ nghĩa, mơ hồ

Ø Câu hỏi đề cập đến vấn đề cá nhân của người phỏng vấn Ø Hỏi về sự đánh giá của người phỏng vấn đối với bản thân

Ø Vội vàng hỏi về chế độ lương bổng, phụ cấp tiền thưởng … ngay từ đầu cuộc phỏng vấn (trừ khi Anh/chị biết chắc nhà tuyển dụng đã quyết định chọn mình).

Ø Hỏi về những gì cơng ty có thể làm cho Anh/chị. Không nhà tuyển dụng nào đánh giá tốt ứng viên có tính cách ngạo mạn và ích kỷ, cho dù đó thật sự là ứng viên tài năng.

Ứng viên cần thu thập đầy đủ thơng tin về nơi làm việc và vị trí đang tuyển để có thể đưa ra quyết định chính xác. Ứng viên cần đặt câu hỏi khi còn vấn đề nào chưa được cung cấp. Những nội dung ứng viên có thể hỏi nhà tuyển dụng bao gồm:

Ø Trách nhiệm chính của vị trí tuyển dụng

Ø Chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực của cơng ty Ø Lộ trình nghề nghiệp của bạn khi đảm nhận vị trí này

Ø Cơ cấu tổ chức, phong cách quản lý của ban lãnh đạo và của người quản lý trực tiếp Ø Cách thức đánh giá hiệu quả công việc

Ø Nhân sự hoặc phịng ban mà vị trí cơng việc này cần phải tương tác thường xuyên Ø Những thách thức lớn của vị trí cơng việc này

Ø Những ưu tiên của cơng ty cho vị trí này

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng tìm việc làm - ThS. Nguyễn Kim Vui (Bậc cao đẳng chương trình Đại trà, Chất lượng cao) (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)