Phương pháp nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Khảo sát một số thông số chất lượng nước vùng cửa sông cái – nha trang (Trang 31 - 125)

I. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:

1. Địa điểm: Cửa sông Cái - Nha Trang.

Mẫu nước được thu tại 5 điểm (hình 1) và được phân tích tại phòng thí nghiệm Bộ môn môi trường và nguồn lợi thủy sản – Khoa Nuôi trồng

thủy sản, Trường Đại học Nha Trang.

2. Thời gian: Đề tài nghiên cứu được tiến hành từ ngày 21/2 đến ngày 4/6/2011. 4/6/2011.

Thời gian thu mẫu như sau: + Đợt 1: 8/3/2011

+ Đợt 2: 24/3/2011

+ Đợt 3: 5/3/2011

+ Đợt 4: 21/4/2011

+ Đợt 5: 5/5/2011

II. Phương pháp nghiên cứu: 1. Sơ đồ khối nghiên cứu:

SƠ ĐỒ KHỐI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2. Mục tiêu nghiên cứu:

Tìm hiểu sự biến động một số thông số chất lượng nước tại khu vực

cửa sông Cái – Nha Trang dưới tác động của hoạt động con người.

3. Nội dung nghiên cứu:

- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu. Khảo sát một số thông số chất lượng nước

vùng cửa sông Cái – Nha Trang.

Thu mẫu

Thông số thủy lý : nhiệt độ, độ trong, màu nước, mùi nước,

TSS Thông số thủy hóa:độ mặn, độ kiềm, pH, DO, CO2, COD, BOD5, H2S, NH3, NH4+, NO2-, PO43-

Đánh giá sơ bộ chất lượng nước cửa sông Cái – Nha Trang

Kết luận và đề xuất ý kiến Tìm hiểu điều kiện

tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực

nghiên cứu.

Tìm hiểu tình trạng chất lượng

- Khảo sát một số thông số chất lượng nước ở khu vực nghiên cứu.

4. Phương pháp thu thập số liệu: a) Thu thập số liệu thứ cấp: a) Thu thập số liệu thứ cấp:

Số liệu thứ cấp được thu thập từ các Ủy Ban Nhân Dân phường có liên quan đến khu vực nghiên cứu, Ủy Ban Nhân Dân thành phố Nha Trang,

Sở Tài nguyên và Môi trường Khánh Hòa, Viện Hải dương học Nha Trang,

Ban quản lý khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b) Thu thập số liệu sơ cấp:

- Số liệu sơ cấp thu được qua phân tích các mẫu nước.

- Lựa chọn thông số nghiên cứu dựa theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc

gia về chất lượng nước biển ven bờ (QCVN 10: 2008/BTNMT) và chất lượng nước mặt (QCVN 08: 2008/BTNMT).

+ Thông số thủy lý: nhiệt độ, độ trong, màu nước, mùi nước, TSS.

+ Thông số thủy hóa: độ mặn, độ kiềm, pH, DO, CO2, COD, BOD5, H2S, NH3, NH4 + , NO2 - , PO4 3- .

- Mẫu nước được thu tại 5 địa điểm:

Điểm 1: Khu vực Hải Đảo - ít chịu ảnh hưởng của khu dân cư và neo đậu tàu thuyền.

Điểm 2, 4: Khu vực từ Cầu Bóng đến cầu Trần Phú - chịu ảnh hưởng khu dân cư, neo đậu tàu thuyền.

Điểm 5: Khu vực từ cầu Hà Ra đổ ra biển - chịu ảnh hưởng khu dân cư, hoạt động xây dựng bờ kè.

Điểm 3: Khu vực cầu Trần Phú - điểm giao lưu giữa nước ngọt và mặn

Hình 1: Sơ đồ các điểm thu mẫu

(http://maps.google.com/) - Tần suất : 2 đợt / tháng

5. Phương pháp thu mẫu:

- Mẫu nước được thu theo 2 tầng:

+ Tầng mặt (cách mặt nước 50 cm) với các thông số: nhiệt độ, độ

trong, màu nước, mùi nước, TSS, độ mặn, độ kiềm, pH, DO, CO2, COD, BOD5, H2S, NH3, NH4 + , NO2 - , PO4 3- .

+ Tầng đáy (cách đáy = (độ sâu đáy ở mỗi điểm) - 178 cm) với các

thông số: DO, BOD5, NH4 + , NO2 - , PO4 3- .

- Mẫu nước được thu trực tiếp bằng batomet. Mẫu nước thu lên được đựng trong chai nhựa PE với thể tích 500mL, và chai thủy tinh nút mài. - Trước ngày thu mẫu, chai nhựa PE và chai thủy tinh nút mài được rửa

sạch bằng nước máy, dán nhãn bên ngoài chai. Khi thu mẫu ngoài hiện trường, tráng sơ chai bằng nước tại các điểm thu mẫu.

6. Phương pháp bảo quản và phân tích mẫu: a) Phương pháp bảo quản mẫu: a) Phương pháp bảo quản mẫu:

Mẫu nước sau khi thu về được bảo quản trong tủ bảo quản ở 200C.

b) Phương pháp phân tích mẫu:

5 3

2 1

+ Thông số thủy lý :

Nhiệt độ Đo bằng nhiệt kế bách phân

Độ trong Đo bằng đĩa Secchi

Màu nước Phương pháp trực quan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mùi nước Phương pháp cảm quan

TSS Phương pháp trọng lượng

+ Thông số thủy hóa :

Độ mặn Đo bằng khúc xạ kế

Độ kiềm Phương pháp đo axit

pH Test pH

DO Phương pháp Winkler

CO2 Phương pháp trung hòa

COD Phương pháp permanganat iot

thiosunfat

BOD5 Phương pháp Winkler đo DO đầu và

DO cuối

H2S Phương pháp iot – thiosunfat

NH3/NH4 + Phương pháp Phenat NO2 - Phương pháp diazo PO4 3- Phương pháp Molipdat 7. Phương pháp xử lý số liệu:

- Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê, sử dụng phần mềm

Excel.

PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

I. Sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội khu vực nghiên cứu: 1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu:

a) Vài nét về sông Cái Nha Trang:

Sông Cái Nha Trang là một trong 2 con sông khá lớn của tỉnh Khánh

Hòa (sông Cái Nha Trang và sông Cái Ninh Hòa). Sông Cái Nha Trang (còn có tên gọi là sông Phú Lộc, sông Cù) có độ rộng bình quân lưu vực là 25,3 km, chảy qua các huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh, thành phố Nha Trang và

đổ ra biển ở Cửa Lớn (Đại Cù Huân). Sông Cái Nha Trang có 7 phụ lưu, bắt

nguồn ở độ cao từ 900 đến 2.000 m nhưng lại rất ngắn, thường dưới 20 km nên độ dốc rất lớn tạo nhiều ghềnh thác ở thượng lưu. Sông chảy đến thôn

Xuân Lạc, xã Vĩnh Ngọc, thành phố Nha Trang chia làm 2 nhánh:

- Một nhánh chảy theo hướng Đông - Nam, dọc theo chân núi Đồng

Bò, chảy xuống Trường Đông, Vĩnh Trường và chảy ra cửa biển Tiểu Cù Huân (còn gọi là Cửa Bé). Hiện nay, nhánh này đã bị lấp, chỉ đến mùa nước

lũ, dòng chính mới hiện rõ.

- Nhánh thứ hai là nhánh chính của sông Cái, chảy xiên theo hướng Đông - Bắc từ Xuân Lạc, xã Vĩnh Ngọc chảy đến Ngọc Hội, chia làm 2 chi:

 Chi thứ nhất chảy vào Phương Sài, gọi là Ngư Trường, sau đó chảy xuống Hà Ra và chảy tiếp ra cửa Đại Cù Huân (tức Cửa

Lớn Nha Trang). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Chi thứ hai rộng và sâu hơn, chảy xuống Xóm Bóng - Cù Lao và chảy ra cửa Nha Trang.

Hai chi trước khi chảy ra cửa biển, giao nhau ở cồn đất phù sa, tên gọi

là Cồn Dê (còn gọi là Cồn Ngọc Thảo).

Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Khánh Hòa 5 năm giai đoạn

2006 – 2010, sông Cái Nha Trang có độ dốc sông là 3,7‰, mật độ lưới sông

0,8 km/km2.

Do các phụ lưu của sông chảy qua các khu vực có lượng mưa khác nhau, trong đó có nhiều tâm mưa lớn (như tâm mưa Hòn Bà với lượng mưa năm 2.500 - 3.000 mm) nên dòng chảy sông Cái Nha Trang khá dồi dào.

Hiện nay, nguồn cung cấp nước chính cho thành phố Nha Trang là sông Cái với 2 nhà máy xử lý nước là Võ Cạnh và Xuân Phong, công suất

75.000 m3/ngày đêm.

Khu vực nghiên cứu là cửa sông Cái Nha Trang được bao quanh bởi các phường Vĩnh Phước, Vĩnh Thọ, Xương Huân, Vạn Thạnh. Do đó, khu

vực này chịu ảnh hưởng khá lớn từ các hoạt động trong khu vực như nước

thải sinh hoạt, nước thải của các hoạt động sản xuất kinh doanh, nước thải

của công trình đang thi công, neo đậu tàu thuyền,... Trước kia, do chưa thực

hiện công tác giải tỏa và xây dựng bờ kè nên hầu như rác thải, chất thải sinh

hoạt của người dân đều thải trực tiếp xuống sông làm cảnh quan và chất lượng nước trong khu vực bị ảnh hưởng xấu. Trong vài năm trở lại đây, công

tác giải tỏa 2 bên bờ kè của phường Vĩnh Phước, Vĩnh Thọ, Xương Huân,

Vạn Thạnh được thực hiện, đã làm cảnh quan và chất lượng nước trong khu

vực ngày càng cải thiện .

b) Khí hậu:

Vì khu vực nghiên cứu thuộc thành phố Nha Trang – Khánh Hòa nên chịu ảnh hưởng chung của khí hậu toàn thành phố.

Khí hậu tỉnh Khánh Hòa vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới

gió mùa vừa mang tính chất của khí hậu đại dương nên tương đối ôn hòa. Theo báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2006 – 2010, tỉnh Khánh Hòa có mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa

tháng 12 dương lịch, tập trung vào hai tháng là tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong năm. Những tháng còn lại là mùa nắng, trung bình hàng năm có 2600 giờ nắng. Độ ẩm tương đối 80,5%.

Ở Nha Trang, đặc trưng chủ yếu của khí hậu là nhiệt độ cao đều

quanh năm (25 - 260C), mưa phân mùa khá rõ ràng (mùa mưa và mùa khô), mùa khô nóng kéo dài hơn và ít bị ảnh hưởng của bão. So với các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, Khánh Hòa là vùng có điều kiện khí hậu thời tiết khá

thuận lợi để phát triển nông nghiệp, du lịch, nghỉ dưỡng.

 Nhiệt độ:

Bảng 2: Nhiệt độ trung bình các tháng trong các năm tại trạm Nha Trang

Nhiệt độ (0C) 2006 2007 2008 2009 Cả năm 27,2 26,7 26,6 27,0 Tháng 1 24,2 24,6 24,0 23,5 Tháng 2 25,2 24,6 23,8 25,4 Tháng 3 26,1 26,2 24,9 27,0 Tháng 4 28,1 27,4 27,6 27,5 Tháng 5 29,4 27,9 27,8 27,3 Tháng 6 29,3 28,7 28,6 29,1 Tháng 7 29,0 28,6 28,4 28,9 Tháng 8 28,8 28,0 28,2 29,2 Tháng 9 27,9 27,9 28,1 28,2 Tháng 10 27,0 26,7 27,5 27,2 Tháng 11 26,4 24,9 25,8 26,2 Tháng 12 25,2 25,3 24,6 25,0

0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 1 3 5 7 9 11 tháng o C 2006 2007 2008 2009 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 2006, 2007, 2008, 2009

Từ hình 1, có thể nhận thấy nhiệt độ giữa các tháng trong năm và giữa các năm không có sự chênh lệch nhiều, nhiệt độ giữa các năm thường cao

nhất vào khoảng tháng 5 đến tháng 7, nhiệt độ thấp vào khoảng tháng 1, 2.

Bảng 3: Nhiệt độ trung bình các năm tại trạm Nha Trang

Nhiệt độ (0C) 2006 2007 2008 2009 Trung bình năm 27.2 26.7 26.6 27.0 Tháng cao nhất 29.4 (tháng 5) 28.7 (tháng 6) 28.6 (tháng 6) 29.1 (tháng 6) Tháng thấp nhất 24.2 (tháng 1) 24.6 (tháng 1,2) 23.8 (tháng 2) 23.5 (tháng 1) (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa, 6/2010)

Bảng 3 cho thấy ở Nha Trang nhiệt độ ít có sự thay đổi qua các năm

và khí hậu ấm áp quanh năm.

 Số giờ nắng:

Theo kết quả giám sát của trạm Nha Trang số giờ nắng trung bình

năm 2009 là 2.492,4 giờ tăng so với năm 2008 (2404,7 giờ). Trong năm

2009, tháng 6 có số giờ nắng là 262,6 giờ và là tháng có số giờ nắng nhiều

 Lượng mưa:

Lượng mưa trung bình năm trên dưới 2.000 mm, trong đó vùng đồng

bằng ven biển phổ biến là 1.000 - 1.200 mm, khu vực huyện Khánh Sơn lên đến 2.400 mm (Báo cáo hiện trạng môi trường 5 năm tỉnh Khánh Hòa giai

đoạn 2006 - 2010). Ở khu vực Nha Trang mùa mưa chỉ kéo dài trong 3 tháng, các tháng còn lại nắng ấm.

Theo trạm đo khí tượng thủy văn tại Nha Trang, lượng mưa các tháng trong năm phân bố như sau:

Bảng 4: Phân bố lượng mưa các tháng trong các năm tại trạm Nha

Trang Lượng mưa(mm) 2006 2007 2008 2009 Cả năm 817,0 1.563,7 2300,4 1.392,5 Tháng 1 8,9 23,0 137,7 35,4 Tháng 2 37,6 2,7 40,7 21,8 Tháng 3 167,8 39,5 34,7 50,3 Tháng 4 4,0 27,2 135,5 203,1 Tháng 5 23,5 157,1 95,3 214,2 Tháng 6 4,7 49,4 18,1 46,8 Tháng 7 7,0 16,5 31,4 35,3 Tháng 8 68,0 50,9 80,3 40,9 Tháng 9 157,7 168,0 308,0 207,8 Tháng 10 178,8 482,5 274,9 168,2 Tháng 11 61,3 543,3 733,5 326,2 Tháng 12 97,9 3,6 410,3 42,5

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa, 6/2010)

Dựa vào bảng số liệu trên có thể thấy trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2008 lượng mưa tại Nha Trang tăng và mùa mưa kéo dài, đến năm 2009

thì lượng mưa giảm so với năm 2008. Trong năm 2008, tổng lượng mưa đo được tại trạm Nha Trang là 2300,4 mm, cao gấp 2,8 lần năm 2006, lượng mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 1. Năm 2009, lượng mưa chỉ gấp 1,7 lần năm 2006, mưa kéo dài làm 2 đợt, đợt một từ tháng 4 đến tháng 5 và đợt hai

là từ tháng 9 đến tháng 11. Sự chênh lệch lượng mưa có thể thể hiện dưới hình sau: 0 100 200 300 400 500 600 700 800 1 3 5 7 9 11 tháng m m 2006 2007 2008 2009

Hình 3: Lượng mưa các tháng trong năm 2006, 2007, 2008, 2009

 Độ ẩm:

Theo kết quả giám sát của trạm Nha Trang thì độ ẩm trung bình năm 2009 là 80%, tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 5 với độ ẩm là 83%, tháng có

độ ẩm thấp nhất là tháng 7 với độ ẩm là 76%. Lượng bốc hơi trung bình ở Nha Trang là 1.424 mm/năm.

 Gió:

Báo cáo hiện trạng môi trường 5 năm tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2006

– 2010 của Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Khánh Hòa cho thấy rằng khu

vực này chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Về mùa đông, hướng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

gió chủ yếu trong vùng là gió Đông và Đông Bắc, tổng tần suất hai hướng

gió này trong tháng 1 khoảng 70 – 80%. Về mùa hè, hướng gió chủ yếu là

gió Tây Nam, Nam và Đông Nam với tần suất tổng cộng của các hướng gió

khoảng 80 - 90%. Tốc độ gió giao động từ 1 - 6,5 m/s.

Gió mùa Đông Bắc chủ yếu từ tháng 11 - tháng 3. Gió Tây Nam chủ

yếu từ tháng 6 - tháng 9, thường khô nóng, kéo dài 5 - 7 ngày, tốc độ gió đạt

Do ảnh hưởng của địa hình địa phương, vào mùa gió Đông Bắc có gió

Tu Bông thổi dọc theo sườn thung lũng từ Tu Bông ra phía biển (hướng Tây

Bắc), gió này kèm theo thời tiết khô lạnh.

c) Thủy văn:

Đặc điểm phân bố nhiệt độ nước biển: Thời kỳ mùa khô nhìn chung nhiệt độ tầng mặt tại vịnh Nha Trang có xu hướng tăng dần từ vùng khơi

(250C) vào vùng ven bờ (270C). Nhiệt độ phần phía Nam (27,50C) của vịnh

thấp hơn phần phía Bắc (28,00C), có thể là do phần phía Nam của vịnh thông thoáng hơn phần phía Bắc. Tầng đáy nhiệt độ giảm dần từ vùng ven bờ

(28,00C) ra vùng khơi (23,00C) (Nguyễn Tác An, 2007).

Đặc điểm phân bố độ muối: Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tác An (2007), độ muối có giá trị cao nhất vào nửa đầu tháng 8 và thấp nhất vào

tháng 11. Độ muối tầng mặt trong thời kỳ mùa mưa có giá trị dao động trong

khoảng 30 - 32‰ tại vùng xa bờ, khu vực gần bờ và vùng cửa sông có độ

muối dao động trong khoảng 26 - 27‰. Độ muối tầng mặt trong thời kỳ mùa khô có giá trị trung bình là 33‰ tại vùng xa bờ, khu vực gần bờ và vùng cửa sông có độ muối trung bình là 31‰.

Phân bố độ trong của nước biển: Độ trong của nước biển phụ thuộc

vào nhiều yếu tố như độ sâu, thời gian, điều kiện thời tiết, ảnh hưởng của

dòng nước sông, sinh vật biển,… Theo Nguyễn Tác An (1998) trong thời kỳ mùa mưa (12/1996) độ trong trung bình là 2,9 m, độ trong lớn nhất là 5,4 m; thời kỳ mùa khô (4/1997) độ trong trung bình là 9 m, độ trong lớn nhất là 20 m. Nhìn chung, vùng xa bờ độ trong của nước biển là 15 - 20 m, khu vực ven

bờ và vùng cửa sông dao động trong khoảng 2 - 10 m phụ thuộc vào độ sâu

và ảnh hưởng của dòng nước sông.

Chế độ thủy triều: Thủy triều trong khu vực tỉnh Khánh Hòa mang tính chất nhật triều không đều. Từ tháng 10 - 3 nước cạn vào buổi sáng. Từ

vào buổi trưa. Tháng 3 và tháng 4 nước cạn vào nửa đêm. Thủy triều khu vực

Nha Trang mạnh nhất vào các tháng 6 - 7 và tháng 11 - 12 (Báo cáo hiện

trạng môi trường 5 năm tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2006-2010).

Dòng chảy: Từ điều kiện khí hậu của tỉnh đã hình thành dòng chảy hai

Một phần của tài liệu Khảo sát một số thông số chất lượng nước vùng cửa sông cái – nha trang (Trang 31 - 125)