Nước thải công nghiệp:

Một phần của tài liệu Khảo sát một số thông số chất lượng nước vùng cửa sông cái – nha trang (Trang 25 - 26)

III. Sơ lược về tình hìn hô nhiễm môi trường nước trên thế giới và Việt Nam:

b)Nước thải công nghiệp:

Đối với nước thải công nghiệp, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tập trung

chủ yếu ở các lĩnh vực: chế biển thủy sản, sản xuất giấy, dệt nhuộm, sản xuất bia, nước giải khát, khai thác - chế biến khoáng sản,…Hiện nay trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có trên 50 cơ sở chế biến thủy sản, gồm các ngành chủ yếu:

ngành chế biến thủy sản đông lạnh, chế biến thủy sản khô, chế biến phụ

phẩm hải sản, chế biến nước mắm. Các cơ sở chế biến thủy sản chủ yếu tập

trung tại khu vực Bình Tân - Nha Trang, thị xã Cam Ranh và khu công nghiệp Suối Dầu. Với số lượng nhà máy như vậy đã làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt khá đáng kể (Báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh

Khánh Hòa 5 năm giai đoạn 2006 – 2010).

Theo thống kê của Chi cục Thú y Khánh Hòa, toàn tỉnh Khánh Hòa hiện có 173 cơ sở giết mổ gia súc gia cầm. Phần lớn các cơ sở giết mổ nằm

xen kẽ trong khu dân cư và hầu như hông có hệ thống xử lý nước thải, thu

những ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe cộng đồng dân cư trong

khu vực.

Hoạt động khai thác khoáng sản trái phép như khai thác cát lòng sông,

đất san lấp cũng gây ra các vấn đề lớn ảnh hưởng tới môi trường. Trong thời

gian qua công tác phục hồi môi trường sau khai thác chưa được các doanh

nghiệp nghiêm túc thực hiện, một số doanh nghiệp được cấp phép sau khi khai thác xong vẫn chưa cải tạo và phục hồi môi trường theo quy định.

Phát triển du lịch cũng tác động khá lớn đến môi trường nước. Với lượng khách du lịch ngày càng tăng sẽ làm tăng lượng rác thải, nước thải vào

môi trường biển ven bờ. Vì vậy, nếu không được thu gom và xử lý tốt, chúng

sẽ gây ô nhiễm môi trường nước và từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước tại các khu du lịch, khu bãi tắm.

Một phần của tài liệu Khảo sát một số thông số chất lượng nước vùng cửa sông cái – nha trang (Trang 25 - 26)