BÀNTỈNH HƯNG YÊN

Một phần của tài liệu THỰC TIỄN áp DỤNG PHÁP LUẬT hợp ĐỒNG LAO ĐỘNG tại các DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn TỈNH HƯNG yên (Trang 50 - 67)

- NLĐ đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.

BÀNTỈNH HƯNG YÊN

2.1. Giới thiệu về khu KCN và nguồn lao động trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

2.1.1. Giới thiệu về các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Sau khi tỉnh tái lập năm 1997, trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Hưng Yên thời kỳ 1997- 2010, đã định hướng xây dụng quy hoạch 06 KCN, gồm KCN Như Quỳnh A 60ha, KCN Như Quỳnh B 50ha, KCN Phố Nối A 100 ha, KCN Phố Nối B 100ha, KCN Minh Đức 200ha và KCN thị xã Hưng yên 60ha. Tỉnh đã chỉ đạo lập quy hoạch chi tiết làm cơ sở tiếp nhận, bố trí các dự án đầu tư. Giai đoạn 1997- 2000 do khó khăn trong kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng hạ tầng nên việc tiếp nhận, bố trí các dự án đầu tư vào KCN đều dựa trên cơ sở hạn tầng sẵn có, chưa có hạ tầng chung. Một số khu CN đã có nhiều dự án đầu tư lấp đầy như KCN Phố Nối A, KCN Như Quỳnh A, KCN Như Quỳnh B nhưng chưa được đầu tư hệ thống hạ tầng chung nhất là hệ thống cấp nước, thu gom xử lý nước thải và không được quản lý theo quy chế KCN.

Năm 2003, UBND tỉnh Hưng Yên đã trình và được thủ tướng chính phủ cho phép thành lập KCN Phố Nối A với quy mô 390ha và KCN Dệt May Phố Nối b với quy mô 95 ha.

Năm 2006, Thủ tướng chính phủ cho phép Hưng Yên bổ sung 03 KCN gồm: Minh Đức - 200 ha, Vĩnh Khúc - 200ha, Thị xã Hưng Yên- 60 ha và mở rộng KCN Phố Nối B thêm 155 ha vào quy hoạch phát triển KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tại Nghị Quyết số 1107/

QĐ- TTg cho phép bổ sung vào quy hoạch KCN Quang Minh 325 ha và điều chỉnh mở rộng KCN Phố Nối B thêm 105 ha để tiếp nhận dự án KCN Thăng Long II. Năm 2008, UBND tỉnh Hưng Yên đã chỉ đạo ban quản lý các KCN tỉnh phối hợp với các sở ngành, địa phương lập đề án điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh đến năm 2010, trong đó định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh có 19 KCN với tổng diện tích 6.550 ha. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã trình Thủ tướng Chính Phủ đưa KCN thị xã Hưng Yên (60 ha) ra khỏi Danh mục các KCN ưu tiên thành lập mới và cho phép bổ sung một số KCN vào danh mục.

Đến nay trên trên địa bàn tỉnh có 13 KCN với tổng diện tích 3.535 ha đã được Thủ tướng chính phủ chấp thuận đưa vào Quy hoạch tổng thể phát triển các KCN cả nước, gồm: KCN Phố Nối A quy mô 594 ha, KCN Phố Nối B quy mô 355 ha (bao gồm KCN Dệt May Phố Nối và KCN Thăng Long II), KCN Minh Đức quy mô 200ha, KCN Minh Quang quy mơ 325 ha, KCN Vính Khúc quy mơ 380 ha (bao gồm KCN Agrimeco Tân Tạo và KCN Lingking Park), KCN Ngọc Long quy mô 150 ha, KCN Kim Động quy mô 100ha, KCN Dân Tiến quy mô 150ha, KCN Lý Thường Kiệt quy mô 300ha, KCN Thổ Hồng quy mơ 400ha, KCN Tân Dân quy mô 200ha. [1]

KCN Phố Nối A được thành lập theo quyết định số 106/ QĐ- UB ngày 15/01/ 2004 của UBND tỉnh Hưng Yên do Công ty quản lý khai thác KCN Phố Nối A làm chủ đầu tư với quy mơ diện tích 390 ha. Đến nay, chủ đầu tư đã giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông nội bộ KCN, hệ thống cấp thoát nước, cấp điện, hệ thống PCCC... trên diện tích khoảng 200ha, cịn khoảng 80 ha chưa giải phóng mặt bằng. Nhà máy chấp nước sạch giai đoạn I, với cơng suất 6000m3/ng.đ và nhà máy xử lí nước thải tập trung giai đoạn I với công suất 3000m3/ng.đ đã được đưavào sử dụng, bước đầu đáp ứng được nhu cầu cấp nước, tu gom xử lý nước thải của các dự án đang hoạt động trong KCN.

“KCN Phố Nối A đã tiếp nhận 112 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 6.257 tỷ đồng và 50 dư án có vốn đầu tư nước ngồi với tổng vốn đầu tư đăng ký 415 triệu USD, diện tích đất cơng nghiệp đã cho th là 216,8 ha, đạt 77,9 % diện tích đất cơng nghiệp có thể cho th của cả KCN là 278,4 ha.” [14]

Năm 2009, Thủ tướng chính phủ đã cho phép mở rộng KCN thêm 204 ha. Hiện nay, chủ đầu tư đang tích cực triển khai cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng cho diện tích đất cịn lại và phần mở rộng KCN để tiếp tục xây

dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật. * KCN Dệt may Phố Nối

KCN Dệt May Phố Nối (thuộc KCN Phố Nối B) được thành lập tại Quyết định số 1953/ QĐ- UB ngày 06/10//2003 của UBND tỉnh Hưng Yên do Tổng công ty Dệt may Việt Nam (nay là công ty cổ phàn phát triển hạ tầng Dệt may Phố Nối) làm chủ đầu tư. Tổng diện tích KCN Dệt May Phố Nối được quy hoạch là 121 ha, chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn I có quy mơ 25,17 ha và giai đoạn II có quy mơ 95,6 ha.

- Tại khu vực giai đoạn I đã đầu tư xây dựng các cơng trình hạ tầng kỹ thuật: + Tổng công suất lượng nước sách tại KCN là 6000m3 / ngày, trong đó

Nhà máy nước KCN cơng suất 4000m3/ ngày và bổ sung ngoài từ Nhà máy nước của Hưng Yên công suất khoảng 2000m3/ ngày.

+ Hiện tại công ty đang đầu tư xây dựng mở rộng nâng công suất Nhà máy nước KCN lên 12.000m3/ ngày, cùng với 2000m3/ ngày bổ sung từ nhà máy nước Hưng Yên sẽ nâng tổng công suất nước sạch cung cấp tại KCN lên 14.000m3/ ngày.

+ Trung tâm xử lý nước thải của KCN công suất 10.000m3/ ngày được đầu tư theo tiêu chuẩn của Châu Âu II do Hà Lan cung cấp và lắp đặt thiết bị đồng bộ, nước thải ra đạt loại B theo tiêu chuẩn của Việt Nam và sẽ được mở rộng nâng cấp công suất xử lý lên 15.000m3/ ngày cho cả KCN khi có nhu cầu sử dụng.

+ Cơng ty điện lực cung cấp nguồn điện 7000KVA tùy nhu cầu các nhà máy sẽ cung cấp thêm. Đây là nguồn điện chuyên dành riêng cho sản xuất công nghiệp

+ Thông tin liên lạc: hệ thống mạng lưới điện thoại và đường truyền Internet tốc độ cao ADSL

+ Các dịch vụ: có 13 chi nhánh ngân hàng và tổ chức tín dụng đặt xung quanh KCN, có trạm y tế, đội bảo vệ, đội vệ sinh môi trường...

- Tại khu vực giai đoạn II sẽ đầu tư xây dựng các cơng trình hạ tầng kỹ thuật + Hệ thống cung cấp nước sạch

+ Công ty điện lực sẽ cung cấp nguồn điện 60000 KVA, tùy nhu cầu các nhà máy sẽ cung cấp thêm.

+ Ngồi ra các hệ thống thơng tin liên lạc, bưu điện, khu thể thao, siêu thị mini... cũng sẽ được đầu tư đồng bộ.

+ Công ty tập trung một đầu mối hỗ trợ và giúp cho các DN nhà đầu tư thuê đất tại KCN về các thủ tục cấp phép đầu tư, xây dựng nhà xưởng với các cơ quan có thẩm quyền va các thủ tục có liên quan khác.

Đến nay, tồn bộ diện tích đất KCN Dệt may Phố Nối đã được giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông nội bộ KCN, hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp điện. trên phần diện tích giai đoạn 1 (25,17 ha). Nhà máy cấp nước với công suất là 6000m3/ng.đ và nhà máy tập trung với công suất 10000m3/ng.đ đã đưa vào sử dụng đáp ứng được nhu cầu cấp nước, thu gom xử lý nước thải của các dự án đang hoạt động trong KCN. “KCN Dệt may phố Nối đã tiếp nhận 11 dự án đầu tư trong đó có 05 dự án có vốn đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư đăng ký 35,16 triệu USD, diện tích đất cơng nghiệp đã cho th là 20 ha,bằng 100% diện tích đất cơng nghiệp đã hồn chỉnh cơ sở hạ tầng và có thể cho thuê của giai đoạn I” [14].

* KCN Thăng Long II

KCN Thăng Long II (thuộc KCN Phố Nối B) được thành lập theo Quyết định số 1682/ QĐ- UBND ngày 17/8/2010 của UBND tỉnh Hưng Yên do công ty TNHH KCN Thăng Long II là chủ đầu tư, với quy mơ diện tích 219,6 ha, tổng số vốn đầu tư đăng ký là 51 triệu USD. Chủ đầu tư dã hồn thành cơng tác đền bù, giải phóng mặt bằng tồn bộ diện tích đất cơng nghiệp và đã xây dựng hoàn thành kết cấu hạ tầng kỹ thuật trên diện tích 154,4 ha. Hệ thống đường giao thơng nội bộ KCN, hệ thống thốt nước, cấp diện, nhà máy cấp nước với công suất 4500m3/ng.đ và nhà máy xử lý nước thải với cơng suất 3000m3.ng.đ đã hồn thành và đưa vào sử dụng. Chủ đầu tư đang chuẩn bị tích cực đầu tư xây dựng hạ tầng cho phần diện tích 65.3 ha cịn lại. Tổng vốn đầu tư đến nay khoảng 37 triệu USD đạt 73%. Hoạt động chính của công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long là cho th đất trong khu cơng nghiệp với các loại hình hỗ trợ bao gồm các dịch vụ một cửa, Ngân hàng, Trung tâm phân phối hàng hóa, Bưu điện, Tổng cơng ty kỹ thuật và bảo trì hoạt động bên trong TLIP.

Đến nay, KCN Thăng long II đã có 17 dự án đầu tư nước ngồi được cấp giấy chứng nhận đầu tư đăng ký là 478,26 triệu USD và diện tích đất thlà 50,3 ha, chiếm 32,66% diện tích đất cơng nghiệp có thể cho th. Hiện nay khu công nghiệp Thăng Long II đang là địa điểm có khả năng thu hút nhiều nhà đầu tư Nhật Bản. Chủ đầu tư đang đề nghị cho phép mơ rộng KCN để đáp ứng nhu cầu thu hút đầu tư trong thời gian tới. [14].

* KCN Minh Đức

Khu công nghiệp Minh Đức do Công ty Cổ phần và Đầu tư phát triển hạ tầng VNT làm chủ đầu tư, đã được UBND tỉnh Hưng yên quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết và Ban Quản lý các KCN Hưng Yên cấp giấy chứng nhận đầu tư từ tháng 1-2007 với quy mơ diện tích 198 ha. Chủ đầu tư đã tiến hành chi trả tiền bồi thường giải phóng mặt bằng, cụ thể là sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 69/2009/NĐ -CP ngày 13/08/2009 về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, nên việc bồi thường giải phóng mặt bằng gặp khó khăn, đến 6,7 ha chủ đầu tư chưa thể chi trả tiền bồi thường giải phóng mặt bằng, do đó chủ đầu tư vẫn chưa được nhận bàn giao mặt bằng KCN để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN.

“Kết quả là hiện nay tại KCN Minh Đức đã có 21 dự án đầu tư, trong đó

18 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.038 tỷ đồng và 3 dự án có vốn đầu tư nước ngồi với tổng vốn đầu tư đăng ký 14 triệu USD, tổng diện tích đất thuê 38 ha.” [14].

* Khu Cơng nghiệp khác

Có 07 KCN gồm: KCN Quang Minh do công ty cổ phần VID Hưng Yên làm chủ đầu tư, KCN cơ khí năng lượng AGRIMECO Tân Tạo (thuộc KCN Vĩnh Khúc) do công ty Cổ phần AGRIMECO Tân Tạo làm chủ đầu tư, KCN Linking Park (thuộc KCN Vĩnh Khúc) do công ty cổ phần phát triển KCN Yên Mỹ làm chủ đầu tư, KCN Ngọc Long do công ty cổ phần PT làm chủ đầu tư, KCN Yên Mỹ II do Công ty CP bất động sản Megastar làm chủ đầu tư, KCN Bãi Sậy do Tổng công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam làm chủ đầu tư, KCN Kim Động do công ty cổ phần tập đoàn xây dựng DĐK làm chủ đầu tư đang tiến hành thủ tục giải phóng mặt bằng, thu hồi đất. 04 KCN gồm: KCN Dân Tiến, KCN Thổ Hoàng, KCN Lý Thường Kiệt, KCN Tân Dân các chủ đầu hạ tầng đang tiến hành lập, trình phê duyệt quy hoạch chi tiết.

2.1.2. Nguồn lao động sử dụng ở các DN trong KCN

Hiện có 152 dự án, DN trong các khu công nghiệp tỉnh đi vào hoạt động, chiếm 77% số dự án đầu tư còn hiệu lực. Các dự án, DN trong khu công nghiệp tỉnh đang tạo việc làm cho hơn 27 nghìn người, tăng 7 nghìn lao động so với cùng kỳ năm 2012. Thu nhập của NLĐ trong các khu cơng nghiệp tỉnh trung bình đạt 3 - 3,5 triệu đồng/người/tháng. [11]. Tuy nhiên, khơng ít nhà đầu tư vào KCN phản ánh trình độ NLĐ trong tỉnh cịn chưa đồng đều, nhiều hạn chế về tay nghề. Đây cũng là rào cản không trong việc đẩy mạnh, thu hút đầu tư vào các KCN ở Hưng n. Chính vì vậy, việc đào tạo nghề cho NLĐ là vấn đề rất cấp thiết. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh

Hưng n, Đồn Văn Hịa cho biết: Những chính sách hỗ trợ phát triển đào tạo nghề ở Hưng Yên đã bước đầu phát huy hiệu quả. Mạng lưới, quy mô đào tạo được mở rộng, từ chỗ chỉ có vài trường trung cấp, cao đẳng dạy nghề khi tái lập tỉnh, đến nay đã có 37 cơ sở. Trong đó, có hai trường đại học, bảy trường cao đẳng, sáu trường trung cấp nghề, hai trường đào tạo nghề ngắn hạn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc dạy và học được đầu tư cải thiện; các cơ sở đã tham gia đào tạo hơn 50 ngành nghề phục vụ nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương. Số lượng và chất lượng đào tạo nghề từng bước được nâng cao. Năm 2010, đào tạo khoảng 45 nghìn người, trong đó đào tạo dài hạn khoảng năm nghìn người. Trong giai đoạn 2006-2010, Hưng Yên đào tạo nghề khoảng 170 nghìn người, trong đó khoảng 70% đào tạo cho lĩnh vực cơng nghiệp, dịch vụ; đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo lên khoảng 40%. Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Khu đô thị đại học Phố Hiến ở Hưng Yên. Khi đề án này hồn thành sẽ tạo sự phát triển mang tính đột phá trong cơng tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh và khu vực Bắc Bộ trong tương lai.

Đào tạo nghề phát triển giúp tỉnh Hưng Yên giải quyết được hàng chục nghìn việc làm mới mỗi năm, góp phần chuyển dịch số lượng lớn lao động ở khu vực kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Từ chỗ lao động nông nghiệp năm 2006 chiếm hơn 62,5% tổng số lao động của tỉnh, nay giảm xuống còn khoảng 53%; lao động trong khu vực công nghiệp - dịch vụ tăng dần, chiếm khoảng 47%. Sự chuyển biến về chất trong cơ cấu lao động của tỉnh đã thúc đẩy cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ.

Mặc dù đào tạo nghề phát triển, chất lượng lao động từng bước được cải thiện, nhưng số dự án đầu tư đi vào hoạt động ngày càng nhiều, cho nên nhu cầu lao động, nhất là lao động kỹ thuật trình độ cao trong các KCN ngàycàng lớn đã dẫn đến hiện tượng "cung" chưa đáp ứng "cầu". Ông Đỗ Tuấn Cảnh, phụ trách nhân sự Cơng ty nội thất Hịa Phát cho biết: Hiện công ty đang mở rộng sản xuất cần tuyển thêm hàng trăm lao động kỹ thuật, nhưng rất khó tuyển. Về vấn đề nguồn cung ứng lao động, Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Hưng Yên Nguyễn Đình Hiệp nhận xét: Trên thị trường đang thiếu hụt lao động kỹ thuật cao. Đơn vị chúng tôi đã đến tất cả các cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh để tuyển người nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của DN; thậm chí cả lao động phổ thơng đơi lúc cũng khó tuyển.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do cơng tác đào tạo chưa bắt kịp sự phát triển của công nghiệp. Tỷ lệ lao động được đào tạo dài hạn, trung cấp, cao đẳng hằng năm ở địa phương còn thấp, chỉ chiếm khoảng 10% tổng số lao động được đào tạo; trong khi đó, lực lượng lao động đào tạo ngắn hạn, chuyển

Một phần của tài liệu THỰC TIỄN áp DỤNG PHÁP LUẬT hợp ĐỒNG LAO ĐỘNG tại các DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn TỈNH HƯNG yên (Trang 50 - 67)