Giátrị văn hóa

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH nét văn hóa độc đáo sự KIỆN lễ hội đền HÙNG (Trang 26 - 27)

Chương 2:Phân tích nét văn hóa độc đáo sự kiện “Lễ hội” đền Hùng 2.1 Khái quát về huyện Lâm Thao,tỉnh Phú Thọ

2.2.2 Giátrị văn hóa

Lễ hội Đền Hùng thuộc về cộng đồng dân tộc là dịp biểu dương sức mạnh của cộng đồng và là chất kết dính tạo nên sự cố kết cộng đồng.Mỗi cộng đồng hình thành và tồn tại trên cơ sở của những nền tảng gắn kết,như gắn kết do cùng cư trú trên một lãnh thổ (cộng cư), gắn kết về sở hữu tài ngun và lợi ích kinh tế (cơng hữu), gắn kết bởi số mệnh chịu sự chi phối của một lực lượng siêu nhiên nào đó (cộng mệnh), gắn kết bởi nhu cầu sự đồng cảm trong các hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hoá (cộng cảm)... Lễ hội Đền Hùng là mơi trường góp phần quan trọng tạo nên niềm cộng mệnh và cộng cảm của sức mạnh cộng đồng.

Ngày nay, trong điều kiện xã hội hiện đại, con ng qời càng ngày càng khẳng định “cái cá nhân”, “cá tính” của mình thì khơng vì thế cái “cộng đồng” bị phá vỡ,mà nó chỉ biến đổi các sắc thái và phạm vi, con ng qời vẫn phải nương tựa vào cộng đồng, có nhu cầu cố kết cộng đồng. Trong điều kiện như vậy, lễ hội Đền Hùng vẫn giữ nguyên giá trị biểu tượng của sức mạnh cộng đồng và tạo nên sự cố kết cộng đồng ấy.

Đền Hùng là “quê cha đất Tổ”, là nguồn cội, nơi khởi sinh dựng nước, giữ nước của nhân dân ta. Hướng về nguồn đã trở thành tâm thức của con người Việt Nam- “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”. Chính vì thế, cứ đến mồng 10 tháng 03 (âm lịch) hàng năm, người dân lại về với lễ hội Đền Hùng, mảnh đất quê hương.

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các truyền thống văn hoá độc đáo đang bị mai một. Chính bởi vậy, hơn bao giờ hết lễ hội Đền Hùng ngày càng khẳng định vai trị, vị trí của mình, là lễ hội giàu bản sắc văn hố cộng đồng với hàng triệu lượt du khách đến dâng hqơng. Bên cạnh phần lễ với những nghi lễ truyền thống, lễ hội Đền Hùng cịn có cáchoạt động văn hóa đặc sắc, nhằm giới thiệu, quảng bá giá trị di sản phi vật thể đã đ qợc UNESCO vinh danh.

Với mong muốn khơi đậy những giá trị cội nguồn, sức mạnh tình đồn kết của người dân Việt Nam, điểm nhấn quan trọng xuyên suốt trong lễ hội Đền Hùng chính là việc tơn vinh các giá trị văn hóa thời đại Hùng Vương. Các chương trình nghệ thuật đắc sắc như “về miền di sản” ( năm 2014) diễn ra tại Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì đã giới thiệu, quảng bá hình ảnh thiên nhiên, đất nước,con người và bản sắc văn hóa của tỉnh Phú Thọ-miền đất có hai di sản văn hóa phivật thể được UNESCO công nhận là “ hát Xoan Phú Thọ” và “ tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”.

Khi đến với lễ hội Đền Hùng con người dường như được tắm mình trong dịng nước mát đầu nguồn của văn hoá dân tộc, tận hưởng những giây phút thiêng liêng, con người có thể phơ bày tất cả những gì là tinh t đẹp đẽ nhất của bản thân qua các cuộc thi tài, qua các hình thức trình diễn nghệ thuật.

Không chỉ được tham gia các hoạt động lễ thức và trò hội, khi đến với Đền Hùng, du khách cịn được thưởng ngoạn cảnh sơng núi nước non với núi rừng Nghĩa Lĩnh và dịng sơng Lơ cuồn cuộn chảy. Quả thực giá trị văn hóa của Đền Hùng là bơng hoa tươi thắm trong vườn hoa văn hóa của dân tộc.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH nét văn hóa độc đáo sự KIỆN lễ hội đền HÙNG (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w