• Cần phải nghiên cứu kỹ nội dung hình thức và các trị diễn của lễ hội để lựa chọn
3.2 Xây dựng mơi trường văn hóa trong lễ hội đền Hùng
Xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh trong lễ hội đền Hùng là một trong những giải pháp phải thường xuyên quan tâm thực hiện. Những hiện tượng không lành mạnh tại một số điểm tham quan du như: Sự quá tải về phương tiện dịch vụ, cửa hàng ở một số điểm du lịch lễ hội vào thời kỳ cao điểm (chính hội, giữa mùa du lịch), nạn chèo kéo khách, ăn mày, ăn xin, lừa đảo, tệ nạn xã hội hoặc tình trạng thiếu hướng dẫn viên chuyên nghiệp... vẫn đang tồn tại trong các hoạt động của hội đền Hùng .
Bên cạnh những yếu tố tích cực là khơi dậy lịng u q hương đất nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý thức hướng về cội nguồn, trong lễ hội đền Hùng còn tồn tại một số tập quán lạc hậu, những biểu hiện mê tín, những tệ nạn xã hội. Ở một số nơi, lễ hội được tổ chức không phải để tôn vinh các giá trị truyền thống mà để kinh doanh kiếm lời. Họ tự ý nâng tiền vé gửi xe, bán vé vào cửa, bán vé vào lễ, gây phiền hà cho người đến lễ hội, trái ngược hẳn với tục mở rộng vịng tay đón bạn mười phương về chung vui hội làng thời xưa. Các tệ nạn mê tín dị đoan như: Lên đồng, bói tốn, đội bát nhang, uống nước thánh, đốt vàng mã, cúng tế, rước xách linh đình kéo dài ngày càng có chiều hướng gia tăng.
Hơn nữa, trong lễ hội đã bắt đầu xuất hiện các tệ nạn xã hội như: Đánh bạc, cá cược, hút chích... Để giải quyết được tình trạng nêu trên, xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh trong hoạt động lễ hội đền Hùng cần có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa chính quyền địa phương và các ngành liên quan thì mới có thể giải quyết được tận gốc. Bên cạnh việc thường xuyên tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng cho người dân và đối tượng kinh doanh. Một trong những yếu tố cần thiết để xây dựng mơi trường văn hố trong hoạt động du lịch lễ hội là phải có ban quản lý, ban tổ chức lễ hội do chính quyền địa phương thành lập. Lễ hội cấp nào thì thành lập ban tổ chức ở cấp đó. Cần phải có sự tham gia của nhiều ngành và căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ từng ngành, phải giải quyết triệt để các tệ nạn xã hội và những tiêu cực làm ảnh hưởng đến mơi trường văn hố trong lễ hội.
Ngành Cơng an phải đảm bảo an tồn giao thông và an ninh cho du khách, ngăn chặn
các tệ nạn ma tuý, đánh bạc, cá cược, móc túi M Ngành Lao động - Thương binh xã hội
chặn được các tệ nạn 30 Thái Dỗn Hiếu
mê tín dị đoan, đồng cốt, bói tốn, rút thẻ, quản lý được các trò chơi, tạo được sân chơi lành mạnh. Ngành Thương mại và cơ quan quản lý thị trường phải quản lý được các dịch vụ bán hàng, khơng để xảy ra tình trạng bắt chẹt khách, bán hàng giả, hàng kém chất lượng. Phải quy hoạch các gian hàng khoa học và niêm yết giá bán công khai, khơng được để tình trạng bán hàng rong, "bn thúng bán mẹt" ngồi lê la khắp các dọc đường để "chèo kéo" khách du lịch.
Ngành Y tế phải kiểm tra các nhà hàng kinh doanh, ăn uống, nước giải khát, xác định nguồn gốc thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh. Trong hoạt động du lịch lễ hội, vấn đề bảo vệ sức khoẻ con người phải được đặt lên hàng đầu, chính quyền các cấp phải có phương án phịng chống dịch bệnh đảm bảo an tồn cho du khách. Sẽ khơng thể có khách du lịch đến bất kỳ nơi nào nếu nơi đó để dịch bệnh xảy ra, kể cả dịch bệnh trên người hay trên gia súc có thể lây sang người (tiêu chảy cấp, dịch Sars, H1N1, lở mồm long móng, dịch H5N1). Nếu các địa phương để xảy ra dịch bệnh thì sẽ ảnh hưởng đến khơng khí lễ hội, thiệt hại về kinh tế, mất nguồn thu cho ngành văn hóa. Nếu để xảy ra trong dịp lễ hội thì khơng chỉ thiệt hại về kinh tế, về người mà có thể gây rối loạn xã hội. Do vậy, việc tổ chức lễ hội phải được đặt trong mối quan hệ phối hợp nhiều chiều của các ngành, các cấp, mà địa phương, đơn vị tổ chức lễ hội phải có trách nhiệm giải quyết. Bên cạnh đó, cần phải có nội quy lễ hội, nội quy dành cho khách và người dân địa phương, nội quy cho ban tổ chức lễ hội, đặc biệt là cần hình thành một thái độ phong cách ứng xử văn hoá của người dân bản địa và đội ngũ tiếp viên, hướng dẫn viên trong hoạt động du lịch lễ hội.