III. XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ CÔNG VIỆC HIỆU QUẢ
2. Xây dựng mối quan hệ công việc hiệu quả
Theo tác giả Patrick Lencioni đề cập trong cuốn “5 rối loạn chức năng ở một nhóm lãnh đạo” thì rối loạn chức năng đầu tiên là Khơng có sự tin tưởng nhau. Vậy, giá trị của một nhóm đó chính là bầu khơng khí làm việc, các thành viên có hài lịng với nhóm hiện tại của mình hay khơng. Nắm được điều này, các nhà lãnh đạo phải tăng cường cơ hội thể hiện năng lực và thúc đẩy sự chia sẻ với nhau một cách tích cực, khơng chỉ trích. Đối với mỗi cá nhân, để xây dựng mối quan hệ công việc khỏe mạnh, cần ý thức được những điều sau đây:
- Nhận thức được bản thân.
- Ý thức và tôn trọng sự khác biệt của người khác. - Tập trung cho mục tiêu công việc.
- Giao tiếp cởi mở và chân thành.
- Tơn trọng và giữ gìn những “ranh giới” của nhau.
- Tích cực bộc lộ những cảm xúc thật, khơng chỉ trích, tấn cơng.
Tất cả những điều trên đây đã được đề cập trong cuốn sách này ở phần trên.
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Công ty A. gần đây liên tục phải bù lỗ. Giám đốc kinh doanh cho rằng do phải trả lương cho nhân viên quá cao trong khi sản phẩm bán ra không đạt mức yêu cầu. Giám đốc nhân sự cho rằng cơng ty đã khơng có chiến lược marketing tốt nên không thể tiếp cận khách hàng cịn lương nhân viên thì khơng có vấn đề gì cả.
Hãy hướng đến xây dựng mối quan hệ công việc khỏe mạnh, bạn cùng nhóm của mình hãy suy nghĩ và xây dựng diễn biến tiếp theo của tình huống trên đây để giải quyết vấn đề cho công ty A. và giảm thiểu mâu thuẫn giữa các nhân viên. ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ...................................................................................................................
Dưới đây là bảy nhóm tiêu chí nhằm giúp đánh giá tổng qt về mối quan hệ trong công việc. Bảng đánh giá này không phải là một trắc nghiệm mà là một cơng cụ giúp các bạn nhìn rõ hơn về hiện trạng của mối quan hệ với đồng nghiệp, từ đó có thể có những ý tưởng cho một sự phát triển hoặc cải thiện.
Đặc điểm Mô tả Mức độ
Tin tưởng
• Tìm kiếm nguồn lực từ người khác
• Để cho người khác hồn thành công việc của họ mà không cần phải giám sát
• Cảm thấy thoải mái để thảo luận cả những thành công lẫn thất bại
Đa dạng • Bao hàm mọi người với những sự khác
biệt nhau về quá trình học tập, hoặc về khuynh hướng sống
• Khích lệ những người có suy nghĩ khác về những vấn đề quan trọng để họ có thể chia sẽ những quan điểm, suy nghĩ của họ
Tĩnh tâm (Bình an)
• Cởi mở với những ý kiến mới
• Nói một cách tự do về những gì đang vận hành tốt và những gì khơng tốt trong thực tế • Điều chỉnh những luật lệ theo các tình huống hiện tại, chứ không phải cứng nhắc áp dụng luật lệ
Tương tác
• Quan tâm đến những nhiệm vụ hiện tại cũng như những mục tiêu lớn hơn
• Ý thức về những vai trò của từng cá nhân và họ có những ảnh hưởng như thế nào đến các chức năng công việc và người khác trong thực tế
Tơn trọng
• Thể hiện sự quan tâm, chú ý, trung thực và khéo xử trí trong quan hệ với người khác • Đánh giá cao những quan điểm, ý kiến của người khác
Tác động qua lại
• Hiểu tầm quan trọng của cả những mối quan hệ xã hội (ngồi cơng việc – ND) cũng như những mối quan hệ liên quan đến cơng việc • Khuyến khích / Hỗ trợ người khác tham gia vào những hoạt động bên ngồi cơng việc
Giao tiếp hiệu quả
• Hiểu khi nào cần dùng những phương pháp giao tiếp nào cho có hiệu quả nhất và đúng lúc nhất
• Sử dụng việc giao tiếp “hiệu quả cao” (chẳng hạn những cuộc gặp mặt – đối – mặt) cho những vấn đề nhạy cảm hơn
• Sử dụng “giao tiếp gián tiếp” (chẳng hạn qua thư báo) cho những vẫn đề có tính chất thủ tục, hành chính.
(Nguồn: Alfred F. Tallia, MD, MPH, Holly J. Lanham, MBA, Reuben R. McDaniel, Jr., EdD, and Benjamin F. Crabtree, PhD. Copyright © 2006. “Seven Characteristics of Sucessful Work Relationships.” Tallia AF, Lanham HJ, McDaniel RR Jr., Crabtree BF. Family Practice Management.January- 2006:47-50; http://www.aafp.org/fpm/20060100/47seve.html)
TÓM TẮT
Mối quan hệ khỏe mạnh là một tiêu chí đánh giá nhóm làm việc hiệu quả. Để xây dựng được điều này phải là trách nhiệm của cả một tập thể, từng cá nhân, người lãnh đạo của nhóm.
Mọi kỹ năng để làm việc nhóm hiệu quả ngồi mục tiêu nhóm đạt được những thành cơng, cịn là để mỗi cá nhân ý thức được tự mình phải trang bị các kiến thức, kỹ năng để hợp tác một cách tích cực với bất kỳ nhóm nào.