II. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA NHÓM
5. Giai đoạn kết thúc/ trì hỗn
Mục đích đề ra cũng đến lúc hồn thành. Nhóm sinh hoạt hè sau mấy tuần vui chơi kết thúc để chuẩn bị năm học mới. Nhóm nghiên cứu sản phẩm nước giải khát mới của hãng ABC cũng phải hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn. Tổ lao động hoàn thành một đợt sản xuất. Mọi hoạt động đều phải kết thúc với một cuộc lượng giải để rút ra kinh nghiệm hay chuẩn bị cho một giai đoạn mới. Một nhóm hoạt động èo uột có thể tuyên bố giải thể để bắt đầu lại với những con người mới, chương trình mới.
Như vậy, theo quy trình 5 giai đoạn này, khơng phải nhóm nào lần lượt rồi cũng sẽ kết thúc theo kiểu giải tán. Có rất nhiều nhóm sau khi kết thúc ở mức độ này, họ quay lại giai đoạn hình thành ban đầu để thiết lập một nhóm mới với cách thức làm việc chuyên nghiệp hơn, tổ chức lại nhân sự sao cho phù hợp với mục tiêu chung mới, những chuẩn mực, quy tắc mới mang tính thiết thực hơn cho đặc điểm nhóm lúc bấy giờ. Các giai đoạn không được phân chia rạch ròi mà tiến triển theo khả năng riêng của từng nhóm.
BÀI TẬP THỰC HÀNH
1. Hãy liệt kê tất cả các nhóm mà bạn đang là thành viên hiện nay? ............................................................................................................ ............................................................................................................ 2. Hãy chọn 3 nhóm có ý nghĩa nhất đối với bạn và xác định các vấn đề
liên quan đến hoạt động nhóm đó: - Mục đích hoạt động của nhóm là gì?
............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ - Quy tắc hoạt động của nhóm như thế nào?
............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ - Vai trò của nhóm là gì? ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ - Nhóm đang phát triển ở giai đoạn nào? Giải thích?
............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................
THAM KHẢO
Năm 1970, trong một lần ghé qua nhà của Wozniak, Steve Jobs nhìn thấy một cái bàn phím gắn vào một bo mạch và được kết nối với màn hình tivi, điều mà Steve chưa bao giờ nhìn thấy trước đó. Steve thuyết phục Woz đến Homedrew – một nơi dành cho những kỹ thuật viên trình bày ý tưởng của mình cho các chủ doanh nghiệp hịng tìm kiếm cơ hội phát triển trong tương lai – bằng luận điểm “Sao người ta biết mình muốn gì nếu người ta chưa từng nhìn thấy nó?” Cả hai đã ký được một hợp đồng cung cấp 50 cái bo mạch cho Byte shop – một cửa hiệu máy tính tại đây – trong vịng 60 ngày. Đây là thời điểm Steve Jobs và Wozniak chính thức hình thành nên một nhóm với cùng một mục đích và ý tưởng thay đổi thế giới bằng cơng nghệ thông tin. Khi bắt tay vào việc, Steve phát hiện ra rằng chỉ với 02 người thì khơng thể nào làm nên chuyện. Ơng bắt đầu tìm thêm những người có cùng suy nghĩ và mục đích chung về giúp, ơng đưa về những người có những kỹ năng riêng để giúp nhóm khắc phục những thiếu sót cịn tồn tại. Từ một nhóm nhỏ đó, Steve bắt đầu mở một doanh nghiệp với tên gọi là Apple Computer và đặt văn phịng tại garage của gia đình mình, điều đã khiến những doanh nghiệp coi thường Steve vào những ngày đầu tiên. Trong quá trình tìm kiếm sự đầu tư cho doanh nghiệp cịn non trẻ của mình, Steve và các cộng sự có nhiều mâu thuẫn khi ơng cho rằng một số người chỉ biết ngồi chơi không, cịn một số người thì phải làm q nhiều việc. Đây là giai đoạn bão tố trong nhóm của Steve trước khi nhận được tài trợ bởi
một nhóm người và Apple Computer đã thiết kế, phát triển và đưa ra thị trường dịng máy tính cá nhân thành cơng đầu tiên – Apple II. Sau khi đưa được Apple lên sàn chứng khốn, Steve và cộng sự của mình (lúc này đã mở rộng phạm vi hoạt động của nhóm) đã tiếp tục nghiên cứu và phát triển thành cơng dịng máy tính để bàn Macintosh dành riêng cho dân thiết kế và cho đến ngày nay, nói đến dịng máy thiết kế người ta nghĩ ngay đến một
chiếc Macintosh computer. Đây được xem như là giai đoạn ổn định của
nhóm. Tuy nhiên, Steve tiếp tục biểu hiện cho mọi người trong Apple thấy ông là một người ln chỉ trích người khác mặc dù những chỉ trích đó là vì muốn đạt được mục tiêu mà ơng đã đề ra. Những người cộng sự thuở ban đầu của Steve Jobs lần lượt rời bỏ Apple và đỉnh điểm là việc Wozniak cũng chia tay với ơng để tìm một định hướng mới cho bản thân. Với mong muốn cải thiện tình hình, Steve Jobs quyết định mời John Sculley – Chủ tịch của Pepsi Co. – về làm giám đốc Marketing cho Apple bằng cách thuyết phục Sculley rằng “Ông muốn suốt đời đi bán nước đường, hay đi cùng tôi và thay đổi cả thế giới”. Người ta tin rằng việc Steve mời được John Sculley về được Apple là bản lĩnh của ông nhưng không ai ngờ rằng chính Sculley đã ra quyết định sa thải Steve khi ông ta nắm được quyền điều hành Apple. Đến lúc này thì gần như tất cả những gì Steve Jobs tạo dựng tại Apple đều bỗng chốc thành con số 0, nhưng đây có lẽ là bài học đắt giá nhất để ơng nhìn nhận lại tất cả mọi việc và thay đổi nhiều điều để khi quay trở lại Apple vào năm 1996, ơng đã giúp Apple vượt qua những khó khăn và đưa công ty trở thành doanh nghiệp hàng đầu thế giới, thay đổi cả thế giới bằng việc ra đời dịng sản phẩm cơng nghệ thơng minh – ipod, iphone, ipad. Thực tế từ nhóm của Steve Jobs, chúng ta thấy rằng việc một nhóm trải qua các giai đoạn từ hình thành, bão tố, ổn định và trước khi nó trưởng thành và các thành viên có sự cộng tác, hỗ trợ qua lại nhuần nhuyễn với nhau, nhóm hồn tồn có thể tan rã nếu các thành viên trong nhóm khơng thể đặt mục tiêu chung lên trên và bỏ qua các xung đột của từng thành viên. Và khi nhóm ban đầu của Steve tan rã, Steve tiếp tục hình thành và phát triển một nhóm làm việc khác cho đến khi ông thành công và trở thành một trong những người có ảnh hưởng nhất thế giới như ngày nay.
THAM KHẢO
Mỗi năm, Google tổ chức tuyển chọn 50 “Thực tập sinh” từ các trường đại học khác nhau trên khắp nước Mỹ. Tổng số thực tập sinh sẽ được chia thành 10 nhóm bằng cách tự thân mỗi người phải tìm và gia nhập vào nhóm mà mình thuộc về, những người khơng thể tìm ra nhóm sẽ được thành lập thành một nhóm. Mỗi nhóm sẽ được dẫn dắt bởi một nhân viên của Google tham gia các cuộc thi do Trưởng ban thi đua “thực tập sinh” đề ra. Google sẽ chỉ chọn một nhóm duy nhất có tổng số điểm cao nhất qua các phần đi để giữ lại làm việc chính thức cho cơng ty, tất cả những người cịn lại đều phải rời khỏi Google. Đây là một cuộc thi mang tính khốc liệt bởi ai cũng đều có mong muốn trở thành nhân viên chính thức của Google nên ai cũng muốn tìm cho mình một nhóm thật mạnh, thật giỏi thì mới mong trụ lại.
Sau khi mọi người đã tìm ra nhóm của mình, cịn lại 5 người khơng được sự hoan nghênh của người khác. Billy và Nick, hai người bạn lâu năm làm nhân viên kinh doanh cho một cơng ty đồng hồ. Khi cơng ty này đóng cửa, họ đã khơng thể tìm ra một cơng việc gì khác khi mà thời kỳ đỉnh cao của những người lớn tuổi (trên 40) như họ đã qua rồi. Họ tìm kiếm một cơ hội tại Google bằng cách chứng mình cho người phỏng vấn rằng Google cần những người có kinh nghiệm bán hàng như họ trong đội ngũ của mình. Họ đã thành công và trở thành hai “thực tập sinh cao niên”. Yo Yo Santos, một anh chàng Trung Hoa được dạy dỗ chủ yếu tại nhà bởi một bà mẹ hung dữ; anh thiếu tự tin trong tất cả mọi việc anh làm và biểu hiện bằng cách nhổ hết lơng mày của mình mỗi khi cảm thấy bất an. Stuart, một thanh niên ln dán mắt vào màn hình smart phone của mình và ngay lập tức tra ngay Google mỗi khi có một ai đó nói cái gì mà anh khơng biết. Neha Patel, thành viên nữ duy nhất trong nhóm và là cơ gái rất mạnh miệng nhưng lại không dám yêu bất kỳ ai. Năm người họ được Lyle, một nhân viên đã làm
việc chính thức cho Google với 7 dự án thành công nhưng chưa một lần lãnh đạo, dẫn dắt. Mỗi người một tính cách nhưng nhìn chung mọi người đều thiếu thiện cảm với hai ông già lớn tuổi, nói nhiều, ham ăn, thích cua gái, chẳng biết lập trình và ln phá hoại mỗi khi nhận được chương trình thi đua. Thế nhưng, nhóm của họ đã được hình thành với cùng một mục
tiêu, trở thành nhân viên chính thức của Google, và tất cả mọi người đều thể hiện hết mình để đạt được mục tiêu đó và được tập trung để Lyle – một nhân viên 23 tuổi, làm việc cho Google được một năm trong vài dự án chính thức – lãnh đạo (đây là lần đầu tiên dẫn dắt một đội nhóm của anh).
Vịng thi đầu tiên, họ phải tìm ra một virus tấn cơng vào hệ thống tìm kiếm của Google trong thời gian ngắn nhất. Trong khi mọi người đang cố gắng tìm ra những đoạn code (mã viết lập trình) thì Billy và Nick ln náo loạn lên rằng khơng biết “ơng Code” đó là ơng nào và hiện giờ ông ấy ở đâu. Để cách ly hai “ơng già” này khỏi làm phiền, nhóm của họ đã gạt hai người rằng ông Code ấy là một cụ già ngồi xe lăn và phải nhanh chóng tìm ra ơng ta. Kết thúc vịng thi ấy, dĩ nhiên nhóm của họ là nhóm tệ hại nhất trong 10 nhóm. Một giai đoạn bão tố của tất cả những nhóm mới thành lập, khi mà tất cả mọi người chỉ muốn chứng mình khả năng của riêng mình mà khơng muốn có một sự hỗ trợ từ những người mà họ cho rằng không cần thiết.
Nick và Billy cũng hiểu ra được rằng họ đã gây cản trở cho nhóm như thế nào. Một buổi nói chuyện chân thành giữa các thành viên trong nhóm để mọi người hiểu nhau hơn và tìm ra cách để hòa hợp tất cả mọi người trong những vòng thi tiếp theo. Họ cùng nhau đi ăn uống, tâm sự, giúp đỡ lẫn nhau để vượt qua những khó khăn trong công việc cũng như trong cuộc sống. Lẽ dĩ nhiên, trong khoảng thời gian ấy hai người họ cũng bắt đầu mày mò để tìm hiểu cơ bản về code và những ứng dụng của Google để khơng trở thành trị hề cho tất cả mọi người, các thành viên khác cũng cố
gắng giúp họ trở nên hữu ích hơn trong các vịng thi tiếp theo. Họ đưa ra những quy tắc, chuẩn mực cho nhóm, rồi dần dần nhóm trở nên ổn định và vượt qua các vịng thi tiếp theo một cách ngoạn mục.
Trong một vịng thi hỗ trợ khách hàng, Billy cho là mình đã liên lụy để nhóm khơng có điểm nào khi anh quên truy cập vào tài khoản trước khi bắt đầu vòng thi dẫn đến việc trưởng ban thi đua khơng cơng nhận những nỗ lực của nhóm. Anh bỏ đi và nghĩ rằng đó là hành động giúp cho nhóm của mình tốt hơn. Vịng thi cuối cùng bằng hoạt động bán hàng cho Google. Các nhóm phải tìm kiếm được những doanh nghiệp đồng ý ký hợp đồng quảng cáo với Google càng nhiều càng tốt. Đến lúc này, rõ ràng là lợi thế kinh nghiệm bán hàng của “hai lão già” đã có đất dụng võ nhưng Billy đã bỏ đi. Nick được cử đi tìm Billy trong khi mọi người cịn lại trong nhóm tiếp tục thực hiện vịng thi. Họ đã vơ cùng khó khăn để thuyết phục một ơng chủ cửa hàng pizza trên phố gần trụ sở Google rằng bánh của ơng rất ngon và rất nhiều người muốn tìm kiếm đến nơi mà ơng đang kinh doanh. Và nếu ơng ký hợp đồng quảng cáo với Google thì pizza của ơng sẽ được cả thế giới biết đến. Tuy đã rất cố gắng nhưng họ hoàn tồn khơng biết cách làm sao để ông chủ cửa hàng pizza hiểu được tầm quan trọng của hoạt động quảng cáo trên Google. Nick và Billy vào cuộc và cuối cùng cũng ký được một hợp đồng mang về công ty. Họ giành được thắng lợi vẻ vang trong phần thi cuối cùng và cũng giành được thắng lợi chung cuộc. Và từ giây phút đó, nhóm của họ đã trở thành nhân viên chính thức của Google, tồn bộ. Họ trưởng thành sau những bão tố và đi vào hoạt động nhuần nhuyễn cho các dự án của Google sau đó.