Các hiệu định khung của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là gồm ba dạng: Dạng hành vi thuộc khung cơ bản, hành vi thuộc khung tăng nặng thứ nhất và hành vi thuộc khung tăng thứ hai.
Dấu hiệu thuộc khung tăng nặng thứ nhất:
Hành vi thuộc khung tăng nặng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều 142 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) bao gồm các dấu hiệu:
- Có tính chất loạn ln:
Đối với dấu hiệu là có tính chất loạn ln được hiểu là người phạm tội đã hiếp dâm với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; thì đây là tình tiết định khung cần thiết nhất, và hành vi có tính chất loạn ln là đáng lên án nhất, cần phải xử lý nghiêm minh vì tính chất nguy hiểm khơn lường về mặt hậu quả dài lâu của nó. Về mặt sinh học do có cùng dịng máu (bộ gen), nếu hành vi giao cấu của người phạm tội này nếu dẫn đến nạn nhân có thai và sinh con thì hậu quả những đứa bé được sinh ra có nhiều khả năng sẽ bị quái thai, dị tật, khuyết tật, đần độn… đó là điều khơng tốt đối với thế hệ tương lai, sẽ là một gánh nặng cho gia đình nạn nhân, gánh nặng cho xã hội. Bên cạnh đó, hành vi phạm tội có tính chất loạn ln ảnh hưởng tới tập quán, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thuần phong mỹ tục, bởi hành vi đó đi ngược lại những giá trị về đạo đức xã hội, bị xã hội lên án kịch liệt. Vì vậy, việc quy định hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi có tính chất loạn ln là tình tiết định khung tăng nặng cho Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi với khung hình phạt như tại khoản 2 là đúng đắn và nghiêm minh của pháp luật.
- Làm nạn nhân có thai:
Đối với dấu hiệu làm nạn nhân có thai là thai nhi được hình thành từ hành vi hiếp dâm của người phạm tội đối với nạn nhân, thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định thai nhi là kết quả của việc giao cấu giữa người
phạm tội với nạn nhân, bởi vì có trường hợp nạn nhân bị hiếp dâm nhưng thai nhi là kết quả của việc giao cấu giữa nạn nhân với người khác không phải là kết quả của lần bị hiếp dâm thì khơng thể áp dụng tình tiết định khung tăng nặng này cho người phạm tội (việc xác định nạn nhân có thai hay khơng phải có kết quả giám định của cơ quan y tế chuyên môn). Nhưng trên thực tế đôi khi các cơ quan tiến hành tố tụng lại bỏ qua việc xác định này vì hành vi hiếp dâm nạn nhân trùng hợp cùng thời điểm nạn nhân mang thai. Quy định tình tiết này là tình tiết cần thiết nhằm răng đe nghiêm khắc hơn đối với những người phạm tội và mang tính phịng ngừa tội phạm chung cho xã hội. Vì một đứa trẻ sinh ra từ những hành vi phạm tội này đều bị khiếm khuyết về gia đình, hạn chế về sức khỏe (trẻ khơng có cha, trẻ khơng được phát triển đầy đủ do mẹ chưa phát triển đầy đủ về thể chất), nếu gia đình nạn nhân là những người có hồn cảnh khó khăn thì lại trở thành một gánh nặng cho gia đình và cho xã hội.
- Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%:
Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã sửa đổi từ ngữ tỷ lệ thương tật thành tỷ lệ tổn thương cơ thể là rất phù hợp, thì đây là một quy định rất phù hợp với thực tiễn và hậu quả đến từ lỗi vô ý của người phạm tội trong q trình thực hiện hành vi gây ra thương tích cho nạn nhân, tỷ lệ tổn thương cơ thể là tỷ lệ mất sức lao động ( tỷ lệ tổn thương cơ thể cần phải căn cứ vào kết quả pháp y của Hội đồng giám định pháp y kết luận). Nếu lỗi gây ra thương tích, gây tổn hại sức khỏe của nạn nhân là lỗi cố ý, người phạm tội còn bị truy tố thêm tội danh Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác tại Điều 134 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Gây rối loạn tâm thần và rối loạn hành vi là các biểu hiện trầm cảm, sang chấn tâm lý sau khi bị xâm hại, biểu hiện bệnh trầm cảm thường thấy là nạn nhân thường có tâm trạng buồn bã, có hoặc khơng kèm theo triệu chứng hay khóc,
khơng có động lực, giảm hứng thú trong mọi việc kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đây. Nạn nhân bị trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến cảm giác, suy nghĩ và hành xử, ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần, thường xuyên nghĩ về cái chết, có ý tưởng hoặc hành vi tự hủy hoại bản thân và có thể tự sát. Nạn nhân bị rối loạn tâm thần và rối loại hành vi ln có những hành vi tiêu cực, khơng tn theo các quy định, quy tắc xã hội dẫn đến việc hòa nhập với xã hội trở nên khó khăn. Do đó, người phạm tội gây ra hậu quả này đối với nạn nhân cần được áp dụng khung hình phạt tăng nặng là phù hợp.
- Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh:
Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh là điều kiện bắt buộc trong quy định tại trường hợp này, theo quy định tại Điều 98 Luật trẻ em 2016 thì cha, mẹ, người giám hộ, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm trong việc chăm sóc, ni dưỡng, quản lý, giáo dục trẻ em, ngồi ra thì Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng quy định về nghĩa vụ của cha mẹ, nhà trường và các cơ quan tổ chức xã hội khác có trách nhiệm chăm sóc và giáo dục trẻ em, nên người phạm tội ở đây được xem là người đang trực tiếp có nghĩa vụ đối với nạn nhân. Ví dụ: quan hệ giữa cha mẹ nuôi với con cái, cha dượng với con riêng của vợ, chú bác với cháu mà mình đang ni dưỡng, bác sĩ với bệnh nhân, giáo viên với học sinh, người giám hộ với trẻ mồ cơi…. Tình tiết này được áp dụng khi người phạm tội lợi dụng tình cảnh nạn nhân đang phải sống phụ thuộc hay điều kiện thuận lợi trong cơng việc và mối quan hệ xã hội để có hành vi xâm hại tình dục đối với nạn nhân.
-Phạm tội 02 lần trở lên:
Dấu hiệu phạm tội 02 lần trở lên thì đây là điểm mới của BLHS 2015, trước đây BLHS 1999 có quy định tương ứng là “phạm tội nhiều lần”. Mặc dù chưa có văn bản nào quy định chính thức về khái niệm thế nào là “phạm tội
nhiều lần” nhưng thơng qua các văn bản hướng dẫn thì có nhận thức chung phạm tội nhiều lần tức là “phạm tội 02 lần trở lên” nên sự thay đổi trong quy định của BLHS 2015 là rất khoa học, theo đó người thực hiện hành vi phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ 02 lần trở lên, mà nếu tách riêng mỗi lần thực hiện hành vi phạm tội ra thì đều có đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 142 BLHS 2015 (định khung cơ bản) và chưa lần nào bị đưa ra xét xử khơng thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, miễn chấp hành hình phạt, xóa án tích hoặc đã chấp hành xong hình phạt thì sẽ bị áp dụng tình tiết định khung tăng nặng phạm tội 02 lần trở lên.
- Đối với 02 người trở lên:
Dấu hiệu đối với 02 người trở lên cũng giống như tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên” có thể hiểu phạm tội đối với 02 người trở lên theo đó người thực hiện tội phạm đã phạm cùng một tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi với từ 02 người trở lên, mà nếu tách riêng mỗi lần đó với từng người một thì đều có đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định tại khoản 1 (khung cơ bản) của Điều luật đó (tội phạm đó) và chưa lần nào bị đưa ra xét xử, được miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, miễn chấp hành hình phạt, xóa án tích hoặc đã chấp hành xong hình phạt.
- Tái phạm nguy hiểm:
Người phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi bị coi là tái phạm nguy hiểm nếu người phạm tội đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Đối với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi cũng như những loại tội phạm khác nếu thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm thì phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự nặng hơn vì nhằm mục đích xử lý những người phạm tội khơng
chịu phục thiện để sửa chữa lỗi lầm đã gây ra, khơng biết ăn năn hối cải, vẫn ngoan cố, có ý thức coi thường pháp luật là sự suy thoái nặng về đạo đức, có trường hợp lần phạm tội sau sẽ gây hậu quả nghiêm trọng hơn lần phạm tội trước, nên cần thiết áp dụng hình phạt tăng nặng so với khung cơ bản nhằm có thời gian nhiều hơn để giáo dục đối với người phạm tội.
Dấu hiệu thuộc khung tăng nặng thứ hai:
Hành vi thuộc khung tăng nặng thứ hai quy định tại khoản 3 Điều 142 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) bao gồm các dấu hiệu:
-Có tổ chức:
Hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi có tổ chức là sự kết cấu chặt chẽ giữa các đồng phạm với nhau, có phân cơng vai trị cụ thể, có kế hoạch tổ chức thực hiện rõ ràng, có đầy đủ dấu hiệu chủ quan và khách quan, vừa thể hiện mức độ liên kết về mặt chủ quan, vừa thể hiện mức độ phân hóa vai trị, nhiệm vụ cụ thể về mặt khách quan của những người đồng phạm. Khái niệm đồng phạm được quy định tại Điều 17 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) với định nghĩa là có 02 người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm, nhưng đồng phạm có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ hơn gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
- Nhiều người hiếp một người:
Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có tình tiết định khung tăng nặng nhiều người hiếp một người thì đây là trường hợp nhiều người cùng thực hiện hành
vi hiếp dâm một người, dù có tổ chức hay khơng có tổ chức mà nhiều người cùng thực hiện hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác đối với nạn nhân đều phải bị áp dụng tình tiết này.
- Phạm tội đối với người dưới 10 tuổi:
Dấu hiệu phạm tội đối với người dưới 10 tuổi đây là tình tiết mới được bổ sung trong BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) được tách một phần từ khoản 3 điều 112 BLHS 2015, có khung hình phạt từ 20 năm tù, chung
thân hoặc tử hình. việc bổ sung tình tiết này là cần thiết, phù hợp với lý luận cũng như thực tiễn xã hội hiện nay, tình tiết này được pháp luật quy định như là một trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, không cần hội tụ đủ các yếu tố cấu thành tội hiếp dâm thơng thường, thể hiện rõ sự phân hóa về độ tuổi của đối tượng tác động khi chủ thể thực hiện hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 10 tuổi. Phù hợp với thực tiễn xét xử vì có trường hợp nếu khơng có quy định này thì những tội phạm thực hiện hành
vi với trẻ em dưới 10 tuổi mà chỉ xử phạt từ 12 đến 20 năm tù, chung thân hoặc tử hình thì khơng tương xứng với tính chất mức độ nguy hiểm của hành
vi phạm tội.
-Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên:
Đối với trường hợp này tương tự với trường hợp tại hành vi thuộc khung tăng nặng thứ nhất đã nói ở trên tại khoản 2 Điều 142 BLHS 2015 nhưng chỉ khác nhau ở chổ tỷ lệ tổn thương cơ thể của nạn nhân phải từ 61% trở lên.
- Giây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên:
Đây là trường hợp hậu quả này bắt buộc phải xảy ra thì mới áp dụng, hành vi phạm tội làm cho nạn nhân bị tâm thần và có những biểu hiện hành vi khơng ổn định, diễn biến tâm lý thất thường với tỷ lệ nhất định từ 46% trở lên và xác định tỷ lệ % phải do cơ quan giám định pháp y kết luận.
- Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội:
Dấu hiệu biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội là nếu người phạm tội trước đó khơng biết mình nhiễm HIV mặc dù thực tế sau khi phạm tội xét nghiệm là có bị nhiễm thì khơng áp dụng tình tiết này, đây là một tình tiết cũng rất khó trong việc xác định là người phạm tội biết hay không biết nếu người phạm tội cố tình che dấu nếu khơng có chứng cứ chứng minh việc người phạm tội biết được mình bị nhiễm HIV.
- Làm nạn nhân chết hoặc tự sát:
Người phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi mà dẫn đến nạn nhân chết hoặc tự sát là trường hợp nạn nhân chết do bị hành vi hiếp dâm gây ra thì áp dụng các tình tiết định tội này, nếu nạn nhân chết không phải từ nguyên nhân do bị hiếp dâm gây ra mà vì một nguyên nhân khác thì tùy trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm và tội tương ứng với hành vi làm nạn nhân chết. Trường hợp nạn nhân bị tội phạm làm cho bất tỉnh, sau đó thực hiện hành vi giao cấu rồi bỏ mặc nạn nhân dẫn đến nạn nhân chết thì trường hợp này khơng phải thuộc tình tiết làm nạn nhân chết mà là Tội giết người và Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Một người tự sát thì có nhiều ngun nhân nhưng nếu vì bị hiếp dâm mà nạn nhân tự sát thì người hiếp dâm nạn nhân sẽ phạm tội thuộc trường hợp hiếp dâm người dưới 16 tuổi với tình tiết định khung tăng nặng làm cho nạn nhân tự sát. Tuy nhiên xác định lý do tự sát cũng không phải dễ dàng, ngoài ra chỉ cần xác định lý do tự sát là có phải do bị hiếp dâm hay khơng, cịn việc nạn nhân chết hay không chết, không phải là dấu hiệu bắt buộc để xác định tình tiết trong trường hợp này. Tuy nhiên khi áp dụng hình phạt thì cơ quan tiến hành tố tụng đều xem xét nếu nạn nhân tự sát mà chết thì áp dụng mức hình phạt cao hơn tự sát mà không chết.