- Thứ hai: Việc chứng minh người thực hiện hành vi có mục đích giao cấu hay
2.2.4 Giải pháp về năng lực xét xử
Thực tiễn xét xử trong thời gian qua cho thấy, các cơ quan tiến hành tố tụng đã kịp thời xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật nhiều vụ án xâm hại tình dục trẻ em, qua đó từng bước ngăn chặn loại tội phạm này. Hình phạt mà Tịa án áp dụng đối với loại tội phạm này là rất nghiêm khắc.
Trong quá trình xét xử, giải quyết các vụ xâm hại trẻ em, có thể nói rằng Tịa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã ln bám sát các ngun tắc về bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân nói chung, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em gái nói riêng, được quy định trong các văn bản pháp luật hình sự, pháp luật hơn nhân và gia đình, pháp luật về bình đẳng giới, pháp luật về phịng, chống bạo lực gia đình, đó là sự kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phịng, chống bạo lực tình dục, lấy phịng ngừa là chính, chú trọng cơng tác tun truyền, giáo dục về bình đẳng giới, về quyền trẻ em; hành vi bạo lực gia đình nói chung và bạo lực về tình dục nói riêng phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật; nạn nhân bạo lực tình dục phải được pháp luật bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, đồng thời phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phịng, chống bạo lực nói chung và bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái nói riêng.
Trong q trình xét xử các vụ án hình sự nói chung và xét xử các vụ án hình sự xâm hại tình dục trẻ em nói riêng, Tịa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã chủ động phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm đảm bảo các vụ án được giải quyết thấu tình đạt lý nhất, đặc biệt là các vụ án lớn, trọng điểm được dư luận xã hội quan tâm. Đến nay, Tòa án tỉnh Sóc Trăng đã xây dựng được quy chế phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, định kỳ trao đổi, thống nhất những vấn đề cịn có ý kiến khác nhau về đánh giá chứng cứ và áp dụng pháp luật để hạn chế việc bỏ lọt tội phạm hay làm oan người vơ tội và cũng hạn chế tránh tình trạng trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung nhiều lần giữa các cơ quan tiến hành tố tụng khi còn nhiều quan điểm khác nhau về đánh giá chứng cứ, hành vi phạm tội.
Xác định những vụ xâm hại tình dục đều để lại hậu quả rất nặng nề, người bị hại khơng chỉ bị tổn thương về thể chất mà cịn luôn sống trong sợ hãi và sự ám ảnh; đồng thời người bị hại, đặc biệt là các em gái nhỏ tuổi rất khó hịa nhập lại với cộng đồng, sống biệt lập trong một thế giới riêng. Do vậy, để góp
phần ngăn chặn tệ nạn xâm hại tình dục, Tịa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã triển khai Cơng văn chỉ đạo của Tòa án nhân dân tối cao về chủ động làm việc với các cơ quan Công an và Viện kiểm sát cùng cấp nắm tình hình và có kế hoạch phối hợp ngay từ giai đoạn điều tra để nhanh chóng đưa ra truy tố, xét xử những người có hành vi xâm hại tình dục trẻ em; xử phạt thật nghiêm khắc với hình phạt cao trong khung hình phạt tại các điều luật đã áp dụng nhằm ngăn chặn tội phạm xâm phạm tình dục đối với trẻ em.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tòa án nhân dân tối cao, trong thời gian qua Tịa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã khẩn trương nghiên cứu hồ sơ để đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh các vụ án xâm hại tình dục trẻ em, đáp ứng u cầu chính trị của địa phương. Đối với những vụ án mà bị cáo hoặc người bị hại thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý, Tòa án đã chủ động liên hệ với Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Sóc Trăng để cử người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hại và người bào chữa cho bị cáo. Trong công tác tổ chức các phiên tồ xét xử các vụ án hình sự về các tội xâm hại tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái đều được Tòa án cân nhắc kỹ lưỡng, đảm bảo vừa làm rõ các tình tiết của vụ án, đồng thời đảm bảo thuần phong mỹ tục, các yếu tố văn hoá; bảo vệ danh dự, phẩm giá của con người và không gây tác động tiêu cực đến tâm lý của người bị hại, đặc biệt là các trẻ em. Hình phạt mà các Tịa án áp dụng đối với các bị cáo phạm tội liên quan đến bạo lực tình dục đối với trẻ em về cơ bản đảm bảo nghiêm minh, đúng quy định, tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phịng chống tội phạm nói chung và tội phạm về bạo lực tình dục nói riêng trong tình hình hiện nay. Tại phiên tịa, bên cạnh việc xét hỏi để làm rõ hành vi phạm tội của bị cáo, xác định sự thật khách quan, Hội đồng xét xử luôn chú trọng công tác giáo dục pháp luật thơng qua việc giải thích pháp luật cho bị cáo và những người tham gia phiên tòa hiểu rõ về hậu quả và những hệ
lụy phát sinh từ hành vi xâm hại tình dục trẻ em. Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức về tác hại của các hành vi phạm tội tình dục trẻ em.
Qua thực tiễn xét xử án hình sự thấy rằng, các vụ án xâm hại trẻ em đều được các cơ quan tiến hành tố tụng chủ động phối hợp chặt chẽ ngay từ khi phát sinh tin báo để cùng bàn bạc giải pháp giải quyết nhanh chóng những vụ án xâm hại trẻ em. Trong thời gian qua các vụ án liên quan đến xâm hại trẻ em đều được đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật, bảo đảm tác dụng răn đe, giáo dục đối với người phạm tội cũng như răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung trong xã hội.
Tăng cường phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức và phát huy trách nhiệm của cộng đồng xã hội trong công tác đấu tranh phịng chống tội phạm nói chung, tội phạm xâm hại tình dục nói riêng.
Để thực hiện việc xét xử đạt kết quả cao hơn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng nói riêng thì theo tác giả cần:
- Kiến nghị Chính phủ đẩy mạnh thực hiện Chương trình quốc gia phịng chống tội phạm, trong đó có Đề án về đấu tranh phịng chống tội phạm liên quan đến xâm hại phụ nữ, trẻ em.
- Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực và kỹ năng xét xử các vụ án xâm hại tình dục, đáp ứng yêu cầu công tác đấu tranh phịng, chống tội phạm nói chung và phịng, chống tội phạm xâm hại tình dục nói riêng trong tình hình mới.
- Năng lực chun môn, phẩm chất đạo đức của người định tội danh là một trong những nhân tố, điều kiện quan trọng. Trong một vụ án hình sự điều đặc biệt quan trọng là định tội danh nhưng để định tội danh đúng nhằm tránh oan sai, bỏ lọt tội phạm là điều các cơ quan có thẩm quyền ln quan tâm. Cho nên để định tội danh đúng thì người tiến hành tố tụng làm cơng tác làm xét xử phải có năng lực chun mơn nghiệp vụ cao và phải có phẩm chất đạo đức tốt, thường xuyên bồi dưỡng và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó là
nguồn tuyển chọn người tiến hành tố tụng thông qua bằng cấp, chứng chỉ về chuyên môn nghiệp vụ là điều cần thiết và luôn được duy trì trong cả hệ thống. Thực tế trong xã hội đã có trường hợp sử dụng văng bằng cấp khơng đúng quy định hay nói cách khác là bằng giả để được làm trong các cơ quan tiến hành tố tụng.
- Thẩm phán tiến hành xét xử đương nhiên là người có nghiệp vụ chuyên môn và kinh nghiệm trong công tác. Tuy nhiên cũng cần phải thường xuyên được trao dồi đạo đức vì cán cân cơng lý là ở trong tay người Thẩm phán do đó nếu bị tha hóa biến chất thì dễ dẫn đến tiêu cực trong quá trình giải quyết vụ án. Bên cạnh đó cũng khơng tránh khỏi một số trường hợp có năng lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ thấp bằng mọi thủ đoạn để đạt được vị trí quan trọng nhằm trục lợi. Do đó, khi tuyển chọn người Thẩm phán cần thiết xem xét thật kỹ q trình cơng tác cũng như tác phong của người đó trong suốt thời gian làm việc tại đơn vị.
-Hội thẩm nhân dân: Thực tiễn cho thấy ít quan tâm đến chun mơn nghiệp vụ của Hội thẩm nhân dân, nhất là Hội thẩm nhân dân cấp huyện, có những vị Hội thẩm chỉ đại diện cho các đồn thể, đa số khơng có chun mơn pháp luật và thời gian tham gia công tác pháp luật cũng như thực tiễn ngắn nhưng do đáp ứng nhu cầu của pháp luật nên họ được bầu làm Hội thẩm. Điều này làm cho vai trò của Hội thẩm nhân dân mang tính hình thức, khi thẩm vấn tại phiên tịa thì thường hỏi cho có, khơng trọng tâm hoặc khơng liên quan đến tình tiết vụ án và thường có lời lẽ mang tính kết tội bị cáo trong giai đoạn xét hỏi, điều này không đúng với tinh thần của Hiến pháp “Người bị buộc tội được coi là khơng có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật”) và nguyên tắt cơ
bản của pháp luật hình sự là suy đốn vơ tội “ Người bị buộc tội được coi là
khơng có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật”. Khi
khơng đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội khơng có tội”. Hơn thế nữa, thực tiễn
cơng tác tác giả cịn nhận thấy Hội thẩm nhân dân thường bị Thẩm phán định hướng khi quyết định hình phạt. Khi xung đột mức án thì thực hiện việc biểu quyết thì đa số lại nghiên về Thẩm phán nên tính độc lập chưa cao làm cho bản án khi tuyên chưa công bằng và khách quan. Nên đặc biệt trong gian đoạn hiện nay cần thiết phải chọn những Hội thẩm nhân dân phải là người có bản lĩnh, quyết đốn. Mặc dù Hội thẩm nhân dân là người không chuyên, họ thường đặt vấn đề mang tính xã hội nhưng họ phải có bản lĩnh và giữ được quan điểm khi biểu quyết cùng với Thẩm phán.
- Bên cạnh đó là cơng tác ln chuyển Thẩm phán, phải thường xuyên, không để một người công tác quá 5 năm liên tục tại một cơ quan (trường hợp cần thiết thì khơng q 10 năm), khơng bố trí Thẩm phán làm việc tại quê quán (kể cả q qn vợ/chồng), khơng bố trí nhưng người thân thích làm cùng cơ quan sẽ dẫn đến kết bè phái và lợi ích nhóm.
Tiểu kết chương 2
Từ thực tiễn cơng tác tại Tịa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng. Tác giá nhận thấy các vụ án được xét xử với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi nhìn chung là đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật, bảo đảm được tính giáo dục đối với người bị kết án và đấu tranh phòng ngừa chung, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật đồng thời thể hiện được tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong các bản án.
Thực tiễn xét xử các vụ án về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi của Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng trong những liên quan đến việc định tội danh đối với tội phạm hiếp dâm người dưới 16 tuổi đạt được nhiều mặt tích cực nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại một số hạn chế. Tuy nhiên, tổng thể đã đáp ứng được tốt nhất theo yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Tác giả đã phân tích những khó khăn, vướng mắc trong q trình định tội danh và áp dụng các biện pháp trách nhiệm hình sự từ thực tiễn xét xử của tỉnh Sóc Trăng, là cơ sở để đề xuất những giải pháp, kiến nghị góp phần áp dụng hiệu quả các quy định của pháp luật về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong thực tiễn trong phạm vi cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng nói riêng.
KẾT LUẬN
Nhìn từ góc độ thực tiễn tình hình tội phạm xâm hại tình dục nói chung và Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng trên đại bàn tỉnh Sóc Trăng thơng qua các báo cáo cơng tác xử lý tội phạm cịn có nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật không thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình xử lý tội phạm đã dẫn đến việc án bị hủy, sửa còn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các vụ án đã tiến hành xử lý.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả trên, trong đó có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, mỗi nguyên nhân đều dẫn đến hậu quả nhất định mà người gánh chịu hậu quả trước tiên là người bị kết án, bên cạnh đó là người làm cơng tác giải quyết vụ án.
Xuất phát từ yêu cầu của thưc tiễn và yêu cầu cần có những quy định của pháp luật hình sự cho phù hợp, các hướng dẫn áp dụng pháp luật cụ thể, rõ ràng để giải thích rõ hơn và thống nhất các quy định của pháp luật, tăng cường công tác tổng kết thực tiễn xét xử để đưa ra những kinh nghiệm cần thiết trong thực tiễn hoạt động xét xử cũng như thống nhất đường lối áp dụng một số trường hợp đặc biệt mà chưa có sự thống nhất trong cách hiểu và cách áp dụng.
Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đối với việc nâng cao chất lượng của đội ngũ áp dụng pháp luật, mà đặc biệt là nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cho Hội thẩm nhân dân, khơng chỉ về chun mơn mà cịn về đạo đức nghề nghiệp.
Qua đó, góp phần đưa pháp luật được vận dụng vào cuộc sống một cách đúng đắn, hiệu quả, nâng cao niềm tin của nhân dân và mục tiêu sau cùng là ổn định trật tự xã hội, sẽ giúp cho xã hội ngày một tiến bộ và phát triển nhanh hơn.
Do đó, tác giả đã nghiên cứu thực tiễn xét xử các vụ án về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Sóc Trằn, đồng thời lấy đó làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học cho mình, vì nhận thấy đây là vấn đề nóng của xã
hội, tội phạm xảy ra khơng chỉ riêng ở tỉnh Sóc Trăng mà hầu như khắp các tỉnh thành trên cả nước và ngày càng có những tiết gây tranh cãi về mặt pháp luật khi tiến hành xử lý.
Đây là đề tài nhạy cảm và phức tạp với cả những chuyên gia pháp luật và những người từng công tác lâu năm trong cơ quan tiến hành tố tụng cịn nhiều tranh luận trái chiều và có nhiều quan điểm chưa tương thích. Tuy nhiên, trong q trình nghiên cứu và thực hiện luận văn không thể tránh khởi những đánh giá chủ quan, thiếu sót nên rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Thầy/Cơ và những người quan tâm tới đề tài này.