Thực tiễn áp dụng hình phạt đối với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi tại tỉnh Sóc Trăng

Một phần của tài liệu ĐỊNH tội DANH tội lạm DỤNG tín NHIỆM CHIẾM đoạt tài sản từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 63 - 70)

- Thứ hai: Việc chứng minh người thực hiện hành vi có mục đích giao cấu hay

2.1.4 Thực tiễn áp dụng hình phạt đối với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi tại tỉnh Sóc Trăng

tuổi tại tỉnh Sóc Trăng

Theo khoa học luật hình sự hình phạt được hiểu là “Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý bất lợi của việc phạm tội và được thể hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của nhà nước do luật hình sự quy định”.

Bảng tổng hợp số liệu áp dụng các biện pháp trách nhiệm hình sự từ năm 2015 đến năm 2019 của ngành Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng đối với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi” theo BLHS 2015 như sau: [55]

Bảng 2.1.4 Năm Từ dưới 3 năm 2015 0 2016 0 2017 0 2018 0 2019 0 2020 0

Căn cứ quy định của BLHS thì mức hình phạt của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi thấp nhất là 7 năm tù, cao nhất là tử hình.

Sau khi nghiên cứu tài liệu thống kê của ngành Tịa án tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn 5 năm từ 2015 đến năm 2020, thực tiễn áp dụng các biện pháp trách nhiệm hình sự đối với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi tại tỉnh Sóc Trăng như sau:

Cảnh cáo và phạt tiền, Cải tạo khơng giam giữ, Trục xuất: Khơng có bị cáo nào bị áp dụng hình phạt này trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Do tội danh này khơng có.

Tất cả 4 hình phạt chính nêu trên khơng áp dụng cho việc xét xử đối với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Do tội danh này có cấu thành cơ bản đã là loại tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của BLHS 2015 có khung hình phạt theo cấu thành cơ bản do Bộ luật này quy định đối với tội danh này từ 07 năm đến 15 năm tù, còn cấu thành tăng nặng thì mức hình phạt cao nhất của tội danh là tử hình.

Chế định Án treo: Theo Điều 65 BLHS 2015: Khơng có bị cáo nào bị áp

dụng do tính chất mức độ hành vi của người phạm tội xâm hại đến trẻ em là đối tượng được sự quan tâm và bảo vệ đặc biệt nên thường bị xử lý nghiêm.

Ngoài ra, khi đối chiếu với báo cáo của Tịa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng từ hoạt động xét xử trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đối với tội danh này trong gần 20 năm qua kể từ khi BLHS 1999 có hiệu lực, tác giả chưa phát hiện cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng áp dụng hình phạt tù cho hưởng án

treo làm hình phạt chính đối với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo BLHS

2015 (“Tội hiếp dâm trẻ em” theo BLHS 1999).

Tù có thời hạn: Đây là hình phạt được áp dụng phổ biến trong tất cả các bản

án trong quá trình xét xử 6 năm từ 2015 đến 2020 tại tỉnh Sóc Trăng . Theo bảng số liệu nêu trên thì tất cả các vụ án được xét xử trong thời gian 6 năm qua đều tun mức hình phạt chính cho tất cả các bị cáo là hình phạt tù có thời hạn. Trong đó, các bị cáo đều nhận mức án dao động từ 3 năm tù đến 20 năm tù, khơng có bị cáo nào có mức hình phạt là 3 năm hoặc dưới 3 năm tù.

Tù dưới 3 năm: Khơng có bị cáo nào được áp dụng theo báo cáo số liệu

của Tịa án nhân dân hai cấp tỉnh Sóc Trăng trong những năm qua.

Tù từ 3 năm đến 7 năm: Có 12 bị cáo được áp dụng đối với hai cấp xét xử

của Tịa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng.

Tù từ trên 7 năm đến 15 năm: Có 22 bị cáo. Đây là mức hình phạt nằm

trong khung cơ bản của tội danh, được áp dụng phổ biến và chiếm đa số trong các bản án theo như báo cáo của Tịa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng trong những năm qua khi xét xử loại tội phạm này.

Ví dụ: Tại bản án hình sự số 10/2020/HSST ngày 19 tháng 3 năm 2020 của Tòa án nhân dân thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.

Vào khoảng 19 giờ ngày 01/10/2019, bị cáo Lâm Thanh Tòng sau khi uống rượu xong về nằm ngủ trên võng trước nhà của bà Sơn Thị Út thuộc ấp Âu Thọ A, xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Lúc này bị cáo Lâm Thanh Tịng phát hiện bị hại Lai Thị Mỹ Linh nằm ngủ trên giường trong nhà bà Út, nên nảy sinh ý định giao cấu. Sau đó, bị cáo Lâm Thanh Tịng đi vào nhà chui vào trong mùng khống chế bị hại Linh để tiến hành giao cấu. Trong lúc đang giao cấu, bị hại Linh kháng cự và khóc lớn tiếng, sợ bị phát hiện nên bị cáo Tòng bỏ chạy về nhà….[56].

Từ nội dung vụ án Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi và tuyên phạt bị cáo mức hình phạt 07 năm tù. Nhận thấy, đối với vụ án hình sự về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng rơi vào khoản 1 Điều 142 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Mặc dù thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Sóc Trăng nhưng mức hình phạt được áp dụng đa số từ 07 tù trở lên. Do tính chất nguy hiểm của hành vi là xâm phạm đến danh sự, nhân phẩm của trẻ em nên mức hình phạt đối với tội danh này rất nghiêm khắc.

Tù từ trên 15 năm đến 20 năm: có 7 bị cáo. So với 2 mức hình phạt 3 -7

năm và trên 7 - 15 năm thì khung hình phạt này ít được áp dụng nhất, đây là khung có cấu thành tăng nặng vì vậy cần phải có tình tiết định khung quy định của điều luật thì Tịa án mới áp dụng khung hình phạt nghiêm khắc này nhằm răn đe giáo dục các bị cáo.

Ví dụ: Tại bản án hình sự số 16/2019/HS-ST ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Tịa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng.

Vào khoảng đấu tháng 01 năm 2019, sau khi đi làm về, Linh qua nhà thì thấy Hồng ở nhà một mình nên nảy sinh ý định giao cấu với Hồng, Linh kêu Hồng vào buồng chơi, thì Hồng đồng ý và đi vào trong buồng ngủ, Linh kêu Hồng lên bộ ván nằm ngửa đầy quay vào vách nhà, chân quay về hướng cửa buồng, Linh dùng tay kéo quần Hồng đến đầu gối, sau đó tự cởi quần của mình, quỳ xuống, cầm hai chân Hồng để trước ngực rồi dùng dương vật đang cương cưng đút vào âm đạo của Hồng thực hiện việc giao cấu, khoảng 02 đến 03 phút thì xuất tinh vào trong âm đạo của Hồng, sau đó cứ cách từ 05 đến 10 ngày thì Linh giao cấu với Hồng 01 lần. Kết quả làm Hồng có thai. [57].

Từ nội dung vụ án, Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo Lý Vũ Linh phạm Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và tuyên phạt bị cáo mức án 17 năm tù. Trong vụ án này bị hại Thạch Thị Hồng tính đến ngày bị xâm hại chỉ mới 12 tuổi 02 tháng 29 ngày. Bị cáo Lý Vũ Linh không những đã xâm hại đến danh dự, nhân phẩm của bị hại khi bị hại chưa đủ 13 tuổi (mặc dù có sự đồng thuận của bị hai) mà cịn làm cho bị hại có thai. Do đó, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo mức án 17 năm tù. Cho thấy rằng, vụ án này có 02 tình tiết định khung quy định của điều luật là làm nạn nhân có thai và phạm tội 02 lần trở lên nên đây là mức hình phạt tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo.

Tù chung thân; Tử hình; Hình phạt bổ sung: Khơng có bị cáo nào bị áp

Trăng cho thấy việc áp dụng hình phạt đối với tội này phổ biến là hình phạt tù có thời hạn, mức án chiếm đa số là từ 7 năm đến 15 năm tù.

Thông quá kết quả đã đạt được đối với công tác xét xử loại tội phạm xam hại người dưới 16 tuổi liên quan đến việc áp dụng mức hình phạt theo quy định của pháp luật đối với một số bị cáo cịn có hạn chế nhất định dẫn đến việc quyết định hình phạt cịn nhiều ý kiến trái chiều. Qua đó nhận thấy một số vấn đề cần phải lưu ý khi áp dụng mức hình phạt sao cho phù hợp nhất để thể hiện tính nghiêm minh, răn đe, giáo dục ngươi làm tội và điều đó cũng làm giảm việc các bản án sơ thẩm hạn chế bị cấp xét xử phúc thẩm hủy, sửa.

Thứ nhất, về việc phân biệt rõ cấu thành Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi

với các tội phạm khác thông qua cấu thành tội phạm và các dấu hiệu đặc trưng của các tội phạm cụ thể, ranh giới giữa hành vi hiếp dâm, giao cấu, dâm

ô giữa các tội về xâm hại tình dục là rất mong manh, đơi khi chỉ phụ thuộc vào một lời khai “trái với ý muốn” hoặc “khơng trái ý muốn” của bị hại là có thể chuyển tội danh này thành tội danh khác, việc đó đi kèm với trách nhiệm hình sự khác nhau. Hoặc kết quả giám định độ tuổi của nạn nhân có thể khác xa với các giấy tờ nhân thân của nạn nhân cũng quyết định đến việc định tội danh và quyết định hình phạt đối với người thực hiện hành vi phạm tội cũng khác nhau. Qua đó, việc giám định tuổi của người phạm tội là cần thiết giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình từ đó hạn chế tốt nhất việc xử oan người vơ tội và không bỏ lọt tội phạm.

Thứ hai, trong thực tiễn xét xử Tịa án it áp dụng hình phạt bổ sung mà chỉ

áp dụng hình phạt chính và bên cạnh đó là khả năng chấp hành các hình phạt bổ sung của người bị tuyên án là rất thấp nhất là đối với các ngành nghề khơng cần điều kiện, nên khi nhận định các tình tiết của vụ án thường tịa án khơng đề cập đến việc có cần thiết hay khơng cần thiết áp dụng hình phạt bổ sung. Hình phạt bổ sung của Tội hiếp dâm trẻ em được quy định như sau: “Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ

một năm đến năm năm”. Đây là quy định tùy nghi, cho nên việc Tịa án có áp dụng hay khơng áp dụng cũng khơng làm thay đổi bản chất vụ án nên Tịa án hầu như không quan tâm áp dụng, làm giảm hiệu quả đấu tranh phòng ngừa tội phạm.

Thứ ba, trong việc áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, quyết định hình

phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng: Thực tiễn xét xử cho thấy có rất nhiều trường hợp người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ và cả tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, nhưng do khơng đánh giá tồn diện và đầy đủ các tình tiết nên khi tun án có thể mức án cao hoặc thấp hơn mức án mà bị cáo được nhận, Tịa án thường chỉ cân nhắc đến tình tiết giảm nhẹ mà bỏ qua tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nếu thấy có nhiều tình tiết giảm nhẹ hơn tình tiết tăng nặng nhằm mục đích xem xét theo hướng có lợi cho bị cáo, có Tịa cịn áp dụng theo đối trừ giữa tăng nặng và giảm nhẹ để tuyên án. Hoặc có trường hợp, do cân nhắc đến tình tiết tăng nặng là tình tiết định khung hình phạt, khơng cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ mà người phạm tội đáng được xem xét, Tòa án khi xét xử ra quyết định mức hình phạt chưa phù hợp, khơng áp dụng nguyên tắc nhân đạo mà tuyên mức hình phạt nghiêm khắc đối với người phạm tội. Việc áp dụng quy định tại Khoản 2 Điều 52 BLHS 2015 cịn mang tính chủ quan của người tiến hành tố tụng khi giải quyết vụ án. Cùng một tình tiết như nhau nhưng có bản án Tịa án áp dụng và cũng có bản án Tịa án khơng xem đó là tính giảm nhẹ khi quyết định hình phạt cho người phạm tội.

Từ việc áp dụng các quy phạm pháp luật tùy nghi dẫn đến các vụ án bị cấp phúc thẩm sửa từ việc áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ cho bị cáo chưa phù hợp hoặc việc đánh giá các tình tiết chưa khách quan.

Những thiếu sót khi đánh giá chứng cứ và các tình tiết khách quan của vụ ấn trong việc định tội danh và áp dụng hình phạt nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Có thể là khách quan và chủ quan của người áp dụng pháp luật.

Tuy nhiên, nguyên nhân khách quan là chủ yếu dẫn đến những hạn chế, thiếu sót trong định tội danh và áp dụng hình phạt từ đó cho thấy việc áp dụng các quy định tùy nghi được áp dụng chưa thống nhất. Còn nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân thuộc về người tiến hành tố tụng mà cụ thể là Cơ quan điều tra xác lập hồ sơ điều tra ban đầu đã nghiên về một ý nghĩ chủ quan của Điều tra viên thì dẫn đến hướng điều tra hồ sơ sẽ sai lệch theo ý nghĩ chủ quan đó, Viện kiểm sát, Tịa án xét xử thực hiện không đúng các yêu cầu của pháp luật khi định tội danh cũng như khi áp dụng các biện pháp trách nhiệm hình sự đối với tội danh này.

Thứ nhất, do trình độ, năng lực chun mơn nghiệp vụ hạn chế, trách

nhiệm của người thực hiện nhiệm vụ. Người tiến hành tố tụng là người áp dụng pháp luật nhân danh Nhà nước đưa các quy định của pháp luật vào thực tiễn. Từ đó, việc áp dụng pháp luật có hiệu quả hay khơng phụ thuộc lớn vào trình độ, chun mơn cũng như đạo đức của của người tiến hành hành tố tụng. Thực tế cho thấy, một số khơng ít Thẩm phán chưa thật sự nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác, chưa nghiên cứu kỹ hồ sơ của vụ án, Hội thẩm nhân dân cịn mang tính hình thức, ít có Hội thẩm được trang bị kiến thức pháp luật bài bản, chưa thể hiện hết trách nhiệm được pháp luật quy định không được thể hiện vai trị ngang với Thẩm phám trong xét xử vì khơng nắm vững các quy định của pháp luật dẫn đến khi xét xử thường đại đa số biểu quyết theo quyết định của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.

Thứ hai, do các quy định của pháp luật hình sự cịn nhiều điểm bất cập,

hạn chế, chưa rõ ràng đối với các loại tội phạm và hình phạt nói chung, về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng. Nếu các cơ quan cấp trên khơng có hướng dẫn, giải thích pháp luật một cách cụ thể dẫn đến các cơ quan tiến tụng

ở các nơi có cách hiểu khác nhau không thống nhất dẫn đến việc áp dụng pháp luật chưa được chính xác, đầy đủ và toàn diện.

Thứ ba, việc điều tra, truy tố, xét xử cịn phiến diện và khơng đầy đủ.

Tranh tụng tại phiên tòa, quá tập trung vào những chứng cứ buộc tội, tập trung vào việc xem xét những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, ít khi quan tâm đến những chứng cứ gỡ tội, khơng đánh giá đầy đủ, tồn diện những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự dẫn đến tâm lý của ngươi tham gia phiên tòa hiểu án tại hồ sơ; hoặc bỏ qua những tình tiết và chứng cứ mà theo quy định của pháp luật phải được xem xét, đánh giá tại phiên tòa; một số phán quyết của Hội đồng xét xử chủ yếu chỉ dựa vào tài liệu, chứng cứ sẵn có trong hồ sơ vụ án, kết quả tranh tụng tại phiên tịa ít được quan tâm, gần như đã mặc định có tội từ trước khi xét xử cịn việc xét xử chỉ để đảm bảo tính hình thức. Trong thực tế, khơng loại trừ khả năng có tiêu cực trong các cơ quan tiến hành tố tụng.

Một phần của tài liệu ĐỊNH tội DANH tội lạm DỤNG tín NHIỆM CHIẾM đoạt tài sản từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 63 - 70)