Nhà quản lý muốn lập kế hoạch cho công tác trồng rừng thì cần quan tâm
đến nơi trồng, vị trí trên bản đồ, diện tích trồng là bao nhiêu để tính toán vốn, nhân công, vật tư… phục vụ trồng rừng, để giải quyết vấn đề này, khóa luận xây dựng Bản đồ chuyên đề phục vụ công tác trồng rừng giai đoạn 2012 – 2020 cho khu vực nghiên cứu.
Theo kế hoạch của công ty Trồng Rừng Châu Á thì sau khi khai thác rừng vào đầu mùa khô, công ty tiến hành trồng rừng vào đầu mùa mưa (tháng 6) trong năm, nghĩa là đầu mùa khô năm nay (tháng 11) công ty khai thác bao nhiêu diện tích thì trồng lại bấy nhiêu vào đầu mùa mưa năm sau. Vì vậy, bản đồ trồng rừng
diện tích trồng rừng của từng năm thì được cập nhật từ diện tích khai thác của năm tương ứng, dưới dây là bản đồ trồng rừng hàng năm giai đoạn 2013 – 2011.
Bảng 4.6: Bảng thống kê diện tích trồng rừng hàng năm Coupe trồng rừng Năm trồng Diện tích (ha) C1 2013 140,33 C2 2014 181,52 C3 2015 173,97 C4 2016 186,64 C5 2017 180,58 C6 2018 192,54 C7 2019 192,82 C8 2020 194,29 C9 2021 208,93 Dựa vào bản đồ và bảng thống kê diện tích trồng rừng hàng năm, ta có thể dễ
dàng xác định được vị trí, diện tích trồng rừng năm hiện tại và tương lai làm cơ sở
cho việc tính toán nhanh chóng và chính xác vốn đầu tư, số lượng nhân công, vật tư… cho công tác trồng rừng ngoài thực địa ở hiện tại cũng như các năm tiếp theo. Kế hoạch trồng rừng các năm tương đối ổn định theo sự ổn định về diện tích các Coupe trồng rừng. Từ kết quả trên cho thấy bản đồ trồng rừng hàng năm là công cụ
quan trọng giúp nâng cao hiệu quả quản lý trồng rừng.
4.3.3. Xây dựng bản đồ chăm sóc rừng giai đoạn 2012 – 2016
Lập kế hoạch chăm sóc rừng cũng là một khâu quan trọng trong công tác quản lý rừng nhằm đưa ra các biện pháp, quy trình kỹ thuật tác động vào rừng Keo lai nâng cao năng suất rừng về chất lượng và số lượng, mang lại hiệu quả kinh tế
cao cho công ty.
Để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch chăm sóc rừng được hiệu quả, nhanh chóng, khóa luận xây dựng bản đồ chăm sóc rừng hàng năm, bản đồ sẽ chỉ ra vị trí và nội dung công việc thực hiện ngoài thực địa.
* Kế hoạch chăm sóc rừng của công ty AAA như sau:
Keo lai sau khi trồng tiếp tục theo dõi và chăm sóc trong 4 năm đầu, từ năm thứ năm trởđi chỉ thực hiện công tác bảo vệ và phòng chống cháy rừng.
Chăm sóc và bảo vệ rừng trồng năm thứ nhất
chảo giữa 2 hàng cây (nếu không cày được thì phát thủ công).
- Chăm sóc lần hai thực hiện từ tháng 11 -12, làm cỏ theo hàng cây rộng 1m, cày 2 đường úp vào hàng cây bằng dàn cày 3 chảo, gom và xử lý vật liệu cháy trong lô.
- Thường xuyên tuần tra bảo vệ nhằm tránh sự phá hoại của người, súc vật và phòng chống cháy rừng.
- Yêu cầu kỹ thuật: gốc phát cao tối đa 10 cm, chiều rộng băng phát 1m. Cày không được lõi và đất phải úp vào đến hàng cây. Băng cản lửa có thể làm bằng thủ công hoặc cơ giới, sạch và rộng tối thiểu 5m.
Chăm sóc và bảo vệ rừng trồng năm thứ hai
- Chăm sóc lần một thực hiện vào tháng 7 – 8, làm cỏ theo hàng cây rộng 1 m, cày 1 đường bảy chảo giữa 2 hàng cây (nếu không cày được thì phát thủ công).
- Chăm sóc lần hai thực hiện từ tháng 11 -12, làm cỏ theo hàng cây rộng 1m, cày 2 đường úp vào hàng cây bằng dàn cày 3 chảo, gom và xử lý vật liệu cháy trong lô. Làm đường băng cản lửa rộng 5 m xung quanh lô nhằm hạn chế cháy lan.
- Yêu cầu kỹ thuật: gốc phát cao tối đa 10 cm, chiều rộng băng phát 1m. Cày không được lõi và đất phải úp vào đến hàng cây. Băng cản lửa có thể làm bằng thủ
công hoặc cơ giới, sạch và rộng tối thiểu 5m.
- Thường xuyên tuần tra bảo vệ nhằm tránh sự phá hoại của người, súc vật và phòng chống cháy rừng.
Chăm sóc và bảo vệ rừng trồng năm thứ ba và thứ tư.
- Chăm sóc 1 lần, thời gian chăm sóc từ tháng 11 - 12, làm cỏ theo hàng cây rộng 1m, cày 2 đường úp vào hàng cây bằng dàn cày 3 chảo, gom và xử lý vật liệu cháy trong lô. Làm đường băng cản lửa rộng 5 m xung quanh lô.
- Yêu cầu kỹ thuật: gốc phát cao tối đa 10 cm, chiều rộng băng phát 1m. Cày không được lõi và đất phải úp vào đến hàng cây. Băng cản lửa có thể làm bằng thủ
công hoặc cơ giới, sạch và rộng tối thiểu 5m.
- Thường xuyên tuần tra bảo vệ nhằm tránh sự phá hoại của người, súc vật và phòng chống cháy rừng.
Bảo vệ và phòng chống cháy rừng năm thứ năm, thứ sáu và thứ 7.
- Thời gian thực hiện từ tháng 10 đến tháng 12. Dùng dàn cày 3 chảo cày 2
đường úp.
- Yêu cầu kỹ thuật: Cày không được lõi và đất phải úp vào đến hàng cây. Băng cản lửa có thể làm bằng thủ công hoặc cơ giới, sạch và rộng tối thiểu 5m.
- Thường xuyên tuần tra bảo vệ nhằm tránh sự phá hoại của người, súc vật và phòng chống cháy rừng.
Theo kế hoạch trên của công ty, tuổi rừng được phân chia thành bốn nhóm và mỗi nhóm có cách thức tác động khác nhau. Khóa luận xây dựng bản đồ chăm sóc rừng Keo lai tại khu vực nghiên cứu cho kế hoạch 5 năm từ năm 2012 – 2016, trong đó cách thức chăm sóc các nhóm đối tượng rừng được kí hiệu khác nhau: cách thức chăm sóc rừng trồng năm thứ nhất là CT_1, năm thứ 2 là CT_2, năm thứ 3, 4 là CT_3, năm thứ 5 trởđi là CT_4.
Bảng 4.7: Bảng thống kê diện tích chăm sóc năm 2012 Cách thức CS Số lô Diện tích (ha) CT_2 52 218,66 CT_3 44 508,33 CT_4 233 784,3 Tổng 329 1511,3 Dựa vào bản đồ chăm sóc rừng năm 2012 và bảng 4.6, ta có thể xác định cách thức chăm sóc cho từng đối tượng nhóm tuổi, những diện tích rừng được thể
hiện cùng màu thì có cùng cách thức chăm sóc. Kế hoạch chăm sóc rừng năm 2012 có 3 cách thức chăm sóc cho 3 nhóm đối tượng: đối với diện tích rừng trồng năm 2011 là rừng năm thứ 2 thì chăm sóc theo CT_2, những lô rừng được trồng năm 2009, 2010 là rừng năm thứ 3, 4 thì chăm sóc theo CT_3, các lô rừng còn lại được chăm sóc theo CT_4. Như vậy, bản đồ chăm sóc rừng năm 2013 giúp nhà quản lý dễ dàng lập phương án chăm sóc rừng một cách khoa học: tính toán nhanh và chính xác lượng nhân công, vật tư, tài chính…
Bảng 4.8: Bảng thống kê diện tích chăm sóc năm 2013 Cách thức CS Số lô Diện tích (ha) CT_1 26 140,33 CT_3 69 411,98 CT_4 234 958,98 Tổng 329 1511,3
Theo kỹ thuật chăm sóc rừng trồng Keo lai thì tùy theo tuổi rừng mà có những biện pháp chăm sóc khác nhau. Vì thế, kế hoạch chăm sóc rừng năm 2013 có sự thay đổi về diện tích, vị trí và cách thức tác động so với năm 2012, những lô rừng được khai thác trong coupe khai thác 1 và trồng mới vào đầu mùa mưa năm 2013 thì cách thức chăm sóc là CT_1, những lô được trồng năm 2011 (rừng năm thứ 3) và năm 2010 (rừng năm thứ 4) thì cách thức chăm sóc là CT_3, những lô trồng trước năm 2010 và chưa được khai thác thì tổ chức phòng chống cháy rừng theo CT_4. Như vậy, dựa vào bản đồ chăm sóc rừng năm 2013, nhà quản lý có thể
lập trước kế hoạch chăm sóc rừng cho năm 2013, dựa trên cơ sở dữ liệu của bản đồ để xác định nhanh vị trí ứng với từng biện pháp chăm sóc làm cơ sở để đưa ra phương án chăm sóc rừng năm 2013.
Bảng 4.9: Bảng thống kê diện tích chăm sóc năm 2014 Cách thức CS Số lô Diện tích (ha) CT_1 75 181,52 CT_2 26 140,33 CT_3 52 218,66 CT_4 176 970,78 Tổng 329 1511,29 Bảng 4.10: Bảng thống kê diện tích chăm sóc năm 2015 Cách thức CS Số lô Diện tích (ha) CT_1 100 173,97 CT_2 75 181,52 CT_3 26 140,33 CT_4 128 1015,47 Tổng 329 1511,29 Bảng 4.11: Bảng thống kê diện tích chăm sóc năm 2016 Cách thức CS Số lô Diện tích (ha) CT_1 16 186,64 CT_2 100 173,97 CT_3 101 321,85 CT_4 112 828,83 Tổng 329 1511,29 Từ các bản đồ chăm sóc rừng và các bảng thống kê diện tích chăm sóc rừng từ năm 2012 đến năm 2016, ta thấy tuổi rừng thay đổi theo thời gian dẫn đến sự
thay đổi về cách thức chăm sóc rừng Keo lai về diện tích và vị trí tác động. Tại một vị trí, cách thức chăm sóc cũng khác nhau theo thời gian, phù hợp với tuổi và hoàn cảnh sinh thái của rừng.
Bản đồ chăm sóc rừng từng năm giúp nhà quản lý lập kế hoạch chăm sóc rừng cho năm hiện tại và tương lai thông qua việc xác định chính xác vị trí và diện tích thực hiện công việc trên bản đồ, từ đó làm cơ sở cho việc tính toán chi phí chăm sóc một cách kỹ lưỡng không bị thiếu hụt hay lãng phí nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cũng như hiệu quả công việc ngoài thực địa, đưa lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư.
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu ứng dụng GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu cho quản lý rừng trồng, đề tài “Ứng dụng GIS trong xây dựng bản đồđiều chế rừng trồng Keo lai tại rừng liên kết công ty Trồng rừng Châu Á (AAA) – Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai” đề tài rút ra một số kết luận sau:
- Việc kết hợp dữ liệu thuộc tính với dữ liệu không gian trên phần mềm Mapinfo giúp nhà quản lý lập kế hoạch phát triển rừng một cách khoa học mang lại hiệu quả cao cho công tác quản lý phát triển rừng.
- Khóa luận đã xây dựng các cơ sở dữ liệu về sản lượng rừng cho bản đồ hiện trạng rừng trồng Keo lai tại khu vực nghiên cứu, các dữ liệu sản lượng rừng có thể
tựđộng cập nhật theo thời gian. Từ dữ liệu về tuổi, xây dựng bản đồ rừng trồng theo tuổi năm 2012 và dự báo trữ lượng rừng cho các năm tiếp theo từ sự liên kết giữa các trường thông qua mô hình sinh trưởng.
- Dựa vào bảng thống kê diện tích rừng theo tuổi, bước đầu lập kế hoạch điều chế rừng Keo lai theo thời gian. Với chu kì khai thác 8 năm từ năm 2012 đến năm 2019, khóa luận xây dựng các Coupe khai thác với diện tích khai thác hàng năm từ
140,33 ha (coupe khai thác 1) đến 190,29 ha (coupe khai thác 8), diện tích còn lại
được khai thác vào coupe 1 của chu kì sau giúp diện tích khai thác, trồng rừng hàng năm ổn định, làm cơ sở lập bản đồ khai thác và trồng rừng hàng năm hỗ trợ việc lập kế hoạch quản lý khai thác, trồng rừng và chăm sóc rừng.
- Bản đồ trồng rừng hàng năm giai đoạn 2013 -2021 được xây dựng trên cơ
- Bản đồ chăm sóc rừng được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa kế hoạch đặt Coupe khai thác, trồng rừng ở trên và kỹ thuật chăm sóc rừng của công ty AAA. Khóa luận đã xây dựng bản đồ chăm sóc rừng cho 5 năm (từ năm 2012 đến năm 2016) từ đó xác định vị trí và nội dung công việc chăm sóc rừng phù hợp với tuổi rừng.
- Tóm lại, khóa luận đã xây dựng được cơ sở dữ liệu cho các bản đồ chuyên
đề phục vụ cho công tác điều chế rừng keo lai tại rừng liên kết Lâm trường Xuân Lộc –AAA. Bộ công cụđiều chế rừng này là cơ sởđể lập kế hoạch trồng, chăm sóc và khai thác rừng giúp nâng cao hiệu quả quản lý rừng bền vững.
5.2. Kiến nghị
Qua quá trình làm việc với bản đồ hiện trạng của rừng Keo lai tại khu vực nghiên cứu, khóa luận nhận thấy diện tích rừng giữa các lô còn chênh lệch khá lớn, chưa quy hoạch bài bản, cần lên kế hoạch phân chia lại diện tích các lô để thuận tiện cho việc quản lý và lập kế hoạch kinh doanh rừng.
GIS rất hữu ích trong việc lập bản đồ, giảm chi phí, công sức và rất tốt cho quản lý rừng diễn ra trong thời gian dài, vì vậy nên đưa GIS rộng rãi vào xây dựng bản đồ hiện trạng rừng và xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu dựa trên phần mềm của GIS để quản lý tài nguyên và hoạch định chiến lược mới trong tương lai.
Phổ biến kiến thức, nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên quản lý trong công ty nhằm phát huy tối đa ưu điểm của GIS.
Đối với ngành lâm nghiệp Việt Nam hiện nay thì GIS còn khá mới, cần đào tạo đội ngũ cán bộ lâm nghiệp về lĩnh vực này vì công nghệ GIS gắn liền với các dữ
liệu về không gian, thời gian rất phù hợp với lâm nghiệp.
Ngày nay, với những tính năng ưu việt của GIS thì việc ứng dụng GIS vào đa ngành là sự cần thiết. Cần tiến hành kiểm tra, điều tra hàng năm để có được cơ sở
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bảo Huy, 2009.GIS và Viễn Thám trong quản lý tài nguyên rừng và môi trường.
Nhà xuất bản tổng hợp TP HCM, 145 trang.
2. Bảo Huy, Hoàng Văn Dưỡng, Nguyễn Văn Lợi, Bùi Việt Hải, Lương Văn Nhuận, Vũ Văn Thông, Đặng Thu Hà, Hoàng Xuân Y, nguyễn Bá Ngãi,
2002. Quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng. Trường Đại Học Lâm Nghiệp, 162 trang.
3. Bùi Quang Trung (2007). Nghiên cứu tích hợp ảnh vệ tinh, công nghệ GIS và công nghệ GPS để thành lập bản đồđịa chính cơ sở tỷ lệ 1/10.0000 và 1/5.000, 105 trang.
4. Bùi Thị Cẩm Uyên ,2011. Ứng dụng GIS trong đánh giá sinh trưởng đường kính của Thông ba lá (Pinus keysia) trên các loại đất khác nhau tai BQL rừng Phòng hộ Hà Ra, huyên Mang Yang tỉnh Gia Lai. Khóa luận tốt nghiệp kỹ sư
Lâm nghiệp trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, 68 trang.
5. Giang Văn Thắng, 2006. Điều tra rừng. Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.
6. Hoàng Trọng Khánh, 2007. Ứng dụng công nghệ GIS trong điều chế rừng thử
nghiệm tại rừng tự nhiên huyện Tuy Đức, tính Đăk Nông, 61 trang.
7. Nguyễn Huy Sơn, Nguyễn Văn Thịnh, Bùi Thanh Hằng, Nguyễn Thanh Minh,
Phan Minh Sáng, 2007. Đặc điểm sinh trưởng của cây Keo lai và tuổi thành thục công nghệ của rừng trồng Keo lai ở vùng Đông Nam Bộ. 10 trang. 8. Nguyễn Minh Diễn (2011). Ứng dụng GIS và RS trong quy hoạch phát triển cây
cao su tại Quảng Trị, 31 trang.
9. Nguyễn Sanh Phát, 2011. Lập biểu sản lượng tạm thời cho rừng Keo lai (Acacia mangium X Acacia auriculiformis) trồng tại Huyện Xuân Lộc - Tỉnh Đồng Nai. Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, 70 trang.
10. Nguyễn Tấn Phú, 2010. Ứng dụng thông tin địa lý trong việc đánh giá tình hình sinh trưởng của Keo lai tại tiểu khu 162A thuộc phân trường Đầm Voi ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Trường
Đại Học Nông Lâm TP.HCM, 63 trang.
11. Nguyễn Trường Sơn, 2008. Nghiên cứu sử dụng ảnh vệ tinh và công nghệ GIS trong việc giám sát hiện trạng tài nguyên rừng, thử nghiệm tại một khu vực cụ thể.
12. Lê Bá Toàn, 2004. Bài giảng Kỹ thuật lâm sinh. Tủ sách Trường Đại học Nông