Bản đồ hiện trạng rừng liên kết Lâm trường Xuân Lộc –AAA

Một phần của tài liệu ứng dụng gis trong xây dựng bản đồ điều chế rừng trồng keo lai tại rừng liên kết (Trang 35 - 40)

Bản đồ hiện trạng rừng là bản đồ thể hiện trạng thái của thuộc tính nào đó của rừng tại thời điểm nghiên cứu. Khóa luận trình bày bản đồ hiện trạng rừng theo phân trường và bản đồ hiện trạng theo tuổi của lâm phần.

Bản đồ thu thập được là bản đồ hiện trạng rừng năm 2012, khóa luận tạo thêm các trường dữ liệu về sản lượng rừng và cập nhật giá trị cho các trường này. Sản lượng rừng được biểu thị thông qua các nhân tố như: Kích thước bình quân (Hg_bq, Dg_bq, H0_bq), thể tích bình quân (Vbq), thể tích sản phẩm bình quân (Vsp_bq), trữ lượng bình quân /ha (M), trữ lượng lô (M_lô)...

Thông qua việc lập hàm đếm thời gian tựđộng cho trường “namhientai”, tuổi của lâm phần được tựđộng tính ở những năm tiếp theo, từđó sản lượng rừng cũng

được tựđộng thay đổi theo tuổi. Qua điều tra khảo sát cho thấy khu vực nghiên cứu thuộc cấp đất II, nên khóa luận áp dụng kết quả tính toán sản lượng rừng cho cấp

Cơ sở dữ liệu của bản đồđược tựđộng cập nhật tựđộng theo thời gian và có thể thay đổi, chỉnh sửa dễ dàng giúp quản lý dự báo sản lượng rừng làm cơ sở cho việc lên kế hoạch khai thác, trồng và chăm sóc rừng.

Bảng 4.1: Bảng thống kê diện tích rừng theo đơn vị quản lý Phân trường Số lô Diện tích nhỏ

nhất (ha) Diện tích lớn nhất (ha) Diện tích (ha) Đầm Voi 36 0,1 1,59 455,33 Gia Huynh 75 0,1 29,45 162,35 Gia Phú 110 0,02 10,21 98,7 Lán Cát 108 0,06 37,31 794,91 Tổng 329 1511,29

Qua bảng 4.1 và bản đồ hiện trạng ta thấy diện tích các lô có sự chênh lệch lớn và ranh gới giữa các lô kề nhau chủ yếu sử dụng các yếu tố tự nhiên để phân chia dẫn đến các lô có hình dạng không chính tắc. Vấn đề này sẽảnh hưởng rất lớn

đến việc lập Coupe khai thác và các công việc ngoài thực địa như vận chuyển cây trồng, chăm sóc rừng, khai thác, vận chuyển gỗ… Vì vậy cần có kế hoạch phân chia lại diện tích các lô sao cho chênh lệch ít về diện tích, các lô có hình dạng chính tắc tạo thuận lợi cho công tác xây dựng chuỗi điều chế rừng và các công việc ngoài thực địa.

Bản đồ rừng trồng theo tuổi tại rừng liên kết Lâm Trường Xuân Lộc – Công ty AAA thể hiện tuổi của các lô trong lâm phần giúp cho việc lập kế hoạch khai thác, trồng và chăm sóc rừng được thuận tiện hơn.

Bảng 4.2: Bảng thống kê diện tích và trữ lượng rừng Keo lai theo tuổi năm 2012 Tuổi Số lô Diện tích (ha) Trữ lượng (m3)

1 52 218,66 712,81 2 138 193,32 3195,58 3 19 315,01 12231,84 4 9 291,71 18453,62 6 17 18,21 1941,9 7 4 6,16 769,63 8 8 1,07 150,48 9 2 395,95 61004,01 11 36 24,81 4371,27 14 27 23,27 4656,79 15 17 23,12 4764,79

Kết hợp bản đồ rừng trồng theo tuổi và bảng thống kê trên, khóa luận nhận thấy tổng diện tích giữa các tuổi tại lâm phần có sự chênh lệch lớn, các lô cùng tuổi phân bố rải rác không liền kề nhau trong đó diện tích của rừng Keo lai đạt 8 tuổi trở

lên là 467,9 ha, chiếm 31% tổng diện tích. Nếu khai thác theo tuổi thì sẽ gặp nhiều trở ngại như: sản lượng hàng năm chênh lệch nhau quá lớn, năm thì khai thác quá nhiều, năm thì không có sản lượng khai thác hoặc sản lượng quá ít, công tác khai thác rừng ảnh hưởng đến các lô rừng khác, vận chuyển lâm sản, trồng và chăm sóc rừng gặp khó khăn do giao thông không thuận lợi, mặt khác sự thay đổi độ che phủ

lớn đột ngột làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, đất dễ bị rửa trôi, xói mòn,… Vì vậy, cần tổ chức không gian và thời gian rừng đảm bảo sản xuất kinh doanh lâu dài, liên tục bằng cách thiết kế các Coupe tác nghiệp hàng năm. Phân chia lại diện tích khai thác hàng năm ở chu kỳ kinh doanh sau trên cơ sở tuổi thành thục số lượng của rừng tại khu vực nghiên cứu, như vậy diện tích khai thác và sản lượng gỗ hàng năm sẽ được duy trì ổn định theo một chu kỳ khép kín. Một chu kỳ tương

đương với tuổi khai thác của Keo lai đểđảm bảo lâm phần được khai thác đúng tuổi và liên tục giữa các Coupe khai thác trong chuỗi điều chếđảm bảo sản suất ổn định

theo thời gian.

Một phần của tài liệu ứng dụng gis trong xây dựng bản đồ điều chế rừng trồng keo lai tại rừng liên kết (Trang 35 - 40)