Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu ứng dụng gis trong xây dựng bản đồ điều chế rừng trồng keo lai tại rừng liên kết (Trang 27 - 33)

Để đạt được mục tiêu đã đề ra, khoá luận xác định những nội dung cần nghiên cứu như sau:

- Xây dựng bản đồ hiện trạng rừng trồng Keo lai tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc.

- Xây dựng bản đồ chuyên đề (bản đồ khai thác và trồng rừng hàng năm) phục vụ công tác quản lý, kinh doanh và phát triển rừng trồng Keo lai tại khu vực nghiên cứu.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành các nội dung nghiên cứu trên, khoá luận sử dụng phương pháp nghiên cứu như sau:

3.2.1. Ngoại nghiệp

Thu thập, kế thừa số liệu về điều tra sinh trưởng, tăng trưởng, và bản đồ số

của rừng trồng Keo lai tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc liên kết với Công ty Trồng rừng Châu Á (AAA). Đề tài kế thừa kết quả nghiên cứu “Lập biểu sản lượng tạm thời cho rừng Keo lai (Acacia mangium X Acacia auriculiformis) trồng tại Huyện Xuân Lộc – Tỉnh Đồng Nai” của thạc sĩ Nguyễn Sanh Phát về sinh trưởng, tăng trưởng của cây Keo lai.

Các phương trình mô hình hóa thể hiện mối liên quan giữa các nhân tố sản lượng:

ln(H0_bq) = 3,8929 – 2,7547/A0,7

Hg_bq = 0,2602 + 0,9566.H0_bq – 3,017.log(A) log(Dg_bq) = 0,0702 + 0,779.log(Hg_bq) Vbq = 10-4,2017.Dg_bq1,8537. Hg_bq0,9514

Vsp = - 0,00168 + 0,92452.Vbq log(N) = 3,3607 – 0,2057.log(A) M = 10-0,841.Dg_bq1,8537.Hg_bq0,9514.A-0,2057

Hiện trạng rừng được Công ty AAA điều tra và cập nhật hàng năm nên khóa luận không điều tra kiểm chứng.

Do đặc điểm thổ nhưỡng tại khu vực nghiên cứu là cấp đất II nên khóa luận áp dụng kết quả tính toán sản lượng rừng cho các cấp tuổi rừng Keo lai cấp đất II.

Bảng 3.1: Biểu sản lượng rừng trồng Keo lai cấp đất II (Nguyễn Sanh Phát, 2011)

A N H0 Dg Hg V Vsp M Zv ZM ∆M (cây) (m) (cm) (m) (m3) (m3) (m3) (m3/năm) (m3/năm) (m3/ha/năm) 2 1990 9,0 5,9 8,0 0,0122 0,0096 24,3 12,14 3 1830 13,7 8,1 11,9 0,0320 0,0279 58,6 0,0198 34,36 19,55 4 1725 17,3 9,7 15,0 0,0554 0,0495 95,5 0,0233 36,87 23,88 5 1648 20,1 10,9 17,4 0,0791 0,0714 130,3 0,0237 34,76 26,05 6 1587 22,4 11,8 19,3 0,1018 0,0924 161,5 0,0227 31,25 26,92 7 1538 24,2 12,5 20,9 0,1230 0,112 189,1 0,0212 27,59 27,02 8 1496 25,8 13,2 22,2 0,1426 0,1302 213,3 0,0196 24,22 26,67 9 1460 27,1 13,7 23,3 0,1606 0,1468 234,6 0,0180 21,25 26,06 11 1401 29,3 14,5 25,2 0,1925 0,1763 269,7 0,0318 35,13 24,52 14 1333 31,8 15,4 27,2 0,2315 0,2124 308,7 0,0390 38,98 22,05 15 1315 32,4 15,6 27,7 0,2426 0,2226 319,0 0,0111 10,28 21,26 18 1266 34,1 16,2 29,1 0,2716 0,2494 343,9 0,0290 24,97 19,11 3.2.2. Nội nghiệp 3.2.2.1. Hiệu chỉnh dữ liệu bản đồ

Các dữ liệu bản đồ thu thập được chuyển về hệ quy chiếu VN2000, múi 30, kinh tuyến trục 107,750. Việc chọn hệ quy chiếu này nhằm tạo bản đồ có hệ quy chiếu đồng nhất với các bản đồ cấp cao hơn trong phạm vi nước Việt Nam, thuận lợi trong công tác quản lý bản đồ.

3.2.2.2. Tạo thêm trường dữ liệu

Bản đồ hiện trạng mà khóa luận kế thừa có tổng diện tích là 1511,29 ha và chưa có cơ sở dữ liệu về sản lượng rừng.

Để tạo thêm trường dữ liệu phục vụ xây dựng bản đồ hiện trạng, quản lý sản lượng rừng trồng ta chọn mục Table/Maintenace/chọn bản đồ cần thêm trường/hộp thoại Modify Table Structure xuất hiện, tạo thêm các trường dữ liệu cho bản đồ hiện trạng về sản lượng rừng như: Năm hiện tại (namhientai), tuổi (A), mật độ (N),

đường kính bình quân (Dg), chiều cao bình quân (Hg), chiều cao cây trội bình quân (H0), trữ lượng (M), thể tích bình quân (Vbq), thể tích sản phẩm cây bình quân (Vsp), trữ lượng sản phẩm của lô (Msp_lô)…

Hình 3.1: Tạo thêm trường dữ liệu

3.2.2.3. Cập nhật cơ sở dữ liệu cho các trường đã tạo

Tùy theo tính chất của các trường mà có các cách cập nhật dữ liệu khác nhau.

cập nhật thời gian trong Mapinfo để cập nhật thời điểm hiện tại và giá trị này sẽ

chạy tự động theo thời gian, sử dụng lệnh Table/ Update column…, xuất hiện hộp thoại Update Column, chọn các mục như hình dưới.

Hình 3.2: Cập nhật năm hiện tại

Tính tuổi của lâm phần tựđộng theo thời gian cho trường “tuoi”: Vào Update Column, chọn điều kiện ở các mục như hình dưới. Giá trị của trường này được tính từ giá trị năm của trường “namhientai” trừ đi giá trị của trường năm trồng “PLA_YEAR”. Kết quả là cho ra các giá trị về tuổi của các lô rừng. Giá trị của trường “namhientai” có thể chạy tự động theo thời gian nên giá trị tuổi của lâm phần cũng được chạy tựđộng theo thời gian.

Các trường liên kết với nhau bằng mô hình sinh trưởng thì nhập hàm sinh trưởng liên kết với các trường khác tại mục Value trong hộp thoại Update Column. Ví dụ: Cập nhật mật độ cây qua các tuổi cho trường “matdo_N” với log(N) = 3,3607 – 0,2057.log(A).

Hình 3.4: Tính mật độ theo phương trình tương quan giữa tuổi với mật độ.

Đối với các trường cập nhật giá trị từ một trường của bản đồ khác, ta mở hộp thoại Update Column lên, trong mục Table to Update chọn bản đồ cần cập nhật, chọn cột cần cập nhật trong mục Column to Update… như hình dưới. Ví dụ: Cập nhật diện tích khai thác năm 2013 (DTkt_2013) trong bản đồ khai thác rừng (BANDOKHAITHACRUNG), dữ liệu cập nhật được lấy từ cột diện tích (AREA) của bản đồ khai thác năm 2013(KT_2013). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.5: Cập nhật dữ liệu diện tích từ bản đồ “KT2013” sang bản đồ

“BANDOKHAITHACRUNG”

Có thể sử dụng chức năng Redistrict trong Window/ New Redistrict Window

để tổng hợp nhanh diện tích và trữ lượng rừng Keo lai theo tuổi.

Một phần của tài liệu ứng dụng gis trong xây dựng bản đồ điều chế rừng trồng keo lai tại rừng liên kết (Trang 27 - 33)