Tiếp tục thử những kết hợp khác nhau.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng tư duy sáng tạo: Phần 2 - ThS. Trần Hữu Trần Huy (Bậc đại học chương trình Chất lượng cao) (Trang 43 - 46)

2.3. Đặt những câu hỏi hợp lý

Albert Einstein từng nói: “Điều quan trọng là đừng bao giờ ngừng đặt câu hỏi”. Hãy đặt thật nhiều câu hỏi về bất kỳ vấn đề nào mà bạn đang tìm cách giải quyết. Càng đặt nhiều câu hỏi bao nhiêu, bạn sẽ hiểu nhiều về vấn đề đó bấy nhiêu.

Những người sáng tạo, đặc biệt là người có tính sáng tạo cao, thường biết vượt qua cái bóng của mình để đặt ra những câu hỏi, đây là bản tính của họ. Những câu hỏi khơng sợ những lời phê phán. Những chất vấn tự nhiên thường bị nhầm lẫn là sự chỉ trích trong khi đơn giản chỉ là chất vấn, thăm dò. Bạn hãy đặt ra những câu hỏi cho những sự việc thường ngày ví dụ như: “Nếu thang máy khơng chỉ đi lên và xuống mà cịn từ đầu này sang đầu kia thì sẽ thế nào?”, “Nếu cơ quan yêu cầu mỗi ngày mọi người phải cười ít nhất 30 phút thì sao?”…

Có nhiều cách đặt câu hỏi tùy vào mục đích. Có thể sử dụng kỹ thuật “Hỏi tại sao năm lần” (ask why five times) để tìm gốc rễ vấn đề khi thắc mắc một vấn đề gì đó chưa được giải đáp. Kỹ thuật này yêu cầu hỏi “Tại sao?” ít nhất năm lần. Đến khi khơng cịn câu trả lời cho câu hỏi “tại sao” nữa thì nguyên nhân gốc đã được nhận dạng. Hoặc sử dụng những câu hỏi “5W và 1H” căn bản của nghề báo. Đó là: Ai, cái gì, ở đâu, khi nào, tại sao và như thế nào?

Chẳng hạn, bạn có thể đặt những câu hỏi: Ai là đối thủ cạnh tranh của ta? Ai là khách hàng của ta? Tổ chức của chúng ta làm gì? Nhiệm vụ của chúng ta là gì? Chúng ta có thể tạo được những bước cải tiến ở đâu? Chúng ta có thể lấy những thơng tin về đối thủ của

134

mình ở đâu? Khi nào chúng ta nên thâm nhập vào một thị trường mới? Khi nào là thời điểm thích hợp nhất để khách hàng mua sản phẩm của chúng ta? Tại sao khách hàng chọn sản phẩm của chúng ta? Tại sao chúng ta lại muốn thâm nhập thị trường mới? Đặt thật nhiều câu hỏi, bạn sẽ hiểu rõ hơn về tổ chức, về cơ quan của bạn và môi trường xung quanh. Nếu có sự hiểu biết tốt hơn, bạn sẽ có những cái nhìn sáng tạo về cách cải tạo nó.

Bài tập vận dụng

Hãy nghĩ ra càng nhiều công dụng của một vật thể, một dụng cụ bất kì càng tốt, ví dụ: - Mũ bảo hiểm? - Ly uống nước? - Hòn đá? - Chiếc lược? - Cây bút? - Ghim kẹp giấy? - ....

Chẳng hạn, bạn lấy ra ghim kẹp giấy và tự hỏi: “Cái này dùng để làm gì?”. Đầu tiên, hãy thay đổi cách đặt câu hỏi, bạn nên để đầu óc của mình được “mở” hơn với một câu hỏi khiến bạn phải nghĩ ra thật nhiều đáp án, như: “Có thể dùng cái cái ghim này vào những việc nào?”

Tiếp theo là những câu trả lời. Nếu câu trả lời của bạn là “để kẹp giấy” thì đây là cách thơng thường. Tuy nhiên, nếu bạn xem đây không chỉ là chiếc ghim kẹp giấy mà còn là một mẩu dây thép, có nghĩa là bạn bắt đầu q trình tư duy sáng tạo. Từ cách nhìn đó, bạn sẽ thấy được nhiều cơng dụng mới của ghim kẹp giấy. Ví dụ, nó có thể dùng làm dây cầu chì cho một mạch điện, một dụng cụ dùng để đánh dấu hoặc một chiếc kẹp để giữ hộp. Hãy bắt đầu chú ý tới các khả năng trong các trường hợp khác nhau, những tiện ích khác mà chiếc ghim này có thể mang lại.

2.4. Tạo ra những góc nhìn mới

Chúng ta đang bị ảnh hưởng bởi thói quen và những giới hạn. Tất cả chúng ta đều có một cách thoải mái và khác biệt để làm mọi thứ, và chẳng có gì sai khi làm như vậy cả.

135

Tuy nhiên, có một vấn đề nảy sinh ra bất kỳ khi nào chúng ta cố gắng vượt ra khỏi đường mịn thói quen. Mỗi suy nghĩ để làm một việc gì đó khác thường có thể làm bạn lo sợ. Nhưng tư duy sáng tạo luôn yêu cầu ta làm điều đó. Charles Kettering, một nhà phát minh ra động cơ điện tự động đã có lần nói rằng: “Chúng ta sẽ khơng bao giờ có được một cái nhìn mới mẻ từ tận cùng của con đường mịn thói quen”.

Đơi lúc một nhà bác học với một kiến thức uyên thâm không thể giải quyết một vấn đề đơn giản mà một đứa trẻ lên mười có thể làm được. Một người trưởng thành suy nghĩ quá nhiều, bị trói buộc bởi quá nhiều tri thức, quá nhiều giới hạn và quá nhiều thành kiến. Đơi lúc có những vấn đề khá đơn giản nhưng ta lại tư duy quá cao siêu và gặp thất bại. Lúc bé, chúng ta học nhiều về thường thức trong cuộc sống. Tất nhiên, những hiểu biết đó đã giúp ích cho ta trong đời sống hàng ngày. Tuy vậy, cũng có những lúc nó khơng những vơ dụng mà còn làm hạn chế tư duy của chúng ta khi giải quyết một số vấn đề. Thực tế cho thấy, nhiều vấn đề đơn giản đến nỗi trẻ con cũng làm được mà người lớn lại cảm thấy vơ cùng khó khăn.

Đầu óc của con người vì sao lại bị ràng buộc bởi những “hiểu biết về kiến thức thông thường” hoặc là những “kiến thức và kinh nghiệm của quá khứ”. Suy nghĩ cũng làm cho con người mệt mỏi, nên cần có thời gian thích đáng để nghỉ ngơi. Nhất là gặp những trường hợp nhiều lần được giải quyết một cách thuận lợi bởi những kinh nghiệm sẵn có, lúc đó đầu óc của chúng ta sẽ chọn cách ‘tiết kiệm tư duy” để ứng phó với những vấn đề đó. Chúng ta đã trở nên rất quen thuộc khi làm mọi thứ theo một cách nhất định mà chúng ta có thể mất đi khả năng thốt ra khỏi những thói quen của mình. Có lẽ điều quan trọng nhất là gia tăng nhận thức của chúng ta về những người là nạn nhân của lối tư duy theo khuôn mẫu như thế nào. Khi làm điều này, ta hiểu biết rõ hơn khi nào chúng ta sẽ bị lạc vào đường mòn ấy.

136

Hãy ra khỏi

thành phố thói quen

Sự quen thuộc về một thứ gì đó là một kẻ tiếp tay cho thói quen. Sau đây là những cách thức giúp chúng ta tạo ra những góc nhìn mới:

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng tư duy sáng tạo: Phần 2 - ThS. Trần Hữu Trần Huy (Bậc đại học chương trình Chất lượng cao) (Trang 43 - 46)