Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt chạy đồng ở huyện hồng dân tỉnh bạc liêu (Trang 81)

5.1.1. Tồn tại

Việc chăn nuôi vịt chạy đồng đã đem lại rất nhiều lợi ích cho người nuôi vịt nói riêng và cho xã hội nói chung. Cụ thể là vịt đã đem lại lợi nhuận trực tiếp cho nông dân và những lợi ích gián tiếp cho người dân xung quanh. Bên cạnh đó nó cũng có một số tồn tại sau:

5.1.1.1. Đối với hộ nuôi với quy mô nhỏ

- Việc nuôi vịt là tự phát, không thông qua địa phương tức là hộ không xin phép địa phương trước khi nuôi vịt. Ngoài ra khi có dịch cúm xảy ra thì một số hộ

không khai báo với địa phương. Đây là nguyên nhân làm cho địa phương khó kiểm soát dịch bệnh.

- Hầu hết các hộ không được trang bị kỹ thuật nuôi, nên hiệu quả không cao lắm. Hộ nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nuôi của bản thân.

- Quy mô nuôi nhỏ lẻ làm cho lợi nhuận tuy có nhưng chưa thật sự đủ để

nông dân làm giàu.

- Việc chuyển đồng gọn nhẹ hơn so với quy mô lớn

5.1.1.2. Đối với hộ nuôi với quy mô vừa và lớn

- Sản phẩm thường được bán cho thương lái hoặc ở các chợ, nên bị mua với giá thấp hoặc đôi khi bị thương lái ép giá, giá cả thị trường lại rất thất thường. Do đó thu nhập nông dân nuôi vịt chạy đồng không ổn định.

- Việc chuyển đồng và thuê đồng hiện gặp nhiều khó khăn do thiếu đồng vì số lượng vịt lớn nên cần nhiều đồng chạy hơn, mất nhiều thời gian và chi phí.

- Đa số nông dân được hỏi đều thiếu vốn nuôi vịt. Bởi vì số vốn trong gia

5.1.2. Nguyên nhân

Những tồn tại kể trên xuất phát từ những nguyên nhân sau:

- Đa số các hộ nông dân nuôi vịt chạy đồng thường rất chủ quan, họ thường không tin tưởng và mong chờ gì ở cán bộ địa phương. Do đó, việc khai báo về số

lượng nuôi, tình hình bệnh vịt cũng như việc tham gia vào các khóa tập huấn kỹ

thuật của địa phương tổ chức là không cần thiết đối với họ.

- Về phía địa phương tuy có quan tâm đến bà con nuôi vịt nhưng chưa đáng kể, địa phương chưa thật sự gần gũi với họ. Việc tổ chức các khóa tập huấn kỹ thuật là chưa đáng kể, chưa phổ biến và chưa thường xuyên.

- Việc thương lái ép giá làm cho giá thấp. Ngoài ra khi có dịch cúm nhu cầu về sản phẩm cũng giảm làm cho giá giảm theo, lợi nhuận của nông dân vì thế giảm

đáng kể.

- Hộ nuôi vịt chạy đồng ngày càng tăng làm cho việc thiếu đồng trở thành một vấn đề nan giải.

- Chính sách vay vốn của địa phương chưa thật sự hợp lý và chưa đến với nông dân nuôi vịt chạy đồng.

5.2. GIẢI PHÁP

Để giải quyết những tồn tại trên cần phải thực hiên các giải pháp sau:

5.2.1. Đối với chính quyền địa phương

Kiểm soát chặt chẽ tình hình nuôi vịt của bà con địa phương, tăng cường hỗ

trợ mỗi khi hộ nuôi vịt gặp khó khăn. Đặc biệt là thực hiện công tác phòng và khắc phục dịch cúm gia cầm và các loại bệnh khác cho vịt, vì đây là nguyên nhân chính làm cho kết quả nuôi của hộ bị lỗ, và làm giảm đáng kể thu nhập của hộ. Ngoài ra cần phải thực hiện tốt các giải pháp về vốn, về kỹ thuật nuôi và giá sản phẩm. Tức là phải hỗ trợ tích cực nguồn vốn và kỹ thuật cho hộ, cũng như trợ giá trong thời gian cúm, nhằm khắc phục khó khăn và những nguy cơ làm giảm thu nhập của hộ nuôi vịt.

5.2.2. Đối với bản thân hộ nuôi vịt

- Nên khai báo tình hình nuôi vịt của gia đình cũng như số lượng nuôi để địa phương dễ dàng hỗ trợ khi cần thiết hoặc những lúc hộ gặp khó khăn về dịch bệnh về vốn hoặc về giá sản phẩm.

- Tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật mới của địa phương mỗi khi có dịp, thường xuyên theo dõi thông tin dịch bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng

để kịp thời nắm bắt những kỹ thuật mới. Có thì mới có thể kết hợp tốt kinh nghiệm nuôi của gia đình với khoa học kỹ thuật hiện đại, đồng thời kịp thời đối phó khi dịch cúm hoặc các loại bệnh khác bùng phát trên diện rộng hoặc của riêng gia đình.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu về tình hình và hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy

đồng tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu ta rút ra được các kết luận sau:

Hiện nay tình hình nuôi vịt của bà con địa phương tương đối phát triển hơn trước đây. Nó chiếm vị trí khá quan trọng trong đời sống của người nông dân. Đây cũng là vấn đề đang được nhà nước quan tâm, đặc biệt là trong thời điểm hiện nay dịch cúm đã và đang xuất hiện trở lại ở một số địa phương ở nước ta nói riêng và ở

một số nước khác trên thế giới nói chung.

Ngoài việc đem lại thu nhập thêm cho chính bản thân người nông dân nuôi vịt, thì việc nuôi vịt đẻ chạy đồng còn đem lại lợi ích cho xã hội và bà con xung quanh. Đặc biệt là vịt khi được thả vào đồng thì ăn ốc bưu vàng và một số sâu bọ

gây hại cho lúa, làm cho chi phí của việc làm ruộng của nông dân giảm đi đáng kể.

Điều này được kiểm định qua việc phân tích hiệu quả chăn nuôi (đối với hộ nuôi và

đối với người dân xung quanh) của việc nuôi vịt.

Tuy việc nuôi vịt hiện nay thu được nhiều thuận lợi nhưng cũng còn một số

khó khăn mà nông dân nuôi vịt gặp phải như: Phải đối đầu với tình hình dịch cúm, chi phí giống cao gây thiếu vốn, giá vịt và trứng vịt cũng hay thất thường nên thu nhập của họ khó ổn định, đôi khi là bị lỗ…Ngoài ra nó còn gây ra một số thiệt hại cho người dân xung quanh như gây lở bở ruộng hoặc đôi khi gây bệnh cho nông dân khi nguồn nước ruộng bị ô nhiễm.

6.2. KIẾN NGHỊ

Qua những quá trình phân tích và kết luận trên trên em xin có một số kiến nghị với các cơ quan chức năng như sau:

- Cần phải có những chính sách biện pháp để hỗ trợ cho nông hộ nuôi vịt. Gần gũi với nông hộ hơn để nắm bắt tình hình cũng như số lượng vịt nuôi của nông hộđể dễ dàng kiểm soát dịch bệnh và kịp thời có biện pháp phòng tránh.

- Thường xuyên mở các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi để nâng cao kỹ thuật cho hộ nuôi, khả năng phòng chống và xử lý dịch bệnh.

- Nên can thiệp về giá sản phẩm, nhất là khi giá sản phẩm giảm hoặc trường hợp bị ép giá bởi các thương lái hoặc chủ lò.

- Không nên gây khó khăn, mà phải tạo điều kiện tốt cho việc chuyển đồng

đi xa của hộ nuôi ở địa phương cũng như những hộ từ nơi khác chuyển đồng vềđịa phương.

- Tạo điều kiện để nông dân có thể tiếp cận nguồn vốn vay của nhà nước khi họ thực sự cần đến vốn để mở rộng quy mô sản xuất, tăng thu nhập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lâm Quang Huyên (2005), Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp

Việt Nam, NXB Trẻ, TP.HCM

2. Võ Thị Thanh Lộc (2001), Thống kê ứng dụng và dự báo trong kinh doanh và

kinh tế, NXB Thống kê, TP.Cần Thơ

3. Nguyễn Phú Son, Huỳnh Trường Huy, Trần Thị Ái Đông (2004), Giáo trình kinh

PHỤ LỤC

MẪU CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI VỊT CHẠY ĐỒNG 1. Anh (chị) vui lòng cho biết:

Họ tên:……….. Q1a……

Địa chỉ:………. Q1b……

Tuổi:……… Q1c……

Trình độ văn hóa:……….. Q1d……

2. Anh chị có phải là người địa phương không Q2……. a. Có sang câu 3 b. không sang câu 5

3. Anh chị thường thả vịt gần nhà hay sang địa phương khác Q3……. a. Gần nhà b. Sang địa phương khác

4. Anh chị thường thả vịt ở đâu……… Q4…… 5. Anh chị từđịa phương nào tới……… Q5……. 6. Gia đình mua vịt con, vịt tơ hay mua vịt hậu bị trước khi vào đẻ? Q6…… a. Vịt con nuôi đến gần đẻ thì bán Æ dừng

b. Vịt tơÆ dừng

c. Vịt hậu bị trước khi vào đẻ Æ tiếp tục

7. Tổng số người trong gia đình………. Q7…… Lao động nữ……… Lao động nam……… .

8. Gia đình anh chị có xảy ra dịch cúm gia cầm không Q8…… a. Có b. Không

9. Nếu có

Số lượng bị thiêu hủy Q9a…….. Số tiền bị thiệt hại Q9b…….. Số tiền được hỗ trợ Q9c…….. 10. Gia đình có bao nhiêu năm trong nghề……… Q10……

11. Sau cúm gia cầm gia đình có tiếp tục nuôi vịt không Q11…… a. Có b. Không

12. Nếu có thì số lượng tăng hay giảm Q12…… a. Tăng b. Giảm c. Không đổi 13. Nếu không gia đình chuyển sang làm nghề gì Q13……

a. Làm ruộng b. Buôn bán c. Làm việc cho nhà nước d. Làm vườn e. Khác………….

14. Đàn vịt có được tiêm ngừa virus cúm gia cầm và các loại bệnh khác không? a. Có b. Không Q14…… 15. Việc tiêm ngừa cho gia cầm được thực hiện như thế nào? Q15……. a. Cán bộ xuống tiêm ngừa b. Gia đình mang đi tiêm ngừa c. Cả hai d. Khác………..

16. Tại sao gia đình lại chọn nuôi vịt mà không chăn nuôi hay làm ngành nghề khác Q16……

a. Ít ruộng đất b. Vốn ít c. Không biết chữ d. Có sẵn lao động e. Khác……….

17. Đợt nuôi gần đây nhất, kết quả nuôi như thế nào? Bao nhiêu? Q17…… a. Lời b. Lỗ c. Hòa vốn

Số lượng……….con Q17a…… Thời gian nuôi (từ lúc nuôi đến lúc bán vịt sau khai thác)...tháng

Q17b…….. Thời gian vịt cho trứng……… Q17c…….

Thời gian vịt ngỉđẻ……… Q17d……. Tỉ lệ hao hụt………..%/đợt Q17e……..

18. Hao hụt do nguyên nhân nào Q18……... a. Lạc mất b. Bệnh

c. Cả hai d. Khác………..

19. Cơ cấu thu nhập trong gia đình (trong năm 2006) Q19………. STT Nguồn thu Tỷ lệ phần trăm thu nhập

1 Làm ruộng 2 Làm vườn 3 Chăn nuôi vịt 4 Chăn nuôi heo 5 Chăn nuôi gà 6 Chăn nuôi bò 7 Chăn nuôi khác 8 Nuôi cá 9 Làm thuê 10 Buôn bán 11 Khác………..

20. Trong 3- 4 năm qua thu nhập bình quân của gia đình tăng hay giảm Q20… a. Tăng b. Giảm c. Không đổi

21. Nguyên nhân tăng Q21…… a. Năng suất tăng b. Giá sản phẩm tăng

c. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất d. Áp dụng khoa học kỹ thuật e. Khác………..

22. Nguyên nhân giảm Q22…… a. Chi phí tăng b. Ảnh hưởng dịch cúm gia cầm c. Thiếu sự hỗ trợ của chính quyền d. Thời tiết không thuận lợi e. Khác………..

23. Gia đình có thường xuyên cập nhật thông tin về khoa học kỹ thuật hoặc các thông tin có liên quan đến việc nuôi vịt hay không? Q23…… a. Có b. Không

24. Nếu có, thông tin được lấy từđâu Q24…… a. Các phương tiện truyền thông b. Trung tâm khuyến nông

c. Các trường, viện d. Khác………. 25. Anh chịđánh giá như thế nào về sự hữu ích của việc cập nhật thông tin trên (1:không hữu ích, 5: rất hữu ích) Q25…… 1 2 3 4 5

26. Anh chị có áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc sản xuất không Q26…… a. Có b. Không

27. Hiện nay gia đình còn nuôi vịt không Q27.….. a. Có b. Không

28. Nếu có thì, số lượng……….con Q28….... 29. Trước khi nuôi gia đình có xin phép chăn nuôi không Q29…… a. Có b. Không

30. Anh chị mua giống gia cầm ở đâu? Q30……

a. Tự nhân giống b. Được nhà nước hỗ trợ giống c. Các cơ sởấp nở d. Hộ nuôi vịt e. Khác:……… 31. Giống vịt nuôi lấy trứng là giống vịt gì? Q31…... a. Vịt Cỏ b. Vịt Khaki Campbell c. Vịt CV 2000 Layer d. Khác:……… 32.Vịt dùng để nuôi lấy trứng thì trứng dùng vào mục đích gì? Q32…… a. Bán trứng b. Ấp và nuôi tiếp vụ sau c. Ấp và bán vịt con d. Khác:………

33.Gia đình tự nuôi hay thuê mướn lao động Q33…… a. Gia đình b. Thuê mướn toàn bộ

c. Vừa gia đình vừa thuê mướn d. Khác……….

34. Nguồn vốn nuôi vịt là từđâu Q34…… a. Vốn tự có của gia đình. b. vốn vay, hỗ trợ

c. Cả hai d. Khác:………

35. Tài sản cố định cho việc nuôi vịt (máy móc, ghe chuyên chở, xe chuyên chở,...) có nguyên giá là bao nhiêu?... Q35……

Sử dụng được trong bao lâu……….

36. Giá vịt giống của đàn vừa rồi………đ/con Q36…… Chi phí vịt giống /đợt (tự tính, xem Q13a)……….

37. Chi phí vận chuyển con giống /đợt……….. Q37…… 38. Công cụ dùng làm chuồng và dụng cụ thu hoạch /đợt……… Q38…… 39. Các loại thuốc thú y Q39…… Số lần tiêm/ đợt……… Số tiền/ lần tiêm……… Chi phí thuốc thú y /đợt (tự tính) 40. Số tiền thuê đồng Q40…… Số tiền……….đ/ công Bao nhiêu………..công/ đợt Chi phí thuê đồng /đợt (tự tính)

41. Thức ăn (cho ăn thêm và thức ăn trong lúc không có đồng) Q41…… Cho vịt ăn thức ăn gì (lúa, ốc, thức ăn hỗn hợp,...)………. Một đợt mua mấy lần……….

Mua bao nhiêu /lần……….(kg, giạ, tạ,……..) Giá thức ăn………..(đ/ kg, giạ, tạ,……..) Chi phí thức ăn /đợt (tự tính)

42. Số người chăn vịt………... Q42…… Của gia đình……… Thuê mướn……….. Số tiền/người/tháng ……… Chi phí lao động /tháng (tự tính) Chi phí lao động /đợt (tự tính) 43. chuyển đồng Q43……

Lần chuyển đồng gần đây là đi đâu ………..

Số tiền chuyển đồng /đợt ……….. 44. Chi phí bán sản phẩm /đợt (nếu có)……….. Q44…… 45. Các chi phí khác Q45…… a……… b……… c……… d………

Chi phí khấu hao tài sản cốđịnh (định phí) trong đợt nuôi vừa rồi: STT Khoản mục chi phí Số tiền (đồng) 1 Tài sản cốđịnh: máy móc, ghe, xe chuyên chở...

2 Chi phí con giống 3 Công cụ làm chuồng và dụng cụ thu hoạch 4 Khác...

Tình hình chi phí phát sinh (biến phí) trong đợt nuôi vừa rồi:

STT Khoản mục chi phí Số tiền (đồng)

1 Chi phí vận chuyển con giống

2 Các loại thuốc thú y 3 Số tiền thuê đồng 4 Chi phí thức ăn 5 Chi phí lao động 6 Chuyển đồng 7 Chi phí bán sản phẩm 8 Khác... 46. trứng vịt được bán cho ai Q46... a. Chợ b. lò ấp c. Thương lái d.Khác……….

47.Vịt sau khi khai thác thì được bán cho ai? Q47...

a. Chợ b. lò ấp

c. Thương lái d.Khác……….

48. Số trứng trung bình trên 1 đêm……… Q48...

Giá trung bình………đ/trứng

Doanh thu từ trứng /đợt (tự tính)………

49.Giá vịt trung bình……….đ/con Q49...…

Doanh thu từ thịt vịt /đợt (tự tính)………

50. Gia đình gặp khó khăn gì khi nuôi vịt Q50...

a. Hay bị cúm b. Chi phí giống cao

c. Gia thất thường d. Tốn nhiều thời gian

e. Khác………

51. Sau đợt nuôi này anh chị có tiếp tục nuôi không Q51…… a. Có b. Không

52. nếu không, anh chị sẽ làm nghề gì, anh chị cần nhà nước hỗ trợ gì? ………Q52a……….. Nếu có, anh chị cần nhà nước hỗ trợ gì?... ……….. Q52b……… 53. Nuôi vịt có những thuận lợi gì? Q53…… a. Nguồn thức ăn có sẵn b. Tốn ít vốn c. Thị trường tiêu thụ dễ d. Giải quyết lao động nhàn rỗi e. Khác……….

54. Lý do không nuôi vịt nữa Q54……

a. Sợ cúm b. Đầu tư làm việc khác c. Thiếu vốn d. Lãi ít e. Khác……….

CHI PHÍ VÀ LỢI ÍCH TỪ VIỆC NUÔI VỊT CHẠY ĐỒNG ĐỐI VỚI CÁC HỘ XUNG QUANH Họ tên:………. Tuổi:………. Địa chỉ:………. Trình độ văn hóa:………....

1. Anh chị có bao nhiêu công ruộng ……… Q55……….

2. Khi cho vịt vào đồng ăn thức ăn trên đồng có gây lở bờ không? Nếu có chi phí khắc phục là bao nhiêu tiền /đợt……… Q56………

3. Khi cho vịt vào đồng có gây ô nhiễm nguồn nước làm cho gia đình hoặc người dân xung quanh phải đi lấy nước từ nơi khác về sử dụng hay không? Nếu có thì phải tốn bao nhiêu tiền /đợt……… Q57………

4. Khi cho vịt vào đồng có gây ô nhiễm nguồn nước làm cho gia đình hoặc người dân xung quanh bị bệnh hay không?...Nếu có thì phải tốn bao nhiêu tiền /đợt mới khỏi……….. Q58…………...

5. Khi cho vịt vào đồng có ăn sâu bọ, rầy…trên đồng hay không? Nếu có thì giảm được bao nhiêu tiền thuốc xịt /công /đợt ……… Q59………….

6. Khi cho vịt vào đồng có ăn ốc bưu vàng trên đồng hay không? Nếu có thì giảm

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt chạy đồng ở huyện hồng dân tỉnh bạc liêu (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)