Trong những năm kháng chiến nơi đây là căn cứ cách mạng. Sau ngày giải phóng được nhà nước phong tặng 92 bà mẹ Việt Nam anh hùng, có 6/8 xã là xã anh hùng. Tuy vậy, Hồng Dân là một Huyện nghèo của Tỉnh, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, thu nhập bình quân là 800.000 đồng/ tháng, dân trí còn thấp, điều kiện kinh tế, phát triển hàng hóa còn gặp nhiều khó khăn. Có 8/8 xã, thị trấn thuộc diện chương trình 135 của Chính Phủ.
Từ khi có sự đổi mới của Đảng và Nhà Nước nền kinh tế của cả nước nói chung, của huyện Hồng Dân nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng và ổn định, đời sống vật chất tinh thần của các tầng lớp nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực, cơ sở hạ tầng kỹ thuật được nâng lên, giao thông thủy lợi được phát triển. Trước kia giao thông chủ yếu bằng đường thủy, thì
đến nay đã có 2/8 xã, thị trấn có đường xe 4 bánh xuống được trung tâm của xã, thị
trấn, tất cả các xã còn lại đều có xe 2 bánh xuống tận các ấp. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa và đi lại của người dân. Trình độ dân trí của người dân được nâng lên đáng kể, thu nhập bình quân đầu người tăng. Tiềm năng kinh tế của huyện đã được khơi dậy, có những vùng từ trồng lúa chuyển sang nuôi tôm, các nghành nghề tiểu thủ công nghiệp cũng được phát triển đáng kể.
Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế xã hội: *Thuận lợi:
Huyện Hồng Dân có điều kiện thuận lợi để kết hợp hài hòa tài nguyên nước ngọt và nước mặn, phát triển đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích sản xuất. Các điều kiện tài nguyên thiên nhiên của huyện mới
được khai thác ở trình độ thấp. Sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản chiếm thế mạnh của huyện. Nuôi trồng thủy sản phát triển đã tác động tích cực đến nhiều lĩnh vực kinh tế khác.
Khi tuyến đường quốc lộ 63 được hoàn thiện nối với tuyến Cầu Sập- Ngan Dừa; sẽ mở ra cho huyện mối quan hệ kinh tế- xã hội với các huyện trong tỉnh và các huyện giáp ranh của tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng và Cà Mau thúc
đẩy phát triển thương mại, dịch vụ, vận tải…Dự kiến trong tương lai địa bàn xã Vĩnh Lộc sẽ là trung tâm giao lưu, điểm đưa đón khách du lịch từ phía tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang đi đến du lịch Nhà Mát và tuyến du lịch sinh thái ven biển của tỉnh Bạc Liêu.
Chủ trương chuyển đổi sản xuất thành công góp phần nâng cao thu nhập dân cư và thúc đẩy hạ tầng cơ sở phát triển, nhất là thủy lợi, giao thông nông thôn, lưới điện, thông tin liên lạc… Bên cạnh đó các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục cũng
được tăng cường, cải thiện rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội được giữ vững, dân chủ cơ sởđược phát huy, bộ mặt nông thôn đã thay đổi đáng kể, tinh thần đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cưđược duy trì thường xuyên và đạt nhiều kết quả tốt.
*Hạn chế:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế dưới mức bình quân của tỉnh. Thu ngân sách huyện rất thấp. Thực hiện chủ trương miễn thu thuế đất nông nghiệp cho các xã thuộc chương trình 135. Thu ngân sách chiếm tỷ lệ rất thấp so với thu ngân sách của tỉnh. Trong khi nhu cầu đầu tư đòi hỏi rất lớn và cấp thiết, chủ yếu dựa vào ngân sách cấp trên.
Nền kinh tế của huyện dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm còn thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lĩnh vực chậm.Trên địa bàn huyện chưa có cụm công nghiệp, sản phẩm nông sản và thủy sản hàng hóa chưa được chế biến và xuất khẩu tại huyện.
Hạ tầng cơ sở yếu kém, giá thành đầu tư cao hơn các nơi khác do địa chất công trình yếu, không có nguồn vật liệu tại chỗ nên chưa tạo được môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư.
Công tác tổ chức quản lý quy hoạch chuyển đổi sản xuất còn nhiều bất cập, nhất là về môi trường, nguồn nước và con giống sản xuất, các mô hình sản xuất chưa
đa dạng, tỷ lệ hộ nuôi tôm đạt hiệu quả thấp còn nhiều, chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp còn chậm.
Trình độ dân trí, nhất là trình độ tay nghề thấp, tỷ lệ lao động không làm việc và chưa có việc làm cao; Là trở ngại trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa và phát triển kinh tế huyện. bên cạnh đó các vấn đề xã hội khác như giải quyết việc làm xóa đói giảm nghèo… là những vấn đề cấp thiết cần giải quyết, đòi hỏi sự
nỗ lực phấn đấu và nguồn đầu tư lớn từ ngân sách huyện cũng như ngân sách cấp trên.