Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ chăn nuôi vịt đẻ chạy

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt chạy đồng ở huyện hồng dân tỉnh bạc liêu (Trang 77)

CHĂN NUÔI VỊT ĐẺ CHẠY ĐỒNG

4.3.1. Đối với hộ nuôi với quy mô nhỏ

Bảng 50: BẢNG HỒI QUY CHĂN NUÔI VỊT CHẠY ĐỒNG QUY MÔ NHỎ

Mô hình Hệ số hồi quy R Hệ số xác định R2 Hệ số xác định R2 điều chỉnh Độ lệch chuẩn số trung bình Chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng 0,994 0,988 0,981 179,026 ANOVA Nguồn biến động Tổng bình phương Độ tự do (Df)

Phương sai F Sig F

Nguồn biến động Số dư Tổng 48.109.187 608.954 48.718.141 10 19 29 4.810.918,7 32050,2 150,1 0.0

Chỉ tiêu (đồng/trứng) B Std. Error T P- Value

Hằng số 1258,306 108,390 11,517 0,000 Chi phí khấu hao (X1) 4,768 21,288 0,224 0,825 Chi phí vịt giống (X2) - 0,126 0,202 - 0,623 0,541 Chi phí vận chuyển (X3) - 0,880 6,682 - 0,132 0,897 Chi phí công cụ (X4) 0,093 2,607 0,036 0,972 Chi phí thuốc thú y (X5) 1,921 1,881 1,021 0,320 Chi phí thuê đồng (X6) - 1,132 0,397 - 2,855 0,010 Chi phí thức ăn (X7) - 1,122 0,037 -30,116 0,00 Chi phí lao động (X8) - 1,666 0,327 - 0,594 0,00 Chi phí chuyển đồng (X9) 1,915 2,225 0,861 0,400 Chi phí bán sản phẩm (X10) - 9,850 7,477 - 1,317 - 0,203

4.3.1.1. Giải thích hệ số R và R

R = 99,4%,Điều này cho thấy mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (lợi nhuận) Y (đồng/trứng) và các biến độc lập Xi (i= chi phí khấu hao, chi phí vịt giống, chi phí vận chuyển, chi phí công cụ làm chuồng và dụng cụ thu hoạch, chi phí thuốc thú y, chi phí thuê đồng, chi phí thức ăn, chi phí lao động, chi phí chuyển đồng, chi phí bán sản phẩm) là rất chặt chẽ.

R2 = 98,8%, cho biết có 98,8% sự thay đổi của biến lợi nhuận (Y), do các biến độc lập được nghiên cứu trong phương trình hồi quy. Còn lại 1,2% sự thay đổi của Y được giải thích bởi các biến khác chưa đưa vào phương trình hồi quy.

4.3.1.2. Viết phương trình hồi quy

Từ bảng số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS ta có phương trình hồi quy như sau:

Y = 1258,306 - 1,122X7 – 1,666X8

4.3.1.3. Giải thích phương trình

a = 1258,306 : Cho biết các biến không nghiên cứu trong phương trình hồi qui làm lợi nhuận của nông hộ thay đổi một lượng 1258,306 đồng.

b1 = 4,768, b2 = - 0,126, b3 = - 0,880, b4 = 0,093, b5 = 1,921, b6 = - 1,132, b9 = 1,915, b10 = - 9,850: Không có ý nghĩa trong phương trình hồi quy do Pvalue> 5%.

b7 = - 1,122: Nếu chi phí thức ăn tăng lên 1 đồng/trứng, trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, thì lợi nhuận của hộ sẽ giảm 1,122 đồng/trứng.

b8 = - 1,666: Nếu chi phí lao động tăng lên 1 đồng/trứng, trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, thì lợi nhuận của hộ sẽ giảm 1,666 đồng/trứng.

Nhận xét chung: Lợi nhuận của hộ nuôi với quy mô nhỏ chịu ảnh hưởng ngược chiều của hai loại chi phí, chi phí thức ăn và chi phí lao động. Tức là khi các chi phí này tăng lên thì làm cho lợi nhuận giảm nên trong quá trình sản xuất cần giảm các chi phí này.

4.3.2. Mô hình ảnh hưởng của các chi phí đến lợi nhuận của hộ nuôi vịt :

Bảng 51 : TÓM TẮT MÔ HÌNH HỒI QUY CHĂN NUÔI VỊT CHẠY ĐỒNG

Mô hình Hệ số hồi quy R Hệ số xác định R2 Hệ số xác định R2 điều chỉnh Độ lệch chuẩn số trung bình Chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng 0,988 0,975 0,968 196,106 ANOVA Nguồn biến động Tổng bình phương Độ tự do (Df)

Phương sai F Sig F

Nguồn biến động Số dư Tổng 50006869 1269101 51275970 10 33 43 5000686,890 38457,601 130,031 0,0

Chỉ tiêu B Std. Error T P- Value

Hằng số 1232,65 85,71 14,38 0,000 Chi phí khấu hao (X1) -3,23 22,23 -0,15 0,885 Chi phí vịt giống (X2) -0,39 0,14 -2,84 0,008 Chi phí vận chuyển (X3) 6,78 4,57 1,48 0,148 Chi phí công cụ (X4) 0,74 2,69 0,27 0,786 Chi phí thuốc thú y (X5) 2,14 1,93 1,11 0,276 Chi phí thuê đồng (X6) -1,11 0,39 -2,85 0,008 Chi phí thức ăn (X7) -1,13 0,04 -29,31 0,000 Chi phí lao động (X8) -1,45 0,26 -5,63 0,000 Chi phí chuyển đồng (X9) 1,35 2,23 0,61 0,548 Chi phí bán sản phẩm (X10) -4,28 7,43 -0,58 0,568

4.3.2.1. Giải thích hệ số R và R

R = 98,8%,Điều này cho thấy mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (lợi nhuận) Y (đồng/trứng) và các biến độc lập Xi (i= chi phí khấu hao, chi phí vịt giống, chi phí vận chuyển, chi phí công cụ làm chuồng và dụng cụ thu hoạch, chi phí thuốc thú y, chi phí thuê đồng, chi phí thức ăn, chi phí lao động, chi phí chuyển đồng, chi phí bán sản phẩm) là rất chặt chẽ.

R2 = 97,5%, cho biết có 97,5% sự thay đổi của biến lợi nhuận (Y), do các biến độc lập được nghiên cứu trong phương trình hồi quy. Còn lại 2,5% sự thay đổi của Y được giải thích bởi các biến khác chưa đưa vào phương trình hồi quy.

4.3.2.2. Viết phương trình hồi quy

Từ bảng số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS ta có phương trình hồi quy như sau:

Y = 1232, - 1,13X7 - 1,45X8

4.3.2.3. Giải thích phương trình

a = 1232,65: Cho biết các biến không nghiên cứu trong phương trình hồi qui làm lợi nhuận của nông hộ thay đổi một lượng 1232,65 đồng.

b1 = - 3,23, b2 = - 0,39, b3 = 6,78, b4 = 0,74, b5 = 2,14, b6 = - 1,11, b9 = 1,35, b10 = - 4,28: Không có ý nghĩa trong phương trình hồi quy do Pvalue> 5%.

b7 = - 1,13: Nếu chi phí thức ăn cho vịt tăng lên 1 đồng/trứng, trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, thì lợi nhuận của hộ sẽ giảm 1,13 đồng/trứng.

b8 = - 1,45: Nếu chi phí lao động tăng lên 1 đồng/trứng, trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, thì lợi nhuận của hộ sẽ giảm 1,45 đồng/trứng.

Nhận xét chung : Qua quá trình phân tích trên ta thấy có hai biến ảnh hưởng ngược với lợi nhuận như biến chi phí thức ăn, chi phí lao động. Tức là khi tăng biến

độc lập này thì làm lợi nhuận nông hộ giảm. Vì vậy, trong quá trính sản xuất nông hộ không nên tăng biến này vì sẽ làm cho lợi nhuận trên trứng giảm, có như vậy nông hộ mới đạt hiệu quả cao hơn.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP

5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 5.1.1. Tồn tại 5.1.1. Tồn tại

Việc chăn nuôi vịt chạy đồng đã đem lại rất nhiều lợi ích cho người nuôi vịt nói riêng và cho xã hội nói chung. Cụ thể là vịt đã đem lại lợi nhuận trực tiếp cho nông dân và những lợi ích gián tiếp cho người dân xung quanh. Bên cạnh đó nó cũng có một số tồn tại sau:

5.1.1.1. Đối với hộ nuôi với quy mô nhỏ

- Việc nuôi vịt là tự phát, không thông qua địa phương tức là hộ không xin phép địa phương trước khi nuôi vịt. Ngoài ra khi có dịch cúm xảy ra thì một số hộ

không khai báo với địa phương. Đây là nguyên nhân làm cho địa phương khó kiểm soát dịch bệnh.

- Hầu hết các hộ không được trang bị kỹ thuật nuôi, nên hiệu quả không cao lắm. Hộ nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nuôi của bản thân.

- Quy mô nuôi nhỏ lẻ làm cho lợi nhuận tuy có nhưng chưa thật sự đủ để

nông dân làm giàu.

- Việc chuyển đồng gọn nhẹ hơn so với quy mô lớn

5.1.1.2. Đối với hộ nuôi với quy mô vừa và lớn

- Sản phẩm thường được bán cho thương lái hoặc ở các chợ, nên bị mua với giá thấp hoặc đôi khi bị thương lái ép giá, giá cả thị trường lại rất thất thường. Do đó thu nhập nông dân nuôi vịt chạy đồng không ổn định.

- Việc chuyển đồng và thuê đồng hiện gặp nhiều khó khăn do thiếu đồng vì số lượng vịt lớn nên cần nhiều đồng chạy hơn, mất nhiều thời gian và chi phí.

- Đa số nông dân được hỏi đều thiếu vốn nuôi vịt. Bởi vì số vốn trong gia

5.1.2. Nguyên nhân

Những tồn tại kể trên xuất phát từ những nguyên nhân sau:

- Đa số các hộ nông dân nuôi vịt chạy đồng thường rất chủ quan, họ thường không tin tưởng và mong chờ gì ở cán bộ địa phương. Do đó, việc khai báo về số

lượng nuôi, tình hình bệnh vịt cũng như việc tham gia vào các khóa tập huấn kỹ

thuật của địa phương tổ chức là không cần thiết đối với họ.

- Về phía địa phương tuy có quan tâm đến bà con nuôi vịt nhưng chưa đáng kể, địa phương chưa thật sự gần gũi với họ. Việc tổ chức các khóa tập huấn kỹ thuật là chưa đáng kể, chưa phổ biến và chưa thường xuyên.

- Việc thương lái ép giá làm cho giá thấp. Ngoài ra khi có dịch cúm nhu cầu về sản phẩm cũng giảm làm cho giá giảm theo, lợi nhuận của nông dân vì thế giảm

đáng kể.

- Hộ nuôi vịt chạy đồng ngày càng tăng làm cho việc thiếu đồng trở thành một vấn đề nan giải.

- Chính sách vay vốn của địa phương chưa thật sự hợp lý và chưa đến với nông dân nuôi vịt chạy đồng.

5.2. GIẢI PHÁP

Để giải quyết những tồn tại trên cần phải thực hiên các giải pháp sau:

5.2.1. Đối với chính quyền địa phương

Kiểm soát chặt chẽ tình hình nuôi vịt của bà con địa phương, tăng cường hỗ

trợ mỗi khi hộ nuôi vịt gặp khó khăn. Đặc biệt là thực hiện công tác phòng và khắc phục dịch cúm gia cầm và các loại bệnh khác cho vịt, vì đây là nguyên nhân chính làm cho kết quả nuôi của hộ bị lỗ, và làm giảm đáng kể thu nhập của hộ. Ngoài ra cần phải thực hiện tốt các giải pháp về vốn, về kỹ thuật nuôi và giá sản phẩm. Tức là phải hỗ trợ tích cực nguồn vốn và kỹ thuật cho hộ, cũng như trợ giá trong thời gian cúm, nhằm khắc phục khó khăn và những nguy cơ làm giảm thu nhập của hộ nuôi vịt.

5.2.2. Đối với bản thân hộ nuôi vịt

- Nên khai báo tình hình nuôi vịt của gia đình cũng như số lượng nuôi để địa phương dễ dàng hỗ trợ khi cần thiết hoặc những lúc hộ gặp khó khăn về dịch bệnh về vốn hoặc về giá sản phẩm.

- Tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật mới của địa phương mỗi khi có dịp, thường xuyên theo dõi thông tin dịch bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng

để kịp thời nắm bắt những kỹ thuật mới. Có thì mới có thể kết hợp tốt kinh nghiệm nuôi của gia đình với khoa học kỹ thuật hiện đại, đồng thời kịp thời đối phó khi dịch cúm hoặc các loại bệnh khác bùng phát trên diện rộng hoặc của riêng gia đình.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu về tình hình và hiệu quả chăn nuôi vịt đẻ chạy

đồng tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu ta rút ra được các kết luận sau:

Hiện nay tình hình nuôi vịt của bà con địa phương tương đối phát triển hơn trước đây. Nó chiếm vị trí khá quan trọng trong đời sống của người nông dân. Đây cũng là vấn đề đang được nhà nước quan tâm, đặc biệt là trong thời điểm hiện nay dịch cúm đã và đang xuất hiện trở lại ở một số địa phương ở nước ta nói riêng và ở

một số nước khác trên thế giới nói chung.

Ngoài việc đem lại thu nhập thêm cho chính bản thân người nông dân nuôi vịt, thì việc nuôi vịt đẻ chạy đồng còn đem lại lợi ích cho xã hội và bà con xung quanh. Đặc biệt là vịt khi được thả vào đồng thì ăn ốc bưu vàng và một số sâu bọ

gây hại cho lúa, làm cho chi phí của việc làm ruộng của nông dân giảm đi đáng kể.

Điều này được kiểm định qua việc phân tích hiệu quả chăn nuôi (đối với hộ nuôi và

đối với người dân xung quanh) của việc nuôi vịt.

Tuy việc nuôi vịt hiện nay thu được nhiều thuận lợi nhưng cũng còn một số

khó khăn mà nông dân nuôi vịt gặp phải như: Phải đối đầu với tình hình dịch cúm, chi phí giống cao gây thiếu vốn, giá vịt và trứng vịt cũng hay thất thường nên thu nhập của họ khó ổn định, đôi khi là bị lỗ…Ngoài ra nó còn gây ra một số thiệt hại cho người dân xung quanh như gây lở bở ruộng hoặc đôi khi gây bệnh cho nông dân khi nguồn nước ruộng bị ô nhiễm.

6.2. KIẾN NGHỊ

Qua những quá trình phân tích và kết luận trên trên em xin có một số kiến nghị với các cơ quan chức năng như sau:

- Cần phải có những chính sách biện pháp để hỗ trợ cho nông hộ nuôi vịt. Gần gũi với nông hộ hơn để nắm bắt tình hình cũng như số lượng vịt nuôi của nông hộđể dễ dàng kiểm soát dịch bệnh và kịp thời có biện pháp phòng tránh.

- Thường xuyên mở các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi để nâng cao kỹ thuật cho hộ nuôi, khả năng phòng chống và xử lý dịch bệnh.

- Nên can thiệp về giá sản phẩm, nhất là khi giá sản phẩm giảm hoặc trường hợp bị ép giá bởi các thương lái hoặc chủ lò.

- Không nên gây khó khăn, mà phải tạo điều kiện tốt cho việc chuyển đồng

đi xa của hộ nuôi ở địa phương cũng như những hộ từ nơi khác chuyển đồng vềđịa phương.

- Tạo điều kiện để nông dân có thể tiếp cận nguồn vốn vay của nhà nước khi họ thực sự cần đến vốn để mở rộng quy mô sản xuất, tăng thu nhập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lâm Quang Huyên (2005), Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp

Việt Nam, NXB Trẻ, TP.HCM

2. Võ Thị Thanh Lộc (2001), Thống kê ứng dụng và dự báo trong kinh doanh và

kinh tế, NXB Thống kê, TP.Cần Thơ

3. Nguyễn Phú Son, Huỳnh Trường Huy, Trần Thị Ái Đông (2004), Giáo trình kinh

PHỤ LỤC

MẪU CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI VỊT CHẠY ĐỒNG 1. Anh (chị) vui lòng cho biết:

Họ tên:……….. Q1a……

Địa chỉ:………. Q1b……

Tuổi:……… Q1c……

Trình độ văn hóa:……….. Q1d……

2. Anh chị có phải là người địa phương không Q2……. a. Có sang câu 3 b. không sang câu 5

3. Anh chị thường thả vịt gần nhà hay sang địa phương khác Q3……. a. Gần nhà b. Sang địa phương khác

4. Anh chị thường thả vịt ở đâu……… Q4…… 5. Anh chị từđịa phương nào tới……… Q5……. 6. Gia đình mua vịt con, vịt tơ hay mua vịt hậu bị trước khi vào đẻ? Q6…… a. Vịt con nuôi đến gần đẻ thì bán Æ dừng

b. Vịt tơÆ dừng

c. Vịt hậu bị trước khi vào đẻ Æ tiếp tục

7. Tổng số người trong gia đình………. Q7…… Lao động nữ……… Lao động nam……… .

8. Gia đình anh chị có xảy ra dịch cúm gia cầm không Q8…… a. Có b. Không

9. Nếu có

Số lượng bị thiêu hủy Q9a…….. Số tiền bị thiệt hại Q9b…….. Số tiền được hỗ trợ Q9c…….. 10. Gia đình có bao nhiêu năm trong nghề……… Q10……

11. Sau cúm gia cầm gia đình có tiếp tục nuôi vịt không Q11…… a. Có b. Không

12. Nếu có thì số lượng tăng hay giảm Q12…… a. Tăng b. Giảm c. Không đổi 13. Nếu không gia đình chuyển sang làm nghề gì Q13……

a. Làm ruộng b. Buôn bán c. Làm việc cho nhà nước d. Làm vườn e. Khác………….

14. Đàn vịt có được tiêm ngừa virus cúm gia cầm và các loại bệnh khác không? a. Có b. Không Q14…… 15. Việc tiêm ngừa cho gia cầm được thực hiện như thế nào? Q15……. a. Cán bộ xuống tiêm ngừa b. Gia đình mang đi tiêm ngừa c. Cả hai d. Khác………..

16. Tại sao gia đình lại chọn nuôi vịt mà không chăn nuôi hay làm ngành nghề khác Q16……

a. Ít ruộng đất b. Vốn ít c. Không biết chữ d. Có sẵn lao động e. Khác……….

17. Đợt nuôi gần đây nhất, kết quả nuôi như thế nào? Bao nhiêu? Q17……

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt chạy đồng ở huyện hồng dân tỉnh bạc liêu (Trang 77)