Dư nợ cho vay DNVVN theo kỳ hạn tại Chi nhánh giai đoạn 2009 2012

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Trần Khai Nguyên - Luận văn tốt nghiệp đại học - Hồ Thị Mỹ Hoa (Trang 39)

giai đoạn 2009 – 2012 ĐVT: Triệu VNĐ Năm 2009 2010 2011 2012 Chênh lệch 2010/2009 chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Ngắn hạn 75.911 88.702 135.210 137.555 12.791 16,8 46.508 52,4 2.345 1,7 Trung và dài hạn 12.099 13.016 19.988 19.326 917 7,6 6.972 53,6 (662) (3,3) Tổng 88.010 101.718 155.198 156.881 13.708 15,6 53.480 52,6 1.683 1,1

(Nguồn: Phịng kế tốn ACB – Chi nhánh Trần Khai Nguyên)

13.7% 12.8% 12.9% 12.3%

86.3% 87.2% 87.1% 87.7%

Hình 3.7: Cơ cấu dư nợ cho vay DNVVN theo kỳ hạn tại chi nhánhgiai đoạn 2009 – 2012 giai đoạn 2009 – 2012

Về phía ngân hàng, nguồn vốn huy động chủ yếu là tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng kèm theo đặc điểm của DNVVN là quy mô nhỏ, nhu cầu về vốn chủ yếu tập trung cho ngắn hạn nên dư nợ cho vay ngắn hạn của DNVVN của chi nhánh luôn

chiếm một tỷ trọng lớn (trên 80%). Đối với dư nợ trung và dài hạn, những con số ở bảng trên thể hiện giá trị giảm dần, từ trên 13% năm 2009 giảm xuống còn xấp xỉ khoảng 13% trong 2 năm 2011 và 2012, đặc biệt, dư nợ cho vay dài hạn gần 12% trong năm tài chính 2012, sự biến động này chịu ảnh hưởng chung từ nền kinh tế. Tuy nhiên, tín dụng trung và dài hạn vẫn sẽ là mảng tiềm năng để ngân hàng có thể khải thác về sau bằng cách hỗ trợ các doanh nghiệp trong các dự án trung và dài hạn trong tương lai.

Dư nợ cho vay theo loại hình doanh nghiệp

Bảng 3.7: Dư nợ cho vay theo loại hình Doanh nghiệp tại chi nhánh giai đoạn 2009 - 2012 ĐVT: triệu VNĐ Năm 2009 2010 2011 2012 Chênh lệch 2010/2009 chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Công Ty TNHH 45.518 51.922 70.205 80.111 6.404 14,1% 18.283 35,2% 9.906 14,1% Doanh nghiệp tư nhân 8.325 9.805 15.274 12.608 1.480 17,8% 5.469 55,8% (2.666) (17,5%) Công ty cổ phần 34.167 39.991 54.719 49.162 5.824 17,0% 14.728 36,8% (5.557) (10,2%) Tổng dư nợ 88.010 101.718 140.198 141.881 13.708 15,6% 38.480 37,8% 1.683 1,2%

Hình 3.8 : Tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN theo loại hình doanh nghiệp tại CN giai đoạn 2009 - 2012

Hiện nay, Công ty Cổ phần và Công ty TNHH là 2 loại hình doanh ngiệp phổ biến, do đó tỷ trọng dư nợ cho vay của 2 loại hình này tại chi nhánh từ 90% trở lên được đánh giá là hợp lý. Tỷ trọng này khơng có nhiều thay đổi qua các năm. Nhìn chung, chỉ riêng Công ty TNHH là dư nợ cho vay tăng qua các năm, 2 loại hình doanh nghiệp tư nhân và cơng ty cổ phần thì dư nợ cho vay giảm trong năm 2012. Trong thời gian qua, chi nhánh khơng có sự phân biệt mà đáp ứng nhu cầu vay của các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình sở hữu khác nhau.

c. Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu

Bảng 3.8: Nợ quá hạn và nợ xấu đối với DNVVN tại chi nhánh Trần Khai Nguyên giai đoạn 2009 – 2012

ĐVT: triệu VNĐ Năm 2009 2010 2011 2012 Nợ quá hạn KH DNVVN 7.771 10.051 13.499 18.110 Nợ xấu KH DNVVN 402 871 2.171 6.371 Tổng dư nợ KH DNVVN 88.010 101.718 140.198 141.881 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ 8,8% 9,9% 9,6% 12,8% Nợ xấu/ Tổng dư nợ 0,5% 0,9% 1,5% 4,5%

(Nguồn: phịng kế tốn Chi nhánh Trần Khai Ngun)

Qua những phân tích trên ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh ln được giữ vững nhưng tính an toàn và hiệu quả của hoạt động tín dụng được đảm bảo hay khơng thì phải xét đến những con số nợ quá hạn và nợ xấu. Bảng số liệu trên cho thấy nợ quá hạn và nợ xấu của chi nhánh tăng qua các năm. Dù rằng tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ trong năm 2011 có giảm so với năm 2010 nhưng chỉ là một con số rất nhỏ (từ 9,9% giảm xuống còn 9,6%), sang năm 2012, nợ quá hạn trên tổng dư nợ tăng mạnh lên đến 12,8% gây báo động mạnh trong công tác quản lý nợ tại chi nhánh. Đáng chú ý hơn cả là tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng nói chung và của Chi nhánh nói riêng tăng mạnh những năm gần đây mà bắt nguồn là từ cuối năm 2009. Trong năm này, NHNN đã có chính sách hỗ trợ lãi suất tuy nhiên giữa các NH lại chưa có sự liên kết chặt chẽ về thông tin khiến nhiều doanh nghiệp vay nơi này trả nơi kia khiến những khoản nợ ngày một tăng. Ngoài ra, lạm phát leo thang, sức mua giảm kéo theo tồn kho tăng trong khi các DNVVN kinh doanh yếu kém – nhiều doanh nghiệp phải phá sản khiển tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh tăng nhanh trên 1% (1,5% trong năm 2011 và lên đến 4,5% năm 2012). Điều này cho thấy cơng tác xử lý nợ trong quy trình cho vay của ngân hàng vẫn chưa thực sự hiệu quả. Nợ xấu hiện nay không chỉ là mối lo của riêng chi nhánh mà còn ở hầu hết các Ngân hàng lớn nhỏ.

3.2.4 Đánh giá hoạt động cho vay DNVVN tại Chi Nhánh Trần Khai Nguyên

a. Kết quả đạt được

Lợi nhuận từ hoạt động cho vay DNVVN

Bảng 3.9: Lợi nhuận từ hoạt động cho vay của Chi nhánh giai đoạn 2009 - 2012

Đơn vị tính: triệu VNĐ

Năm 2009 2010 2011 2012

Lợi nhuận trước thuế của chi nhánh 62.591 80.178 104.364 101.488 Lợi nhuận từ hoạt động cho vay của 51.233 69.398 91.182 85.129 Lợi nhuận từ hoạt động cho vay DNVVN 18.187 25.330 34.375 29.028

Tỷ trọng (%) 35,57 36,55 37,71 34,13

(Nguồn: Phịng kế tốn chi nhánh Trần Khai Nguyên)

Qua những phân tích trên, ta có thể thấy được hoạt động tín dụng mà chính yếu là hoạt động cho vay của Chi nhánh được đánh giá là tốt trong giai đoạn từ 2009 đến 2011. Doanh số cho vay tại chi nhánh ln ở mức cao và có xu hướng tăng qua các năm đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay nói chung và cho vay DNVVN nói riêng tăng qua các năm từ năm 2009 đến năm 2011 đã đóng góp một tỷ trọng vơ cùng lớn cho tổng lợi nhuận của toàn chi nhánh. Riêng trong năm tài chính 2012, những con số liên quan đến cho vay và thu nợ lại không lạc quan do ảnh hưởng chung từ tình hình kinh tế khó khăn. Bên cạnh đó, trong năm này, Ngân hàng đã rơi vào khủng hoảng mà “tâm bão” chính là sự cố ông Nguyễn Đức Kiên đã làm ảnh hưởng mạnh đến kết quả kinh doanh của toàn bộ hệ thống các chi nhánh của Ngân hàng TMCP Á Châu.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Thế Sao

Tình hình thu nợ

Bảng 3.10: Hệ số thu nợ tại chi nhánh giai đoạn 2009-2012

Năm 2009 2010 2011 2012

Hệ số thu nợ tổng cho vay 88,5% 90,3% 87,7% 78,8% Hệ số thu nợ cho vay

DNVVN 79,5% 84,2% 82,3% 77,7%

(Nguồn: Tự tính tốn)

Doanh số thu nợ cũng như hệ số thu nợ của Chi nhánh luôn được đánh giá là cao. Hệ số thu nợ luôn ở mức cao trên 75% thể hiện sự nổ lực trong công tác thu nợ của chi nhánh khi mà giai đoạn vừa qua là một giai đoạn đầy khó khăn và thách thức đối với nền kinh tế nói chung và hệ thống Ngân hàng nói riêng. Dư nợ cho vay tăng qua các năm, kết quả năm sau luôn lớn hơn năm trước, dù rằng dư nợ cho vay trong năm 2012 tăng chỉ ở mức thấp nhưng nếu so sánh với tình hình kinh tế bấy giờ cũng như những ảnh hưởng chung từ một số khó khăn mà ACB gặp phải thì sự tăng nhẹ này vẫn được đánh giá là khả quan. Tuy nhiên, năm 2011 và năm 2012, hệ số thu nợ lại giảm dần, đáng chú ý chính là hệ số thu nợ trong năm 2012 giảm mạnh và thấp hơn cả năm 2009 đã gây ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động của Chi nhánh. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến yếu kém này chính là do tình hình hoạt động kinh doanh từ chính khách hàng vay, qua đây ta nhận thấy khâu quản lý, kiểm tra theo dõi sau khi cấp tín dụng của ngân hàng cịn nhiều thiếu sót, chưa nhạy bén với tình hình kinh tế hiện đang diễn ra.

Vịng quay vốn tín dụng

Bảng 3.11: Vịng quay vốn tín dụng tại chi nhánh

Năm 2010 2011 2012

Dư nợ bình quân trong kỳ(triệu VNĐ) 94.864 120.958 141.039 Vịng quay vốn tín dụng (vịng) 0,957 1,095 0,715

Qua bảng trên ta nhận thấy vịng quay vốn tín dụng tăng từ 0,957 vịng lên 1,095 vòng trong giai đoạn 2 năm 2010 và 2011 là một tín hiệu tốt thể hiện hiệu quả hoạt động cho vay tại chi nhánh. Tuy nhiên, bước sang năm 2012, vịng quay vốn tín dụng đã giảm

mạnh và giảm xuống thấp hơn cả so với năm 2010, chỉ cịn 0,715 vịng. Giải thích rõ ràng nhất cho sự suy giảm này chính là do cơng tác thu nợ không hiệu quả của ngân hàng.

b. Những điểm mạnh giúp Chi nhánh đạt được hiệu quả trong hoạt động cho vay

Chi nhánh Trân Khai Nguyên nằm trên địa bàn có dân số đơng, nhiều doanh

nghiệp lớn và đặc biệt là dân cư có thu nhập cao sinh sống nên rất thuận lợi cho việc huy động vốn cũng như cấp tín dụng. Chi nhánh được xây dựng tại trung tâm sầm uất của thành phố có cơ sở khang trang, mặt bằng thoáng rộng thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch.

Sản phẩm và tiện tích của Ngân hàng đa dạng và có chất lượng, dịch vụ chăm

sóc khách hàng tốt, hoạt động cấp tín dụng với nhiều lựa chọn với khung lãi suất hấp dẫn, dễ dàng cho khách hàng lựa chọn.

Đội ngũ nhân viên trẻ trung năng động và đầy nhiệt huyết với cơng việc. Ngồi ra, với tác phong làm việc năng động hiện đại đã tạo niềm tin và thiện cảm cho khách hàng đến giao dịch tại Chi nhánh. Đây là một trong những lý do giúp chi nhánh duy trì được những khách hàng truyền thống cũng như lôi kéo được một bộ phận không nhỏ khách hàng tiềm năng.

Được thành lập từ 2009, Chi nhánh được trang bị các thiết bị hiện đại, ứng dụng phần mềm hệ thống riêng, công nghệ hiện đại, mọi hoạt động cho vay (giải ngân, thu nợ, rút tiền, trả lãi…) đều được thao tác và hạch tốn chính xác, tự động trên máy tính, khơng làm mất nhiều thời gian của khách hàng.

Ngoài những chế độ ưu đãi hấp dẫn về lãi suất, đa dạng về sản phẩm, chính

sách cho vay hợp lý khơng thể khơng kể đến quy trình tín dụng khá chi tiết, khoa học đã góp phần giúp cho việc giao dịch giữa khách hàng và nhân viên quan hệ khách hàng, nhân viên tín dụng tăng hiệu quả và thơng suốt hơn.

c. Hạn chế

Dư nợ cho vay tăng nhưng tăng thấp trong thời gian gần đây đã phần nào khiến lợi nhuận của chi nhánh giảm sút. Ngoài ra, đi kèm với doanh số cho vay tăng cao, doanh số thu nợ cũng tăng nhưng hệ số thu nợ đã giảm qua từng năm, đặc biệt giảm mạnh trong năm 2012. Doanh số cho vay và doanh số thu nợ giảm trong năm 2012 là nguyên nhân chính làm giảm lợi nhuận thu được của chi nhánh. Một yếu tố quan trọng khi đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng đó chính là nợ q hạn và nợ xấu. Trong 2 năm 2011 và 2012, 2 yếu tố này tăng mạnh đã bộc lộ một những yếu kém của Chi nhánh trong vấn đề

kiểm soát nợ. Đáng chú ý, tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0,9% năm 2010 lên 1,5% năm 2011. Trong khi chủ trương của ngân hàng là không tăng tỷ lệ nợ xấu lên hơn 2% thì ngược lại, con số này nhảy mạnh lên đến 4,5% - một con số đáng lo ngại đối với 1 trong số những ngân hàng lớn mạnh hiện nay. Những hạn chế của chi nhánh chủ yếu đến từ:

Yếu tố khách quan hàng đầu đến từ nền kinh tế: sự phát triển chưa ổn định,

lạm phát gia tăng đã làm cho các doanh nghiệp e ngại trong việc vốn mở rộng hoạt động kinh doanh.

Ngân hàng áp dụng nhiều chính sách cho vay mới với các gói sản phẩm ưu

đãi nên khi đi vào hoạt động gặp nhiều khó khăn, phải đào tạo lại đội ngũ nhân viên nên mất nhiều thời gian và chi phí.

Nhận thức của khách hàng: khách hàng khơng nhận định rõ mục đích, quy chế cho vay nên nhiều lúc gây khó khăn cho các bộ tín dụng.

Sự e ngại khi cho vay các DNVVN đối với những dự án trung – dài hạn một

phần vì sự bất ổn trong điều kiện kinh doanh hiện nay, một phần vì nguồn huy động của Chi nhánh chủ yếu là từ các khoản tiền gửi ngắn hạn, điều này đã làm giảm phần nào lợi nhuận trong hoạt động của chi nhánh.

Sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng về quy mơ, các tiện ích, chất lượng

dịch vụ, đồng thời là cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay đối với doanh nghiệp cũng gây cho ngân hàng Á Châu chi nhánh Trần Khai Ngun khơng ít khó khăn trong việc thu hút khách hàng.

Thủ tục hồ sơ và quy trình vay: như đã phân tích ở trên, quy trình cho vay tuy

có đổi mới song chưa thật sự thuận lợi cho các DNVVN khi đi vay vốn, đặc biệt là ở vấn đề thời gian.

CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DNVVN CỦA

NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH TRẦN KHAI NGUYÊN

4.1 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 đã xác định đây là thời kỳ thực hiện cơng nghệ hóa - hiện đại hóa nhằm đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào khoảng năm 2020, với mục tiêu nâng thu nhập quốc dân tính trên đầu người tới năm 2015 lên mức trên 2000USD và năm 2020 đạt khoảng 2030 USD, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm khoảng 7-8%. Đây là cơ hội lớn cho ngành ngân hàng Việt Nam nói chung, cũng như ACB nói riêng, để có thể phát triển nhanh, sớm đạt tới trình độ và quy mơ của một ngân hàng trung bình trong khu vực. Bên cạnh cơ hội, giai đoạn tới là giai đoạn đầy khó khăn, thách thức đối với các ngân hàng Việt Nam, trong đó có ACB.

Hội đồng Quản trị ACB đã thông qua Định hướng Chiến lược Phát triển của ACB giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn tới 2020, thực hiện sứ mệnh là ngân hàng của mọi nhà, với phương châm hành động là “Tăng trưởng nhanh – Quản lý tốt – Hiệu quả cao”, nhằm đưa ACB vào nhóm 4 ngân hàng lớn nhất và hoạt động hiệu quả ở Việt Nam năm 2015.

Để thực hiện mục tiêu này, ACB lựa chọn chiến lược phát triển là ngân hàng hoạt động đa năng, khai thác sâu hơn và đa dạng hơn thị trường hoạt động. Về địa lý, ACB tiếp tục kiên trì nguyên tắc phát triển ở khu vực truyền thống là thành thị, trước hết là các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, đồng thời ACB sẽ từng bước tiếp tục tăng sự hiện diện ra các tỉnh, thành phố trong cả nước, ở khu vực đô thị của các tỉnh thành dọc theo trục giao thông Bắc – Nam và một số đô thị lớn khu vực miền Đông và miền Tây Nam bộ. Trong tương lai, ACB có thể xem xét mở rộng hoạt động ra một số nước trong khu vực. Về khách hàng, bên cạnh việc tiếp tục duy trì ưu tiên cho các phân đoạn khách hàng truyền thống, ACB sẽ nâng cao năng lực, hoạt động với các phân đoạn khách hàng rộng hơn, cả doanh nghiệp cũng như cá nhân. Về sản phẩm, bên cạnh các sản phẩm truyền thống, ACB sẽ từng bước nghiên cứu áp

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Thế Sao

dụng sản phẩm mới và các sản phẩm trọn gói nhằm đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng của khách hàng đa dạng hơn. Tăng cường năng lực về công nghệ thông tin, về nguồn nhân lực, về vận hành và kiểm soát, quản lý rủi ro là những lĩnh vực quan trọng mà ACB có kết hoạch phát triển trong giai đoạn 2011- 2015 nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu chiến lược. ACB cũng cam kết chuyển đổi hệ thống quản trị điều hành ngân hàng, phù hợp với các yêu cầu của pháp luật Việt Nam, thực tế của ACB, hướng theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất, nhằm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Trần Khai Nguyên - Luận văn tốt nghiệp đại học - Hồ Thị Mỹ Hoa (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w