hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Đồ Sơn
3.1.1. Kế hoạch kinh doanh năm 2012
Cùng với sự phát triển chung của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Cơng thương Việt Nam, chi nhánh Đồ Sơn cũng có những định hướng chung nhất với hệ thống đó là “ Xây dựng NHTMCP Cơng thương Việt Nam thành một ngân hàng thương mại chủ lực và hiện đại, hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao, an tồn, bền vững, tài chính lành mạnh, có kỹ thuật cơng nghệ cao, kinh doanh đa năng mở rộng và phát triển mạnh các dịch vụ, nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, chất lượng nguồn nhân lực và quản trị ngân hàng đạt mức tiên tiến, có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ tại Việt Nam”.
Về quy mô phát triển: Tốc độ tăng tài sản Nợ -Tài sản Có bình qn 15%, dư nợ cho vay nền kinh tế chiếm 70- 75% tài sản Có, dư Nợ cho vay trung và dài hạn chiếm 40% tổng dư Nợ. Tỷ trọng thu phí dịch vụ trong tổng thu nhập đạt từ 24-30%.
Phấn đấu thực hiện lành mạnh hoá và nâng cao năng lực tài chính, đạt được các thơng số đánh giá an tồn theo các tiêu chuẩn quốc tế như:
- Nợ quá hạn, nợ xấu dưới 3%.
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đạt 8% trở lên. - Lợi nhuận/Tổng tài sản Có (ROA) là 1%.
- Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là 13-15%.
3.1.2. Phƣơng hƣớng phát triển tín dụng trung và dài hạn
Trong ngắn hạn thực hiện nghị quyết 11/NQ cùa Ban bí thư trung ương Đảng về các giải pháp kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt
Nam - Chi nhánh Đồ Sơn cũng thực hiện các giải pháp góp phần thực hiện thành công nghị quyết 11/NQ.
Trong dài hạn, Chi nhánh tiếp tục sử dụng các hình thức, biện pháp năng động, phù hợp để duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn. Sử dụng công cụ lãi suất linh hoạt, phù hợp để thu hút vốn ngoại tệ thơng qua hình thức gửi tiền tiết kiệm tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng đặc biệt là nguồn tiền gửi trung và dài hạn.
Về đầu tư, Chi nhánh thực hiện lựa chọn cho vay những dự án vốn vay phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của nước ta đối với ngành kinh tế, vùng kinh tế phù hợp với kế hoạch phát triển của từng doanh nghiệp trên cơ sở định kỳ hạn trả nợ, thời hạn vay hợp lý. Giành vốn tín dụng trung, dài hạn ưu tiên cho những dự án đầu tư theo chiều sâu nhằm giúp cho các doanh nghiệp khai thác tối đa năng lực sẵn có, cho vay các dự án đầu tư có quy mơ vừa và nhỏ nhất là những dự án mang lại lợi ích kinh tế - xã hội góp phần vào việc thực hiện mục tiêu chung của quốc gia như giải quyết việc làm cho người lao động, lao động trẻ có trình độ… Tập trung vốn cho các dự án thuộc vùng kinh tế, ngành kinh tế trọng điểm mũi nhọn, phục vụ cho q trình cơng nghiệp hố - hiện đại hố đất nước. Tiếp tục đổi mới cơ cấu đầu tư đối với các doanh nghiệp nhà nước, tăng tỷ trọng đầu tư đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh một cách hợp lý nhằm khai thác những tiềm năng, hạn chế và phân tán rủi ro.
Nâng cao chất lượng vốn tín dụng trung và dài hạn: làm lành mạnh hố dư nợ tín dụng trung và dài hạn; từng bước dứt điểm xử lý nợ tồn đọng, nợ khơng có khả năng thu hồi bằng nguồn dự phịng; tăng cường các biện pháp giám sát, quản lý vốn vay của khách hàng; kiên quyết xử lý đối với những trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, vi phạm hợp đồng hoặc có dấu hiệu khơng an tồn và kinh doanh khơng có hiệu quả. Do vậy, cần tập trung lựa chọn, đánh giá chính xác về từng khách hàng để có giải pháp xử lý phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ theo quy trình tín dụng, thực hiện giám sát tất cả các đơn vị vay vốn nhằm đảm bảo an toàn và phát triển bền vững, hạn chết tối đa nguy cơ và rủi ro có thể xảy ra.