Chính sách đặc thù

Một phần của tài liệu 571 Phát triển nguồn nhân lực & giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam (Trang 38 - 41)

IV. Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước với sự phát triển của nguồn

2. Những chính sách của nhà nước dành cho nguồn nhân lực

2.4 Chính sách đặc thù

Cùng với chính sách chung cho toàn bộ nguồn nhân lực, trong từng giai đoạn nhất định, căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể mà Nhà nước có những chính sách riêng đối với từng nhóm người lao động. Đó là nhóm đối tượng có vai trò đặc biệt quan

cảm trước sự tác động của cơ chế thị trường. Đối với nước ta hiện nay cần phải cải thiện chính sách nguồn nhân lực cho các đối tượng sau:

- Chính sách phát triển nguồn nhân lực khu vực quản lý hành chính Nhà nước, đặc biệt là đối với đội ngũ lao động những người ra quyết định và tham gia hoạch định chính sách.

- Chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ, trong đó tập trung vào những ngành khoa học - công nghệ mũi nhọn như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hoá và vật liệu mới.

- Chính sách phát triển đội ngũ các doanh nhân, trong đó ưu tiên vào các doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Chính sách phát triển công nhân trình độ kỹ thuật cao, trước hết là phải đạt được trình độ chuẩn trong khu vực Đông Nam Á và tiến tới trình độ quốc tế.

- Chính sách đối với một nhóm lao động thuộc các ngành nghề, lĩnh vực và các vùng lãnh thổ đặc biệt.

Mục tiêu chính của những chính sách đặc thù nói trên là cùng với việc sử dụng những công cụ đòn bẩy của thị trường,nhà nước phải hỗ trợ về tài chính và tạo môi trường thuận lợi cho việc mở rộng quy mô,nâng cao chất lượng đào tạo và điều kiện để họ phát huy tài năng, sáng tạo.

Hệ thống chính sách phát triển, thu hút và sử dụng lao động trong quản lý nguồn nhân lực bao gồm những giải pháp rộng, liên quan đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Kinh nghiệm của nhiều nước và thực tế ở Việt Nam chứng tỏ vai trò có tính chất quyết định của chính sách phát triển nguồn nhân lực với sự phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực cần phải xác định va lựa chọn những khâu, điểm đột phá tạo nên những bước phát triển có hiệu quả cao. Những điểm mấu chốt trong những chính sách đặc thù xem xét ở trên có thể tạo được sự đột phá cần thiết này.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM

Việc phát triển thị trường lao động ở Việt Nam đã được quan tâm, văn kiện Đại hội IX Đảng CSVN đã chỉ rõ: " Thúc đẩy sự hình thành phát triển, và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng XHCN, đặc biệt quan tâm các thị trường quan trọng nhưng hiện chưa có hoặc sơ khai thị trường lao động. Mở rộng thị trường lao động trong nước có sự kiểm tra, giám sát của nhà nước,bảo vệ lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động; đẩy mạnh xuất khẩu lao động có tổ chức và hiệu quả. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách tạo cơ hội về việc làm cho người lao động, khuyến khích người lao động tự tìm việc làm, nâng cao trình độ, đào tạo lại, học nghề

Để phát triển nguồn nhân lực phục vụ công cuộc CNH - HĐH theo hướng chủ động hội nhập và phát triển thị trường lao động là một điều quan trọng. Việc tạo lập điều kiện này có thể thực hiện quan một số hướng chính sau đây:

Một phần của tài liệu 571 Phát triển nguồn nhân lực & giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w