IV. Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước với sự phát triển của nguồn
2. Những chính sách của nhà nước dành cho nguồn nhân lực
2.2.1 Chính sách phát triển giáo dục cơ sở
Giáo dục có ý nghĩa cơ sở tạo nền móng cần thiết ban đầu, là tiền đề cần thiết cho đào tạo nguồn nhân lực và là một nhân tố cơ bản của phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy, trong việc đánh giá phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia, trước hết người ta dựa vào trình độ giáo dục phổ thông, phổ cập giáo dục, số năm giáo dục bắt buộc... coi đó là nhân tố thuận lợi hay trở ngại cho việc đầu tư và hoạt động kinh doanh. Trong các chính sách giáo dục thì chính sách phổ cập giáo dục là trọng tâm và trở thành một trong những chính sách phát triển nguồn nhân lực của nhiều quốc gia trên thế giới, tuy nhiên tuỳ vào từng điều kiện cụ thể của từng quốc gia mà đặt ra mục tiêu phổ cập trong những thời kỳ nhất định.
Thể hiện chủ trương, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam được ghi nhận trong các nghị quyết của đại hội Đảng và các nghị quyết của hội nghị toàn thể ban chấp hành Trung ương Đảng, gần đây nhất là nghị quyết Đại hội VII, VIII, IX, X. Nội dung chính sách giáo dục, đào tạo của Đảng tập trung vào những vấn đề cơ bản sau:
- Xác định vị trí của giáo dục - đào tạo trong tổng thể những vấn đề kinh tế xã hội trong sự phát triển của đất nước. Giáo dục - đào tạo là vấn đề quốc sách hàng đầu của sự phát triển nước ta.
- Xác định mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở nước ta. Đó là nâng cao dân trí đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo một lớp người có sức khoẻ, trí tuệ và đạo đức trong sáng.
- Xác định trách nhiệm của nhà nước, của các tổ chức xã hội và toàn thể xã hội đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Trong đó nhấn mạnh vai trò của nhà nước trong quản lý và đầu tư, sự cần thiết xã hội hoá sự nghiệp giáo dục - đào tạo.
- Xác định các phương hướng mở rộng các hình thức giáo dục đào tạo theo hướng đa dạng hoá mọi điều kiện, cơ hội cho người dân tham gia giáo dục - đào tạo.