Nhóm chính sách vĩ mô về việc làm

Một phần của tài liệu 571 Phát triển nguồn nhân lực & giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam (Trang 36 - 37)

IV. Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước với sự phát triển của nguồn

2. Những chính sách của nhà nước dành cho nguồn nhân lực

2.3.1 Nhóm chính sách vĩ mô về việc làm

- Chính sách đa dạng hoá việc làm và theo đó đa dạng hoá các nguồn lực và chủ thể tạo việc làm. Nhà nước không phải nguồn và chủ thể duy nhất tạo việc làm mà thực hiện chính sách hỗ trợ các thành phần kinh tế tạo việc làm cho người lao động.

- Chính sách khuyến khích, hỗ trợ tạo việc làm: Nhà nước chủ động và tích cực trực tiếp tạo việc làm trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân, trong đó ưu tiên các ngành có tác dụng kích thích và lan toả tác động tới các thành phần kinh tế khác nhau tạo việc làm và chính sách hỗ trợ các thành phần kinh tế. Nội dung của chính sách không chỉ nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi mà còn hỗ trợ về tài chính ( tín dụng ưu đãi, cung cấp thông tin... )

- Chính sách về cơ cấu việc làm: Thông qua chính sách đầu tư, Nhà nước trực tiếp đầu tư và có những giải pháp khuyến khích hoặc hạn chế đầu tư vào các vùng, lãnh thổ... để tạo việc làm, chuyển dịchcơ cấu nhằm tạo ra sự chuyển dịch tiến bộ về cơ cấu việc làm với ba hình thức cơ cấu chính là:

+ Cơ cấu làm việc theo ngành: chuyển từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp.

+ Cơ cấu làm việc theo trình độ trang bị kỹ thuật: chuyển từ lao động thủ công là chính sang lao động cơ giới hoá và tiến tới tự động hoá.

+ Cơ cấu làm việc theo khu vực lãnh thổ: chuyển lao động từ nông thôn sang thành thị với kiểu sống, lối sống thành thị và với kỹ năng, hiệu quả và năng suất lao động cao hơn.

Một phần của tài liệu 571 Phát triển nguồn nhân lực & giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w