đến chất lượng dịch vụ hành chính cơng tại Việt Nam
Các tác giả/ dự án (Hà Nội)
Tiêu Thang đo Cao Duy Nguyễn
Hồng và Lê Lê Dân Hữu Hải và
chí (Biến quan sát)
Nguyễn Hậu (2011) Lê Viết Hòa
(2011) (2010)
Đúng thời gian x
Lịch làm việc
Sự tin Thời gian giải quyết x
Phí, lệ phí x
cậy Cơ chế giám sát và góp ý x
Xử lý phản hồi x
Độ tin cậy x x
Tiếp cận dễ dàng x
Sự đáp Quy trình dịch vụ x x
ứng Hiệu quả giải quyết công việc x
Sự sẵn sàng x
Năng Chất lượng nhân viên x
lực Năng lực giải thích x x
Sự phối hợp x
Sự Thái độ khi tiếp xúc x x
đồng Tinh thần trách nhiệm x
cảm
Cơ sở vật chất x x
Phương Chất lượng của phịng làm việc
Sơ đồ bố trí phịng, bàn làm việc x
diện
Việc đeo thẻ công chức và đặt bảng
hữu tên x
hình Cơng khai và minh bạch về thơng tin
Về hình thức niêm yết văn bản x x
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1.1.3. Những vấn đề luận án sẽ tập trung nghiên cứu giải quyết
1.1.3.1. Những vấn đề thuộc đề tài chưa được các cơng trình đã nghiên cứu giải quyết
Chất lượng dịch vụ đã được nhiều học giả nghiên cứu và đo lường. Với sự ra đời của công cụ SERQUAL (Parasuraman và cộng sự, 1988), nhiều học giả đã cố gắng nhân bản và thay đổi cấu trúc cũng như khái niệm của nó (Carman 1990, Teas 1993). Nhiều nghiên cứu tập trung vào đo lường chất lượng dịch vụ sử dụng cơng cụ SERQUAL. Vì vậy, nghiên cứu về cơng cụ đo lường được trích dẫn rộng rãi trong lý thuyết marketing và tác dụng của nó trong thực tiễn cũng khá phổ biến (Brown and al, 1993).
Những nghiên cứu trước đây đã nâng cao hiểu biết về việc đo lường chất lượng dịch vụ. Cùng lúc đó, điểm bị phê bình của SERQUAL là cơng cụ chỉ tập trung q trình phân phối dịch vụ (Gronroos, 1990, Richard and Allway, 1993). Tuy nhiên, khơng có sự nhất trí về bản chất hay nội dung về chất lượng dịch vụ. Mặc dù vậy thì các bên đều thống nhất rằng chất lượng dịch vụ là một mơ hình đa khía cạnh (Cronin, 2001). Trong khi các nghiên cứu đương đại về chất lượng dịch vụ dường như tập trung vào quá trình phân phối dịch vụ, thì tồn tại nhiều nhân tố khác cũng cần được nghiên cứu và đã được đề xuất, đặc biệt là bởi các học giả châu Âu. Ví dụ, sự khác nhau về ngữ nghĩa trong mỗi khía cạnh (Gronroos, 1982,1990 và Lehtinen, 1982) đã chú ý chất lượng của một dịch vụ được nhìn nhận bởi khách hàng bao gồm
3 khía cạnh: phương diện chức năng (hoặc quá trình), phương diện kĩ thuật (hoặc kết quả) và hình ảnh.
Có nhiều tác giả cho rằng thay vì dựa trên những khía cạnh (nhân tố) được chuẩn hóa, thì chất lượng dịch vụ chính là một chức năng của một dịch vụ cụ thể nào đó và ngành dịch vụ nó thuộc về. Bên cạnh đó, việc sử dụng những khía cạnh (nhân tố) đã được chuẩn hóa to đo lường, đánh giá chất lượng của một dịch vụ nào đó sẽ khơng thể cung cấp được những thông tin chi tiết cần thiết để xác định được những nguyên nhân cụ thể của một vấn đề phát sinh (Killmann, 1986). Vì thế, những khía cạnh (nhân tố) đã được chuẩn hóa có thể đưa ra những thơng tin khơng đầy đủ về tính độc đáo cũng như hiện trạng của một dịch vụ cụ thể hoặc các mối quan hệ dịch vụ và những thông tin liên quan đến việc nhận định, đánh giá và diễn giải dịch vụ bởi người sử dụng và người phân phối dịch vụ (Rosen và Suprenant, 1998). Nơi những chỉ tiêu đo lường này được sử dụng chỉ là nhận thức của người sử dụng hoặc phân phối dịch vụ, vì vậy bất kỳ triệu chứng (dấu hiệu) nào được xác định đều không thể phản ánh đầy đủ được bản chất của những điểm tiếp cận dịch vụ (Svensson, 2001).
Các nghiên cứu hiện tại sử dụng SERVQUAL như một công cụ để đo lường chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa chứng tỏ được rằng phương tiện này có thể được thay đổi hợp lý để đo lường chất lượng dịch vụ hành chính cơng. Luận án này đã ứng dụng SERVQUAL trong việc thiết lập dịch vụ, kiểm tra thực tế và xác nhận rằng SERVQUAL thích hợp cho việc đo lường chất lượng dịch vụ hành chính cơng. Trong khi các nghiên cứu trước đó vẫn chưa xác nhận được hiệu lực và độ tin cậy của 5 phương diện SERVQUAL trong thiết lập dịch vụ, kết quả của nghiên cứu này xác nhận rằng cả 5 phương diện - bao gồm độ tin cậy, khả năng đáp ứng, năng lực phục vụ, tính hữu hình, sự đồng cảm- đều riêng biệt và rõ ràng.
Các cơng trình nghiên cứu liên quan của các tác giả Việt Nam chỉ đề cập lẻ tẻ từng phương diện của chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực hành chính cơng. Những tiêu chỉ, tham số và thang đo đối với từng thành tố của chất lượng dịch vụ hành
chính cơng chưa dầy đủ, nhất qn. Bên cạnh đó, một số cơng trình nghiên cứu tại Việt Nam về chất lượng dịch vụ hành chính cơng lại được thực hiện dưới hình thức Dự án thực tế (như PAPI, PAR INDEX, WB…) hoặc bài báo khoa học. Dường như chưa có luận án tiến sĩ về chất lượng dịch vụ hành công trên địa bàn TP. Hà Nội với cơ sở lý luận kết hợp với nghiên cứu khảo sát.
1.1.3.2. Những vấn đề luận án sẽ tập trung nghiên cứu giải quyết
Trên cơ sở kết quả tổng quan nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu đã xác định, Luận án tập trung nghiên cứu CLDVHCC của một số quận, phường nội thành thủ đô Hà Nội. Ở đây, luận án nghiên cứu CLDVHCC thông qua đo lường và đánh giá các thành tố (bên trong) của chất lượng dịch vụ được vận dụng vào trong lĩnh vực hành chính cơng.
Việc xây dựng chất lượng dịch vụ hoặc được đo như là một khoảng cách mong đợi/ nhận thức về dịch vụ hoặc chỉ là sự nhận thức độc lập (Hurley và Estalami, 1998). Hơn nữa, các thuộc tính về chất lượng dịch vụ được xem là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng dịch vụ (Parasuraman et al., 1985). Thang đánh giá SERVQUAL là công cụ chính được sử dụng để đánh giá chất lượng (Parasuraman et al., 1988, 1991). Công cụ này đã được sử dụng rộng rãi cả cho các nhà quản lý (Parasuraman et al., 1991)
Nói cách khác, luận án nghiên cứu các thành tố (hay các tiêu thức) của CLDVHCC trên địa bàn một số quận, phường nội thành của Hà Nội. Qua đó, hiểu rõ hơn nguyên nhân của DVHCC “không chất lượng”. Những tác động đến CLDVHCC của các nhân tố bên ngồi chủ thể quản lý CLDVHCC khơng phải là đối tượng nghiên cứu.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng CLDVHCC của đại diện các quận, huyện Hà Nội theo kết quả khảo sát thực tế, luận án sẽ làm rõ những ưu nhược điểm của quản lý CLDVHCC, đồng thời, chỉ rõ những nguyên nhân khách quan và chủ quan của những hạn chế. Từ đó, luận án cũng sẽ đề xuất một số giải pháp hàm ý quản lý nhằm nâng cao CLDVHCC trên địa bàn thành phố Hà Nội.
1.2. Phương hướng giải quyết các vấn đề nghiên cứu của Luận án.
1.2.1. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.
1.2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu đề tài luận án
* Mục tiêu tổng quát: Luận giải rõ cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng DVHCC phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao hiệu lực quản lý hành chính kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội.
* Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
- Luận giải rõ cơ sở lý luận về CLDVHCC trong quản lý hành chính kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố.
- Đánh giá thực trạng CLDVHCC trong quản lý hành chính kinh tế trên địa bàn thành phố, xác định rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất giải pháp nâng cao CLDVHCC trong quản lý hành chính kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội thời kỳ tới.
1.2.1.2. Các câu hỏi nghiên cứu chủ yếu:
Câu hỏi 1. Bản chất và những đặc trưng chủ yếu nào về sản phẩm, chủ thể cung cấp và nguời tiêu dùng sản phẩm DVHCC trong quản lý hành chính kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố?
Câu hỏi 2. Những yếu tồ chủ yếu nào cấu thành CLDVHCC và những nhân tố chủ yếu tạo ảnh hưởng đến CLDVHCC trong quản lý hành chính kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố?
Câu hỏi 3. Việc đánh giá CLDVHCCC trong quản lý hành chính kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố dựa trên những tiêu chí chủ yếu nào để bảo đảm độ chính xác cần thiết?
Câu hỏi 4. Địa bàn thành phố đang có những đặc điểm, đặc thù gì về sản phẩm, chủ thể cung cấp và người tiêu dùng DVHCC trong lĩnh vực kinh tế, quản lý hành chính kinh tế?
Câu hỏi 5. Thực trạng cung ứng dịch vụ hành chính cơng và CLDVHCC trong quản lý hành chính kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội như thế nào?
Câu hỏi 6. Bối cảnh mới đang và sẽ đặt ra những yêu cầu gì đối với việc nâng cao CLDVHCCC trong quản lý hành chính kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn tới?
Câu hỏi 7. Việc nâng cao CLDVHCCC trong quản lý hành chính kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn tới năm 2030 cần quán triệt những quan điểm và cần theo những phương cách chủ yếu nào?
Câu hỏi 8. Để nâng cao CLDVHCC trong quản lý hành chính kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2025 cần thực hiện các giải pháp nào?
1.2.2. Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài luận án
1.2.2.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về DVHCC và chất lượng DVHCC cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng DVHCC trong quản lý hành chính kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội.
1.2.2.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài luận án:
- Giới hạn phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề chất
lượng DVHCC trong quản lý hành chính kinh tế phục vụ phát triển kinh tế trên địa bàn một địa phương cụ thể, là thành phố Hà Nội. Trong đó, về mặt lý luận, luận án sẽ tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về CLDVHCC trong quản lý hành chính kinh tế trên địa bàn tỉnh thành phố (khái niệm, bản chất, đặc điểm, vai trò CLDVHCC, chủ thể cung cấp và đối tượng thụ hưởng DVHCC cũng như các yếu tố cấu thành và các nhân tố ảnh hưởng đến CLDVHCC). Về mặt thực tiễn, luận án sẽ tập trung phân tích thực trạng chính sách và biện pháp mà chính quyền địa phương các cấp ở thành phố Hà Nội đã làm để nâng cao CLDVHCC trong quản lý hành chính kinh tế, đánh giá kết quả quả đã đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về CLDVHCC trong quản lý hành chính kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó, luận án sẽ tập trung đề xuất hệ quan điểm, phương hướng và giải pháp có tính đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng DVHCC trong quan lý hành chính kinh tế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
- Giới hạn phạm vi không gian: Nhiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề
CLDVHCC trong quản lý hành chính kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố; nghiên cứu thực trạng vấn đề chất lượng dịch vụ hành chính cơng trong quản lý hành chính kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội, có so sánh với một số địa phương khác ở trong nước và tham chiếu kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về nâng cao CLDVHCC (thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Ninh): nghiên cứu đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao CLDVHCC trong quản lý hành chính kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội; nghiên cứu đề xuất kiến nghị với các cơ quan nhà nước ở Trung ương về các vấn đề liên quan đến việc nâng cao CLDVHCC trong quản lý hành chính kinh tế ở địa bàn thành phố Hà Nội.
- Giới hạn phạm vi thời gian: Dữ liệu đánh giá thực trạng từ năm 2010; đề
xuất phương hướng, giải pháp cho giai đoạn đến năm 2025, tầm nhín đến năm 2030.
1.2.3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu đề tài luận án:
1.2.3.1. Cách tiếp cận nghiên cứu:
- Luận án tiếp cận nghiên cứu vấn đề CLDVHCC từ góc độ của chuyên ngành quản lý kinh tế; chủ yếu là quản lý hành chính kinh tế theo địa bàn lãnh thổ một địa phương cấp tỉnh, thành phố, mà cụ thể là thành phố Hà Nội.
- Tiếp cận vấn đề CLDVHCC trên địa bàn thành phố Hà Nội từ góc độ vai trị, chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương các cấp trong quản lý hành chính kinh tế được phân cấp quản lý theo quy định của pháp luật phục vụ phát triển kinh tế trên địa bàn địa phương.
- Nghiên cứu về CLDVHCC với tiếp cận là cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc xây dựng cơ chế, hoạch định và thực hiện các chính sách về DVHCC tại tổ chức quản lý kinh tế nhà nước các cấp. Trên cơ sở đánh giá thực trạng về CLDVHCC, tổ chức quản lý kinh tế nhà nước các cấp của Hà Nội sẽ hồn thiện các chính sách về DVHCC nhằm nâng cao sự hài lịng của cơng dân.
- Vấn đề CLDVHCC và nâng cao CLDVHCC trên địa bàn thành phố Hà Nội được giải quyết chủ yếu từ góc độ coi DVHCC và chất lượng DVHCC là sản phẩm
“đầu ra” của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước các cấp của thành phố Hà Nội và là một yếu tố “đầu vào” quan trọng của hoạt động kinh tế, của phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội. Sự nâng cao CLDVHCC trong quản lý hành chính kinh tế là chỉ số phản ánh quan trọng và có ý nghĩa hàng đầu đối với việc đánh giá năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của các cấp chính quyền địa phương trong quản lý hành chính kinh tế trên địa bàn lãnh thổ.
1.2.3.2. Phương pháp thu thập, xử lý thông tin, tư liệu:
- Thu thập tư liệu, xử lý thứ cấp từ nguồn các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố trong, ngồi nước (sách chun khảo, đề tài khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, đề án nghiên cứu, báo cáo nghiên cứu, báo cáo khoa học,…); các số liệu thống kê nhà nước của Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê Hà Nội và một số tỉnh/thành phố đã xác định trong phạm vi nghiên cứu; các văn kiện, nghị quyết của Thành ủy, Nghị quyết của HĐND và các quyết định báo cáo của UBND thành phố Hà Nội, của chính quyền địa phương cấp quận, huyện, thành phố trực thuộc và của chính quyền địa phương cấp phường, xã trên địa bàn thành phố Hà Nội… Tác giả luận án sẽ sử dụng các phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp, thống kê so sánh theo chuỗi thời gian để tập hợp và xử lý các tư liệu,số liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài.
-Thu thập tư liệu, số liệu sơ cấp thông qua khảo sát, điều tra chọn mẫu. Trong đó: + Địa bàn khảo sát điều tra chọn mẫu: Đối với đơn vị hành chính cấp quận,
huyện: lựa chọn quận Hai Bà Trưng (đại diện 4 quận trung tâm thành phố), quận Hoàng Mai (đại diện 8 quận mới thành lập), huyện Thanh Trì (đại diện các huyện ngoại thành thành phố Hà Nội): Trong đó, trên địa bàn mỗi quận, huyện được chọn mẫu sẽ lựa chọn 4 đơn vị hành chính cấp phường, xã để khảo sát, điều tra. Việc chọn địa bàn khảo sát như trên đảm bảo tính đại diện của nghiên cứu vì cơ cấu mẫu bao phủ cả quận nội thành cũ, quận mới thành lập và huyện của Hà Nội. Mẫu điều tra cũng có đại diện theo cấp quản lý là cấp quận và cấp phường/ xã.
Nhóm 1: Các cá nhân (đại diện hộ gia đình) sử dụng DVHCC có trụ sở chính
trên địa bàn các quận, huyện được chọn mẫu: 117 cá nhân đại diện các hộ gia đình (bình quân khoảng 40 cá nhân/quận, huyện).
Nhóm 2: Các tổ chức (doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể) sử dụng
DVHCC có cơ sở kinh doanh trên địa bàn các quận/huyện được chọn mẫu: 113 tổ chức (bình quân khoảng 35 tổ chức/quận, huyện).
Tất cả các nhóm đối tượng điều tra được lựa chọn nêu trên (230 mẫu) đều được khảo sát theo một thiết kế mẫu phiếu (bảng hỏi) thống nhất.
+ Thời điểm khảo sát, điều tra: Quý III+ Quý IV/2016.
+Phương pháp chọn mẫu: luận án sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện
+ Phương pháp thu thập thông tin: Bảng hỏi được phát và đề nghị người dân