Khái quát chung về tranh chấp hợp

Một phần của tài liệu giải quyết tranh chấp về hợp đồng trong luật việt nam (Trang 56 - 182)

HỢP ĐỒNG KINH DOANH - THƯƠNG MẠI BẰNG TÒA ÁN THEO LUẬT VIỆT NAM

2.1 Khái quát chung về tranh chấp hợp đồng tranh chấp hợp đồng 2.1.1 Tranh chấp thương mại

Tranh chấp thương mại hay tranh chấp kinh doanh là thuật ngữ quen thuộc trong đời sống kinh tế xã hội ở các nước trên thế giới. khái niệm này mới được

sử dụng rộng rãi và phổ biến ở nước ta trong mấy năm gần đây cùng với sự

nhường bước của khái niệm tranh chấp kinh tế - một khái niệm quen thuộc của

cơ chế kế hoạch hóa đã ăn sâu trong tiềm thức và tư duy pháp lý của người Việt

Nam.

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ

án kinh tế ngày 16/03/1994 và Nghị

định số 116/CP ngày 05/09/1994 cũng đã liệt kê các tranh chấp được coi là tranh

chấp kinh tế thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án kinh tế và trọng tài kinh tế.

Theo các văn bản pháp luật này, các tranh chấp kinh tế bao gồm:

- Các tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa

pháp nhân với cá có đăng kí kinh doanh; - Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các

thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động,

giải thể công ty;

- Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu;

- Các tranh chấp kinh tế khác theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó pháp lệnh trọng tài thương mại ngày 25/02/2003 không trực

tiếp đưa ra định nghĩa về tranh chấp thương mại song với sự hiện diện của khái

niệm “hoạt động thương mại” theo nghĩa rộng đã tạo ra sự tương đồng trong

quan niệm về “thương mại” và “tranh chấp thương mại” của pháp luật Việt Nam

với chuẩn mực chung của pháp luật và thông lệ quốc tế.

Theo pháp lệnh trọng tài thương mại, hoạt động thương mại là việc thực

hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm

mua bán hàng hóa , cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lí thương mại; kí

gửi; thuê,cho thuê;thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li xăng; đầu tư; tài

chính; ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò; khai thác; vận chuyển hàng hóa, hành

khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi

thương mại khác theo quy định pháp luật ( khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh trọng tài

thương mại). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với quy định này, khái niệm thương mại theo pháp luật Việt Nam đã được mở rộng, phù hợp với khái niệm thương mại trong Luật mẫu của Liên hợp quốc

về trọng tài, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ và WTO. Vấn đề này vừa có ý

nghĩa trong việc bảo đảm sự bình đẳng giữa các chủ thể hoạt động thương mại

tham gia vào việc giải quyết tranh chấp vừa mở rộng khả năng được cộng nhận

và thi hành tại Việt Nam các phán quyết của trong tài nước ngoài.

Sự đột phá của Pháp lệnh trọng tài thương mại trong việc đưa khái niệm “

hoạt động thương mại” tiếp cận với chuẩn mực chung của thông lệ và pháp luật

quốc tế đã mở màn cho việc xem xét tiếp theo của các văn bản pháp luật khi đề

cập lĩnh vực thương mại – một lĩnh vực đầy sôi động và phức tạp trong thực tiễn.

Luật thương mại được Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005 định nghĩa

khái niệm hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm

mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt

động nhằm mục đích sinh lợi khác (khoản 1 Điều 3 Luật thương mại 2005).

Theo khái niệm này, quan niệm về hoạt động thương mại cũng đã được

mở rộng, bao gồm mọi hoạt động có mục đích simh lợi.Hướng tiếp cận này của

Luật thương mại 2005 cho thấy, khái niệm về hoạt động thương mại đã được mở

rộng tương đồng với khái niệm kinh doanh trong Luật doanh nghiệp năm 1999

cũng như Luật doanh nghiệp 2005.

Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công

đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch

vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi ( khoản 2 Điều 4 Luật doanh nghiệp

2005).

Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 cũng đã liệt kê các tranh chấp về kinh

doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tòa án, gồm có:

- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá

nhân, tổ chức có đăng kí kinh doanh với nhau và điều có mục đích lợi nhuận, bao

gồm : mua bán hàng hóa;cung ứng dịch vụ; phân phối ; đại diện ; đại lí; ký

SVTH: Phan Minh Giới

gửi;thuê; cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật;vận chuyển hàng hóa,

hành khách bằng đường sắt,đường bộ,đường thủy nội địa: vận chuyển hành hóa, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hành khách bằng đường hàng không, đường biển; mua bán cổ phiếu, trái phiếu và

giấy tờ có giá khác: đầu tư, tài chính, ngân hàng; thăm dò, khai thác;

- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận; - Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành

viên công ty với nhau liên quan đến thành lập,hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty;

- Các tranh chấp về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định. Như vậy, mặc dù Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004

không sử dung thuật

ngữ “ tranh chấp thương mại” mà sử dụng thuật ngữ “tranh chấp kinh doanh,

thương mại” nhưng nội dung của các tranh chấp về kinh doanh, thương mại được

liệt kê tại Điều 29, thực chất là các tranh chấp thương mại theo hướng tiếp cận

của Luật thương mại 2005. Tuy có sự khác nhau về các thức biểu đạt và ngôn

ngữ sử dụng nhưng nhìn chung quan niệm về hoạt động thương mại và tranh

chấp thương mại được thể hiện qua các quy định trong các văn bản pháp luật thời

gian gần đây là khá nhất quán.

Từ những nội dung được xem xét nêu trên, có thể hiểu: Tranh chấp

thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ

của các bên trong qua trình thực hiện các hoạt động thương mại.

Như vậy, tranh chấp thương mại phải hội đủ các yếu tố sau đây:

- - -

Thứ nhất, tranh chấp thương mại trước hết là những mâu thuẫn ( bất đồng)

về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong mối quan hệ cụ thể.

Thứ hai, những mâu thuẫn ( bất đồng) đó phải phát sinh từ hoạt động

thương mại.

Thứ ba, những mâu thuẫn ( bất đồng) đó phát sinh chủ yếu giữa các

thương nhân.

Các tranh chấp thương mại chủ yếu là những tranh chấp phát sinh giữa các

thương nhân ( cá nhân kinh doanh, tổ chức kinh doanh) với nhau. Ngoài thương

nhân là chủ thể chủ yếu của tranh chấp thương mại, trong những tường hợp nhất

định, các cá nhân, tổ chức khác (không phải là thương nhân) cũng có thể là chủ

thể của tranh chấp thương mại, như: tranh chấp giữa công ty và thành viên của

công ty; giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của

công ty hay tranh chấp về giao dịch giữa một bên không nhằm mục đích sinh lợi

với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp bên không

nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật thương mại. Khoa học pháp lí gọi

giao dịch này là giao dịch hỗn hợp (hành vi hỗn hợp). Quy tắc được pháp luật

của Pháp và nhiều quốc gia áp dụng để giải quyết loại tranh chấp này đó là căn

cứ vào bị đơn là thương nhân hay không phải là thương nhân. Nếu bị đơn là

thương nhân thì nguyên đơn ( bên có hành vị dân sự) có thể chọn tòa thương mại

hoặc tòa dân sự để giải quyết vụ tranh chấp. Trường hợp nguyên đơn chọn tòa

thương mại thì các quy định khắt khe hơn của Luật thương mại được áp dụng để

giải quyết vụ tranh chấp. Ngược lại, bị đơn không phải là thương nhân thì nguyên

đơn (bên có hành vi thương mại) chỉ có quyền kiện ra tòa dân sự và luật dân sự

được áp dụng để giải quyết vụ tranh chấp mà các quy định của Luật thương mại

không thể áp dụng cho đối phương không phải là thương nhân.

Luật thương mại của Việt Nam 2005 đã cho phép bên có hoạt động không

nhằm mục đích sinh lợi ( bên có hành vi dân sự) chọn áp dụng Luật thương mại

để giải quyết vụ tranh chấp này. Về bản chất, hoạt động không nhằm mục đích

sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân không phải là hoạt động

thương mại thuần túy nhưng bên không nhằm mục đích sinh lợi đã chọn áp dụng

Luật thương mại thì quan hệ này trở thành quan hệ pháp luật thương mại và tranh

chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật này phải được quan niệm là tranh chấp

thương mại. Tuy nhiên, theo Pháp lệnh trọng tài thương mại, tranh chấp này vẫn

không thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại và cũng không

thuộc loại tranh chấp về kinh doanh, thương mại theo Điều 29 bộ luật tố tụng dân

sự năm 2004. Bởi vậy, tranh chấp này theo pháp luật hiện hành của Việt Nam

thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa dân sự song bên có hoạt động không nhằm

mục đích sinh lợi có thể chọn áp dụng Luật thương mại 2005 để giải quyết vụ

tranh chấp.

2.1.2 Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp trong kinh doanh, thương mại kinh doanh, thương mại

Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường là một môi trường mà ở đó bắt nguồn từ nguyên tắc pháp luật “các chủ thể được làm tất cả những gì mà pháp SVTH: Phan Minh Giới Trang 27 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

luật không cấm”. Các Quốc gia trên thế giới có nền kinh tế thị trường đều xây dựng một hệ thống “ pháp luật tư hành” chỉ đối với lĩnh vực kinh doanh,

thương mại. Bản chất của quan hệ kinh tế là sự thỏa thuận của các chủ thể kinh

doanh và các thỏa thuận này phải phù hợp với quy định của nhà nước về “luật chơi chung” chứ không phải theo sự sắp đặc ý chí của nhà nước. Tuy nhiên như là một hệ logic có ý nghĩa là sự thỏa thuận thì cũng có sự vi phạm mâu thuẫn.

Qua đó cho thấy sự vi phạm này có thể là bất khả kháng, do lỗi không chủ định của một bên, cũng có thể là do lỗi của một hoặc các bên, nhưng có chủ định

trước… chính vì thế, việc tranh chấp kinh doanh, thương mại là điều không thể

tránh khỏi, hơn thế nữa nó còn gay gắt hơn về mức độ tranh chấp cũng như

phức tạp hơn về nội dung.

Như vậy tranh chấp trong kinh doanh xuất hiện bởi nhiều lý do khác nhau

cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Có thể phân tích một vài

nguyên nhân sau đây:

- Do sự thúc đẫy của lợi nhuận: mục đích của hoạt động kinh doanh là vì

lợi nhuận. Chính vì lợi nhuận mà có những nhà kinh doanh sẵn sàng phá vỡ hợp

đồng dẫn đến vi phạm hợp đồng.

- Sự hạn chế trong kiến thức pháp luật: ở các chủ thể kinh doanh, không

ngừng đòi hỏi kĩ năng, khả năng hoạt động kinh doanh, tìm cách làm sao cho

việc hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp

mà còn phải có một số kiến thức pháp luật cơ bản để tránh đi tranh chấp trong

kinh doanh.

- Ý thức pháp luật chưa cao: có nghĩa là chủ thể tham gia trong hoạt động

kinh doanh không biết mà là không muốn biết các quy định của pháp luật. Mặc

dù biết hành vi vi phạm hợp đồng là trái với quy định của pháp luật nhưng vì lợi

nhuận họ không ngần ngại làm trái với ý chí đã được thỏa thuận trong hợp đồng

đã kí kết.

- Pháp luật còn những khoản trống nhất định không thể bao quát hết đươc

các quan hệ có thể xảy ra.

Chính vì những nguyên nhân này mà tranh chấp giữa các nhà kinh doanh

xảy ra. Vì vậy, pháp luật luôn hướng đến mục tiêu hạn chế và khắc phục những

hậu quả có thể xảy ra. Vì vậy pháp luật quy định các biện pháp để giải quyết tranh chấp hợp đồng như: - - - - Thương lượng Hòa giải Trọng tài Tòa án

Tuy nhiên, trong nội dung đề tài luận văn này người viết chỉ đi sâu tìm

hiểu và phân tích cụ thể biện pháp giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bằng con đường tòa án

2.2 Giải quyết tranh chấp kinh doanh, chấp kinh doanh, thương mại bằng con đường tòa án

Giải quyết tranh chấp bằng con đường tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước thực hiện. Đó là do Tòa án nhân

dân mang quyền lực nhà nước thực hiện.vì những phán quyết của Tòa án buộc

bên có nghĩa vụ thực thi quyết định đó.Đây là giải pháp cuối cùng để giải quyết

tranh chấp về kinh doanh thương mại một khi các biện pháp khác như: Thương

lượng, Hòa giải, Trọng tài không có hiệu quả hay gặp phải thất bại.

Thường thì các bên đưa vụ tranh chấp ra thương lượng nhưng không đạt

hiệu quả hoặc trong điều khoản hợp đồng không có thoả thuận giải quyết tranh

chấp bằng trọng tài thì vụ tranh chấp được đưa ra cho Tòa án giải quyết.

Phạm vi giải quyết tranh chấp trong kinh doanh của Tòa án mà theo đó quy định

của mỗi nước khác nhau. Nhưng tập trung lại hai khuynh hướng sau:

Thứ nhất: tổ chức ra loại Toà án chuyên trách để giải quyết tranh chấp và

xem như một tranh chấp đặc thù.

Thứ hai: Nhập cả hai, có nghĩa là những tranh chấp kinh doanh, thương

mại và những tranh chấp không phải xuất phát từ thương mại vào một loại Tòa

án (Tòa dân sự). Vì có những quan điểm cho rằng tranh chấp thương mại thực

chất cũng là tranh chấp Dân sự.

Vấn đề chúng ta cần xem xét là luật nào áp dụng. Khi nào thì áp dụng luật

thương mại khi nào thì áp dụng Luật dân sự. Thường thì luật của các nước quy

định, nếu các bên tranh chấp đều là thương nhân thì áp dụng luật thương mại để

giải quyết vụ việc. Và ngược lại, các vụ tranh chấp mà các bên không phải là

thương nhân hoặc không được quy định trong luật thương mại thì luật được áp

dụng là luật dân sự. Tùy thuộc vào các quốc gia mà thẩm quyền của cơ quan tài

phán cũng khác nhau.

2.2.1 Xác định thẩm quyền của tòa kinh tế quyền của tòa kinh tế

Thẩm quyền của tòa kinh tế là quyền hạn và nghĩa vụ của tòa kinh tế trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp kinh tế. Khi xảy ra một tranh chấp kinh tế, cần xác định rõ nó thuộc thẩm quyền

giải quyết của cơ quan nào. Việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh

tế có ý nghĩa quan trọng trong việc thụ lý, chuẩn bị hồ sơ và giải quyết tranh

chấp kinh tế, cũng như thi hành quyết định, bản án của tòa kinh tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với các tranh chấp thuộc thẩm quyền của tòa khác mà tòa kinh tế đã

thụ lý nếu tòa dân sự hoặc tòa kinh tế thuộc cùng một Tòa án đã thụ lý thì vẫn

tiếp tục giải quyết. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh

được Bộ luật tố

tụng dân sự quy định gồm: - Thẩm quyền theo vụ việc - Thẩm quyền theo cấp xét xử - Thẩm quyền theo lãnh thổ

- Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn

2.2.1.1 Thẩm quyền theo vụ việc

Thẩm quyền theo vụ việc là việc xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc

tranh chấp xảy ra thuộc cơ quan nào: Cơ quan quản lý cấp trên, tòa dân sự, hay

tòa kinh tế.

Bộ luật tố tụng dân sự quy định vụ án kinh

Một phần của tài liệu giải quyết tranh chấp về hợp đồng trong luật việt nam (Trang 56 - 182)