Thẩm quyền theo vụ việc là việc xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc
tranh chấp xảy ra thuộc cơ quan nào: Cơ quan quản lý cấp trên, tòa dân sự, hay
tòa kinh tế.
Bộ luật tố tụng dân sự quy định vụ án kinh doanh, thương mại được chia
thành hai loại: Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại và những yêu cầu về
kinh doanh thương mại.
2.2.1.1.1 Những tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền
giải quyết của tòa án
Tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa
án được quy đinh cụ thể tại Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự bao gồm:
- Những tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại
giữa cá nhân, tổ chức có đăng kí kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi
nhuận bao gồm: Mua bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ; phân phối ; đại diện ; đại
lí; ký gửi;thuê; cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật;vận chuyển hàng
hóa, hành khách bằng đường sắt,đường bộ,đường thủy nội địa: vận chuyển hành hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; mua bán cổ phiếu, trái
phiếu và giấy tờ có giá khác: đầu tư, tài chính, ngân hàng; thăm dò, khai thác.
Để phân biệt tranh chấp về Dân sự với tranh chấp về kinh doanh, thương mại cần căn cứ vào những tiêu chí sau: Về chủ thể: Trước hết phải căn cứ vào chủ thể (các bên tranh chấp). Nếu hai bên tranh chấp không có đăng ký kinh doanh hoặc một bên có đăng ký kinh
doanh một bên không có đăng ký kinh doanh thì tranh chấp đó là tranh chấp dân sự. VD: Công ty trách nhiệm hữu hạn A ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa
với công ty vân tải B (cả hai công ty đều có đăng ký kinh doanh) khi phát sinh
tranh chấp thì đó là tranh chấp kinh doanh, thương mại. Ngược lại cung hai công
ty trên nhưng công ty A thuê công ty B chở công nhân viên công ty A đi thăm
quan, du lịch thì khi xảy ra tranh chấpthì đó là tranh chấp dân sự vì công nhân
viên của công ty A đi thăm quan du lịch không nhằm mục đích lợi nhuận.
Về mục đích lợi nhuận: xét về mục đích lợi nhuận của cá nhân, tổ chức
trong hoạt động kinh doanh thương mại là mong muốn của cá nhân, tổ chức đó
thu được lợi nhuận mà không phân biệt có thu được hay không thu được hay
không thu.
Đối với những tranh chấp quy định tại khoản 2 Điều 29 BLTTDS, đó là
những tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân,
tổ chức với nhau và điều có mục đích lợi nhuận, thì không nhất thiết phải đòi hỏi
cá nhân, tổ chức phải có đăng kí kinh doanh mà chỉ đòi hỏi cá nhân, tổ chức đều
có mục đích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, thương mại; nếu chỉ có mục đích
lợi nhuận còn bên kia không có mục đích lợi nhuận thì tranh chấp đó là tranh
chấp dân sự quy định tai khoản 4 điều 25 BLTTDS. Ví dụ: các tranh chấp về hợp đồng sử dụng tác phẩm hoặc các tranh chấp
về hợp đồng dịch vụ bản quyền tác giả, trong trường hợp này, nếu các bên có quy
định người sử dụng tác phẩm phải trả cho tác giả hay người sở hữu tác phẩm một
khoản tiền nhất định nào đó thì không thể nói các bên không có mục đích lợi
nhuận. Vì vậy, đối với các tranh chấp về quyền tác giả nêu trên chỉ có tranh chấp
về quyền tác giả đối với tác phảm giữa cá nhân với cá nhân; cá nhân với tổ chức,
tổ chức với tổ chức hoặc giữa đồng tác giả với nhau và các tranh chấp về quyền
SVTH:
Phan Minh Giới
thừa kế quyền tác giả là tranh chấp dân sự. còn các loại tranh chấp khác về quyền
tác giả thì phải xem nếu các bên tranh chấp đều có mục đích lợi nhuận thì đó
không phải là tranh chấp dân sự. Quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng (Từ Điều 750 đến Điều 757 BLDS)
Đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,
thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương
mại, chỉ dẫn địa lý. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và giống cây trồng. Quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng có thể được thừa kế hoặc chuyển giao cho người khác2.
Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp và
quyền đối với giống cây trồng
có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý hoặc khởi kiện tại Toà
án có thẩm quyền đối với bất kỳ người nào đã sử dụng đối tượng sở hữu công
nghiệp của mình và có quyền yêu cầu người xâm phạm phải đình chỉ việc thực
hiện và bồi thường thiệt hại.
Cụ thể thẩm quyền được phân định như sau: Những tranh chấp phát sinh giữa chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công
nghiệp với người sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đó, trong thời hạn
mà không xin phép chủ sở hữu, gồm:
* Các tranh chấp vi phạm quyền sở hữu đối với sáng chế, giải pháp hữu
ích như:
- Sản xuất sản phẩm theo sáng chế, giải pháp hữu ích được bảo hộ tại Việt
Nam.
- Sử dụng nhập khẩu, quảng cáo, lưu thông sản phẩm mà sản phẩm đó
được sản xuất theo sáng chế, giải pháp hữu ích được bảo hộ tại Việt Nam.
- Áp dụng phương pháp mà phương pháp đó được bảo hộ tại Việt Nam là
sáng chế, giải pháp hữu ích.
* Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp gồm:
- Sản xuất sản phẩm theo kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ tại Việt
Nam.
- Nhập khẩu, bán, quảng cáo hoặc sử dụng các sản phẩm chế tạotheo kiểu
dáng công nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam nhằm mục đích kinh doanh.
* Các xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hàng hóa gồm:
Điều 753 BLDS
- Gắn nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam của người khác hoặc nhãn hiệu
tương tự lên bao bì, sản phẩm của mình. - Nhập khẩu, bán, hoặc chào hàng các sản phẩm có nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ tại Việt Nam trên thị trường Việt Nam. Các tranh chấp về quyền tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ
dẫn địa lý; vật liệu nhân giống cây trồng và giống cây trồng gồm:
- Cá nhân với cá nhân, cá nhân với tổ chức.
- Các đồng tác giả với nhau hay các đồng tác giả với cá nhân khác. Các tranh chấp về quyền thừa kế sở hữu công nghiệp.
Đối với các tranh chấp khác về quyền sở hữu
công nghiệp như chuyển
giao quyền sở hữu công nghiệp; tranh chấp giữa chủ sở hữu công nghiệp với tác
giả quyền sở hữu công nghiệp… phải xem xét nếu các bên đều có mục đích lợi
nhuận thì không thuộc loại tranh chấp về dân sự. Lưu ý: Qua phân tích ở trên ta thấy không phải tất cả các tranh chấp về
quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ thuộc nhóm tranh chấp dân sự, chỉ
những tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ mà các bên
tranh chấp không cùng có mục đích lợi nhuận. Ví dụ: Giữa A và C tranh chấp với nhau về quyền tác giả một tác phẩm
văn học nào đó. Khi nói các bên tranh chấp không cùng mục đích lợi nhuận thì
có thể xảy ra các trường hợp sau:
- Cả hai bên đều không có mục đích lợi nhuận.
- Một bên tranh chấp có mục đích lợi nhuận còn một bên không có mục
đích lợi nhuận.
Tranh chấp giữa tác giả với người dịch tác phẩm. Trường hợp này tác giả
không có mục đích lợi nhuận, nhưng người dịch có thể vì mục đích lợi nhuận mà
dịch.
Nếu giữa các bên tranh chấp đều có mục đích lợi nhuận thì loại tranh chấp
này không thuộc nhóm tranh chấp dân sự mà thuộc nhóm tranh chấp về kinh
doanh thương mại.
Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các
thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp
nhập, hợp nhất, chia, tách chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty là các tranh chấp
về phần vốn góp của mổi thành viên với công ty TNHH ( thông thường phần vốn
góp được tính bằng tiền nhưng cũng có thể được tính bằng hiện vật hoặc bằng
SVTH: Phan
bản quyền sở hữu công nghiệp); về mệnh giá cổ phiếu và số cổ phiếu phát hành
đối với một công ty cổ phần; về quyền sở hữu một phần tài sản của công ty tương
ứng với phần vốn góp vào công ty; về yêu cầu công ty đổi các khoản nợ của công
ty, thanh lý tài sản và thanh ly các hợp đồng mà công ty đã ký kết khi giải thể
công ty; về các vấn đề khác liên quan về việc thành lập, hoạt động, giải thể của
công ty.
Tranh chấp giữa các thành viên của công ty với nhau là các tranh chấp
giữa các thành viên của công ty về việc trị giá phần vốn góp vào công ty giữa các
thành viên của công ty; về việc chuyển nhượng phần vốn góp vào công ty của
thành viên của công ty đó cho người khác không phải là thành viên của công ty;
về việc chuyển nhượng cổ phiếu; về mệnh giá cổ phiếu, số cổ phiếu
phát hành và
trái phiếu của công ty cổ phần hoặc về quyền sở hữu tài sản tương ứng với số cổ
phiếu của thành viên công ty; về quyền được chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ
chịu lỗ, thanh toán nợ của công ty; về việc thanh lý tài sản, phân chia nợ giữa các
thành viên công ty trong trường hợp công ty bị giải thể, về các vấn đề khác giữa
các thành viên của công ty liên quan đến việc thành lập, hoạt động giải thể công
ty.
Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định
khác.