L ỜI NÓI ĐẦ U
6.2. Chương trình quan trắc, giám sát môi trường
Giám sát, quan trắc môi trường cần phải được tiến hành một cách liên tục trong suốt quá trình hoạt động của dự án. Chương trình giám sát, quan trắc môi trường cần xác định rõ:
- Ðối tượng, chỉ tiêu quan trắc môi trường.
- Thời gian và tần suất quan trắc.
- Nhu cầu thiết bị quan trắc; nhân lực phục vụ cho quan trắc.
- Dự trù kinh phí cho quan trắc môi trường.
Các điểm quan trắc, giám sát môi trường phải được thể hiện trên bản đồ có độ
chính xác thích hợp. Số liệu quan trắc môi trường phải được chủ dự án cập nhật, lưu giữ.
6.2.1. Ðối tượng, chỉ tiêu quan trắc, giám sát môi trường
Ðối tượng quan trọng nhất cần phải có một chương trình giám sát chi tiết, cụ thể đối với dự án khai thác, chế biến đá và sét là môi trường không khí, tiếng
a. Giám sát môi trường không khí
• Ðối với môi trường không khí bên trong khu mỏ: Tại moong khai thác, khu vực xúc bốc, khu vực gia công chế biến, bãi thải, các tuyến đường vận chuyển trong mỏ, khu vực hành chính, khu vực bãi thải...
• Ðối với môi trường không khí khu vực xung quanh nhà máy: Các điểm dân cư ở những khoảng cách phù hợp theo hướng gió chủ đạo về mùa Ðông và mùa hè; các điểm dân cư ở những khoảng cách phù hợp theo hướng gió chủđạo về mùa đông và mùa hè.
• Thông số cần giám sát: Tiếng ồn, bụi lơ lửng, khí SO2, NO2, CO và CO2.
b. Giám sát môi trường nước
• Ðối với các công trình xử lý nước thải: 1 điểm đầu vào và 1 điểm đầu ra của hệ thống xử lý nước thải (hồ lắng).
• Ðối với vực nước mặt tiếp nhận nước thải của mỏ: Một vài điểm trên và dưới nơi tiếp nhận.
• Thông số cần giám sát: pH, độđục, chất rắn lơ lửng, BOD5, COD, dầu mỡ, kim loại nặng, Coliforms...
c. Giám sát môi trường đất
• Quan trắc, giám sát quá trình trôi trượt, sạt lở bò moong, bãi thải (nếu có). • Quá trình bồi tụ, lắng đọng đất đá liên quan đến hoạt động của dự án tại
các dòng chẩy trong khu vực.
• Quá trình thu gom và bảo quản đất mầu.
Ngoài ra đối với hoạt động khai thác cần thiết phải có kế hoạch cụ thểđể
giám sát:
• Thi công đồng bộ và chất lượng các công trình bảo vệ môi trường. • Việc trồng cây xanh hai bên đường và vành đai bảo vệ khu mỏ.
• Quá trình hoàn phục và cải tạo môi trường thường tiến hành đồng thời với quá trình hoạt động vì vậy cần kiểm tra một số vấn đề sau đây:
- Vị trí các bãi thải, phương pháp thải có bảo đảm không?
- Các giải pháp hoàn phục và cải tạo môi trường sau khai thác có được thực hiện theo tiến độ và thiết kế không? Ðặc biệt là đối với môi trường đất, thực vật và cảnh quan.
6.2.2. Thời gian và tần suất giám sát, quan trắc
Hoạt động giám sát, quan trắc môi trường phải được thực hiện theo những tần suất nhất định trong suốt quá trình thực hiện dự án. Chương trình quan trắc các thành phần môi trường phải thật cụ thể và thông thường theo tần suất 3 tháng/lần cho năm hoạt động đầu tiên và 6 tháng/lần cho những năm hoạt động tiếp theo.
Chương 7
DỰ TOÁN KINH PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Yêu cầu: Phần này cần tổng hợp đầy đủ các công trình bảo vệ môi trong trong thời gian hoạt động của dự án và sau khi kết thúc khai thác (đóng cửa mỏ) trên cơ sở đó tiến hành các chi phí bảo vệ môi trường của dự án, chi phí phục hồi môi trường, đồng thời qua đó đánh giá được hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả phục hồi môi trường của dự án.
Thông thường trong các báo cáo nghiên cứu khả thi thường bỏ sót hoặc tính thiếu các chi phí này. Do vậy, khi lập ĐTM trên cơ sở các giải pháp khắc phục và giảm thiểu các tác động của dự án tới môi trường và giải pháp khắc phục và giảm thiểu các tác động xấu của dự án tới môi trường và giải pháp phục hồi môi trường đ đề xuất, cần tiến hành tính toán đầy đủ chi tiết các chi phí này. Chủ dự án có trách nhiệm bổ sung các chi phí này vào phần kinh tế dự án để có cơ sở làm kế hoạch tài chính trong quá trình vận hành dự án.
7.1. Tổng hợp các công trình bảo vệ môi trường
7.1.1. Các công trình bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất-kinh doanh. doanh.
- Các công trình bảo vệ môi trường nước (nước mặt, nước ngầm)
- Các công trình bảo vệ môi trường đất (hố chôn chất thải rắn, đê chắn, chống thấm bãi thải,...)
- Các công trình bảo vệ môi trường không khí (bụi, ồn, chất độc hại,...)
- Các công trình bảo vệ môi trường sinh thái (nếu có)
- Các công trình bảo vệ môi trường kinh tế-xã hội. 7.1.2. Các công trình phục hồi môi trường.
- Các công trình đào đắp (rãnh ngăn, đê chắn,...)
- Các công trình san gạt, cải tạo (mặt bằng công nghiệp, bãi thải, bờ mỏ,...)
- Các công trình trồng cây, cải tạo đất canh tác (trồng cây lâu năm, trồng cỏ.)
7.2. Chi phí cho các công trình bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động của dự án. của dự án.
- Chi phí các công trình bảo vệ môi trường nước
- Chi phí các công trình bảo vệ môi trường đất
- Chi phí các công trình bảo vệ môi trường không khí
- Chi phí các công trình bảo vệ môi trường sinh thái
- Chi phí quản lý-giám sát môi trường.
(Các chi phí trên bao gồm chi phí đầu tư ban đầu và chi phí sản xuất thường xuyên tính cho cảđời dự án).
Tổng các chi phí cho các công trình bảo vệ môi trường.
7.3. Chi phí cho các công tình phục hồi môi trường và chương trình ký quỹ môi trường.
7.3.1. Chi phí phục hồi môi trường
- Chi phí đào đắp
TT Tên công trình Khối lượng, m3 Đơn giá, đ/m3 Thành tiền, 106 đồng
Tổng cộng ………. m3 ……… triệu đồng - Chi phí san gạt, cải tạo mặt bằng
TT Tên công trình Khối lượng, m2 Đơn giá, đ/m2 Thành tiền, 106 đồng
Tổng cộng ……….. m2 ………. triệu đồng - Chi phí tháo dỡ công trình (cụ thể theo từng hạng mục công trình cần phá dỡ). - Chi phí xây dựng.
TT Hạng mục Đơn vị Khối lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 Cống thoát nước Kè dốc Tường bao Rào mắt cáo loại … Biển báo ………….. ……….. m m2 m2 m2 Cái ... đ/m đ/m2 đ/m2 đ/cái …. - Chi phí trồng cây, cải tạo môi trường
7.3.2. Chương trình ký quỹ môi trường
- Tổng chi phí phục hồi môi trường
+ Chi phí đào đắp: ….tr. đồng + Chi phí san gạt, cải tạo: ….tr. đồng + Chi phí tháo dỡ: ….tr. đồng
+ Chi phí xây dựng: ....tr. đồng + Chi phí trồng cây: ....tr. đồng
Tổng cộng: ....tr. đồng - Chương trình ký quỹ môi trường
+ Lần 1: + Còn lại hàng năm 7.4. Phí bảo vệ môi trường (Theo chính sách hiện hành: Nghị định 137/2005/NĐ-CP và thông tư 105/2005/TT-BTC) 7.5. Hiệu quả sử dụng đất 7.5.1. Chỉ số hiệu quả sử dụng đất ∑ ∑ + = + + = − = T t 1 k k k t T 1 T j j j d a G a C NPV I Trong đó: NPV- Giá trị hiện tại ròng của dự án, tỷđồng (theo dự án); T- Thời gian hoạt động dự án, năm;
t- Thời gian phục hồi môi trường sau khai thác, năm;
Cj - Chi phí phục hồi môi trường trong các năm, (j = T+1,..., T+t); aj- Hệ số chiết khấu: ( )j j r 1 1 a + = r- Tỷ suất chiết khấu vốn đầu tư; Gk- Lợi nhuận thu hồi từ diện tích đất mà dự án sử dụng do các dịch vụ mà đất mang lại ở thời điểm tính toán (trồng trọt, canh tác, du lịch,...) tỷđồng/năm.
ak- Hệ số chiết khấu 1 k k ) r 1 ( 1 a − + = 7.5.2. Chỉ số phục hồi đất c p m p G G G I − = Trong đó:
Gm- Giá trị của đất đai sau khi phục hồi, dự báo theo giá cả thị trường tại thời điểm tính toán; tỷđồng/diện tích dự án.
Gp- Tổng chi phí cho việc phục hồi, cải tạo đất đểđạt được mục đích sử dụng trên, tỷđồng/diện tích dự án.
Gc- Giá trị nguyên thuỷ của đất trước khi mở mỏ, ở thời điểm tính toán (theo định giá của Nhà nước), tỷđồng/diện tích dự án.
7.7. Bảng thống kê các chỉ tiêu kinh tế của báo cáo ĐTM
TT Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị Giá trị
1 Chi phí cho các công trình BVMT C1 Tr. đồng 2 Chi phí quản lý giám sát môi trường hàng năm C2 - 3 Chi phí phục hồi môi trường (ký quỹ môi trường). -
4 Phí bảo vệ môi trường Tm -
5 Chỉ số hiệu quả sử dụng đất Iđ đvtp
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Phải có kết luận về những vấn đề, như: đã nhận dạng và đánh giá được hết những tác động chưa, còn cái gì chưa rõ; đánh giá tổng quát về mức độ, quy mô của những tác động đã xác định; mức độ khả thi của các biện pháp giảm thiểu tác động; những tác động tiêu cực nào không thể có biện pháp giảm thiểu vì vượt quá khả năng cho phép của chủ dự án và kiến nghị hướng giải quyết.
Trong phần này, Chủ dự án cần cam kết về việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu đã nêu trong báo cáo ĐTM này, đồng thời, cam kết thực hiện tất cả các biện pháp, quy định chung về bảo vệ môi trường có liên quan đến quá trình triển khai, thực hiện dự án. Tuy theo tính chất, quy mô, điều kiện cụ thể của dự án, các cam kết có liên quan cần thể hiện bao gồm:
Luôn quan tâm đến khía cạnh môi trường trong tất cả các hoạt động kinh doanh. Tôn trọng các giá trị của các cộng đồng địa phương và liên tục tiến hành
trao đổi, tham khảo ý kiến với người dân địa phương trong các công việc có
ảnh hưởng đến hệ sinh thái và môi trường trong khu vực thực hịên dự án. Báo cáo đầy đủ các tác động của phương án phát triển mỏ đến môi trường
đến các cơ quan liên quan tại trung ương và địa phương. Tuân thủ triệt để các luật và quy định có liên quan đến môi trường.
Liên tục cải thiện, cải tiến thông qua theo dõi giám sát, quan trắc, thanh kiểm tra, rà soát và chếđộ báo cáo.
Đào tạo và huấn luyện đội ngũ cán bộ, nhân sự để đảm bảo sự phát triển bền vững của dự án đối với cộng đồng địa phương.
Thực hiện tốt các chiến lược quản lý rủi ro, nguy cơ, sự cố trong tất cả các khâu từ thiết kế, đến vận hành, bao gồm cả việc vận chuyển và đổ các vật liệu thải.
Xây dựng, duy trì và kiểm tra các giải pháp giảm thiểu các tác động để hỗ trợ
khi xảy ra tình trạng khẩn cấp qua việc liên hệ với các nhà cung cấp dịch vụ
cứu trợ khẩn cấp, cấp cứu, các cấp thẩm quyền có liên quan và các cộng
đồng địa phương.
Hỗ trợ nghiên cứu để mở rộng tri thức khoa học và phát triển các công nghệ tiên tiến để bảo vệ môi trường, phát huy việc chuyển giao quốc tế các công nghệ để giảm thiểu các hậu quả môi trường và sử dụng các công nghệ và các thực tiễn tiên tiến có tính tới tập quán và văn hóa địa phương và nhu cầu cả về mặt kinh tế lẫn môi trường.
phương thức kiếm sống có thể bị ảnh hưởng bởi việc tiến hành thăm dò, khai thác và tuyển khoáng.
Công nhận các cộng đồng địa phương là các đối tác có quyền lợi liên quan và đối xử với họ bằng một quá trình trao đổi thông tin, tham vấn, tham khảo ý kiến người dân có hiệu quả.
Đóng góp và tham gia phát triển thể chế và kinh tế, xã hội của các cộng
đồng nơi diễn ra các hoạt động sản xuất và làm giảm thiểu các hậu quả tiêu cực lên các cộng đồng ở mức tối đa có thể.
Phối hợp với chính quyền địa phương để lồng ghép các hoạt động sản xuất của xí nghiệp vào trong các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thực hiện các phương án giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình hoạt động khai thác theo nội dung trong báo cáo ĐTM bao gồm:
- Nêu tên biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí cũng như
trong giai đoạn sản xuất; các TCVN về môi trường có liên quan sẽ đạt
được.
- Đối với môi trường nước: nêu tóm tắt về biện pháp xử lý nước mưa, nước thải sản xuất; nước thải sinh hoạt; các TCVN về môi trường có liên quan sẽđạt được,đặc biệt là TCVN 5945:2005;
- Đối với chất thải rắn nguy hại: cam kết thu gom và xử lý đúng quy định về quản lý chất thải nguy hại;
- Chất thải rắn sản xuất: nêu tên các giải pháp kỹ thuật và công trình để
quản lý bãi thải, hồ chứa quặng đuôi...
Khai thác quặng đúng theo giấy phép khai thác mỏ được cấp;
Công suất khai thác hàng năm theo đúng phương án đã được phê duyệt; Cam kết thực hiện ký quỹ để phục hồi môi trường. Khi kết thúc khai thác
mỏ, sẽ thực hiện phương án phục hồi môi trường sau khai thác và các thủ
tục đóng cửa mỏ theo quy định của Bộ Tài nguyên Môi trường.
Hàng năm trích kinh phí để thực hiện chương trình giám sát môi trường. Số
liệu giám sát sẽđược cập nhật và lưu giữ tại văn phòng mỏ.
2. Kiến nghị
Kiến nghị với các cấp, các ngành liên quan giúp giải quyết những vấn đề vượt khả năng giải quyết của dự án.
CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Tại phần này, cần liệt kê các tài liệu, dữ liệu tham khảo (kể cả các tài liệu tự chủ
dự án tạo lập) với các thông tin về: tên gọi, xuất xứ thời gian, tác giả, nơi lưu giữ hoặc nơi phát hành của tài liệu, dữ liệu.
CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO BÁO CÁO
1. Các số liệu, tài liệu đo đạc tại hiện trường, kết quả phân tích và tính toán. 2. Các văn bản pháp lý liên quan đến dự án (quyết định phê duyệt trữ lượng mỏ,
giấy phép đầu tư, giấy chúng nhận đầu tư, giấy đăng ký kinh doanh; các giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất; các giấy tờ liên quan đến khai thác mỏ
và quản lý tài nguyên; văn bản góp ý kiến của các cơ quan nhà nước, các tổ
chức cá nhân, phiếu điều tra, tham vấn cộng đồng…).
3. Tư liệu ảnh về khu vực dự án: hình ảnh về khu vực dự án; hình ảnh về hoạt