Tác động đến môi trường nước

Một phần của tài liệu Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án khai thác mỏ lộ thiên (Trang 36 - 37)

L ỜI NÓI ĐẦ U

4.3.1.Tác động đến môi trường nước

a. Giai đoạn thi công xây dựng mỏ

Nguồn gây ô nhiễm nước trong giai đoạn này chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân và nước mưa chẩy tràn trên bề mặt công trường xây dựng và khu mỏ.

- Do tập trung nhiều công nhân nên lượng nước thải sinh hoạt (bình quân 60-80 l/người/ngày đêm) thường lớn, song cũng thay đổi theo thời gian và mùa trong năm. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất cặn bã, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh vật.

- Nước mưa chẩy tràn có lưu lượng phụ thuộc vào chế độ khí hậu khu vực và thường có hàm lượng chất lơ lửng là bùn đất cao, ngoài ra còn có nhiều tạp chất khác.

b. Giai đoạn hoạt động khai thác mỏ

Trong khai thác mỏ, khả năng ô nhiễm nguồn nước có quan hệ rất chặt chẽ với việc quản lý đất đai. Công việc khai thác thường gây suy thoái đến cả chất lượng nước ngầm và nước mặt. Ðánh giá các tác động lên môi trường nước được dựa trên các số

liệu phân tích định lượng chất lượng nước và những phân tích sâu sắc theo một số

nguyên nhân gợi ý sau đây:

- Trong khi khai thác các khoáng vật sunfua trong đá có thể tiếp xúc với không khí, nơi dễ dàng bị ôxy hoá thành các sunfat dễ hoà tan. Hệ quả là làm tăng sự axit hoá trong nước ngầm khi chảy qua đất đá mới khai thác.

- Các nguyên tố kim loại nặng phân tán trong đất đá, cũng như các ion Ca2+ , Mg2+ làm thay đổi thành phần hoá học và độ cứng của nước.

- Sự gia tăng của hàm lượng chất lơ lứng trong nước mặt do nước mưa và nước chẩy từ moong khai thác cuốn theo nhiều đất, cát và bột đá.

- Mực nước ngầm bị biến đổi mạnh có thể dẫn đến làm khô cạn nguồn nước ngầm khu vực xung quanh mỏ khi tiến hành khai thác xuống sâu hoặc tháo khô mỏ (đặc biệt trong khai thác sét). Trong một số trường hợp những mỏ khai thác sâu dưới mực nước biển có thể dẫn đến sự xâm nhập nước biển làm ô nhiễm nguồn nước.

- Trong quá trình khai thác và chế biến nếu việc quản lý đất đá thải không tốt sẽ

dẫn đến việc san lấp hết ao hồ, sông suối và ruộng rẫy của khu vực lân cận, cũng như

hình thành các moong khai thác sâu làm nơi tích tụ nước mặt. Ðiều đó dẫn đến sự thay

đổi diện tích mặt nước và cân bằng nước khu vực.

Ðặc điểm, tính chất nêu trên của nước chẩy từ khu vực mỏ sẽ làm ô nhiễm nước mặt ở những ao, hồ, sông cũng như nước ngầm trong khu vực. Do vậy trên cơ sở lấy mẫu phân tích hoặc thực hiện theo phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế

giới (WHO) phần nội dung này cần thiết phải làm rõ, xác định và tính:

- Tổng lượng nước thải sinh hoạt, nước mỏ sinh ra trong ngày, tháng, năm và

đặc biệt sau những trận mưa có lưu lượng lớn.

- Thành phần và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải.

- Vị trí và khả năng tiếp nhận nước thải của các điểm nước mặt trong khu vực. - Ðánh giá khả năng lan truyền và mức độ gây ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm có thể xẩy ra.

Một phần của tài liệu Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án khai thác mỏ lộ thiên (Trang 36 - 37)