L ỜI NÓI ĐẦ U
5.5. Hoàn phục môi trường sau khai thác
Hoàn phục môi trường sau khai thác sẽ bao gồm việc đưa môi trường tự nhiên (đất, nước, sinh thái - cảnh quan) của khu vực mỏ trở về hoặc chuyển sang một trang thái tốt nhất có thể đồng thời giải quyết những vấn đề liên quan đến môi trường văn hoá, kinh tế - xã hội như việc làm của người lao động, điều kiện sinh sống tiếp theo của gia đình công nhân viên, ...
Xây dựng phương án hoàn phục môi trường phải tuân thủ một số nguyên tắc chung như sau:
- Phương án hoàn phục phải đề cấp ngay khi nghiên cứu thiết kế mỏ.
- Quá trình hoàn phục phải tiến hành song song với quá trình sản xuất và tuân thủ
các luật pháp có liên quan (Luật đất đai, luật rừng, luật nước...).
- Phải tôn trọng đặc thù phong tục, tập quán văn hoá xã hội của địa phương.
- Phải hạn chếđến mức thấp nhất tác động của chất thải trong quá trình khai thác
đến các yếu tố tự nhiên nhưđịa hình, địa mạo, sinh thái, cảnh quan, ...
- Ít gây xáo trộn nhất về mặt kinh tế - xã hội của khu vực.
Trước khi tiến hành đóng cửa mỏ chủ đầu tư phải xây dựng “Đề án đóng cửa mỏ” trong đó có phần phụ phục hồi môi trường. Nội dung phần phục hồi môi trường trong Đề án đóng cửa mỏ bao gồm:
a. Công tác chuẩn bị
- Bàn bạc với chính quyền đụa phương thống nhất về những công trình bàn giao
đểđịa phương quản lý và sử dụng
- Chuẩn bij phương án tháo dỡ, di chuyển các công trình, máy móc thiết bị còn lại.
- Chuẩn bị phương án san lấp (hoặc rào chắn) các hầm, hố, hào, rãnh đề phòng tai nạn cho người và súc vật.
b. Khôi phục, cải tạo địa hình - cảnh quan
Yêu cầu khôi phục và cải tạo địa hình ổn định và phù hợp với cảnh quan cho nhu cầu sử dụng tiếp theo:
- San lấp mặt bằng công nghiệp để tạo cảnh quan khu vực có bãi cỏ, hồ nước và
đồi... Ðối với các đồi, bãi thải đá cũng như hồ nước phải có các bậc thàng và độ
dốc thích hợp đểổn định bờ dốc tránh sụt lở khi mưa gió.
- Xây dựng hệ thống cảnh báo, bảo vệ ở các khu vực tiềm ẩn nguy cơ gây tai nanh biển bảo, rào chắn đê bao, rãnh bảo vệ ,…
- Bố trí hợp lý hệ thống thoát nước nhằm bảo vệ địa hình sau khi đã khôi phục cải tạo.
- Lựa chọn cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng hay theo thiết kế khuôn viên nếu dự kiến chuyển thành khu du lịch hoặc điều dưỡng...
c. Quản lý đất màu và hoàn thổđất trồng
Ðây là yếu tố rất quan trọng trong khai thác lộ thiên, đặc biệt là với các vùng mỏ
mỏng (trong khai thác sét). Quản lý đất màu và hoàn thổ đất trồng gồm các nội dung như sau:
- Lớp đất phủ sau khi bóc phải được thu gom vào một khu vực để bảo quản, không được để lẫn với các lớp đất đá, cuội sỏi khác và phải có biện pháp để
phòng ngừa bị rửa trôi khi mưa gió.
- Lớp đất phủđược thu gom phải nhanh chóng được sử dụng để hạn chế sự phát triển của cây dại cũng như các loại sinh vật khác (có trong đất phủ), nghĩa là tận dụng lớp đất màu, công tác hoàn thổ phải tiến hành đồng thời trong giai đoạn
đang khai thác ở những khu vực đã khai thác xong.
- Trong trường hợp lớp đất màu không được sử dụng ngay thì phải thu gom riêng rẽ với lớp đất phủ và đất đá thải. Các bãi đất phủ nên lựa chọn ở những địa điểm có tầng nền và địa hình thích hợp.
- Khi hoàn thổ xong phải tiến hành các biện pháp nhằm hạn chế sự rửa trôi hoặc thoái hoá đất.
d. Vấn đề môi trường kinh tế, văn hoá - xã hội
Ðây là một trong những vấn đề phức tạp nhất khi mỏ ngừng khai thác hoàn toàn, bởi một lực lượng lớn lao động sẽ bị dôi dư và hình thành các cụm dân cư mới là các gia đình của công nhân viên.
Việc bố trí lao động và giải quyết vấn đề dân cư mới sẽ có thể bằng những biện pháp như sau:
- Tạo việc làm mới ở những mỏ mới (thích hợp nhất là cùng loại mỏ và khoáng sản).
- Tạo ra những việc làm mới trong các ngành kinh tế khác.
- Thảo luận và thống nhất với địa phương trong việc hình thành các cụm dân cư mới là gia đình công nhân mỏ và tạo cơ hội để họ có điều kiện hoà nhập với cộng đồng dân cưđịa phương về nếp sống, văn hoá, tập tục, ...
Chương 6
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ
QUAN TRẮC, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
Yêu cầu: Phần nội dung này phải đề xuất được các biện pháp quản lý và giám sát, quan trắc môi trường nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo vệ môi trường đã được nêu trong chương 5, đồng thời kịp thời phát hiện những kiếm khuyết trong quá tình thực hiện cũng như những biểu hiện suy thoái, ô nhiễm môi trường do dự án gây ra để kịp thời điều chỉnh, ngăn chặn.
Do vậy phải đảm bảo nguyên tắc sau:
- Những đề xuất dưới góc độ quản lý môi trường phải hết sức cụ thể và phù hợp với trình độ tổ chức, quản lý của cơ sở.
- Những đề xuất về giám sát môi trường chỉ nên tập trung vào những thành phần môi trường, những chỉ tiêu môi trường chịu tác động của dự án.