- Với mỗi ví dụ minh họa học sinh tự mình giải quyết với kiến thức đã được học và những kiến thức được tóm tắt trong phần Kiến thức cần nắm. Sau đó đối chiếu lời giải của mình với lời giải được trình bày trong tài liệu. Từ đó rút ra những kinh nghiệm giải tốn (phần nào chưa giải được? chưa giải được vì lý do gì? Do chưa khai thác hết giả thiết hay mới khai thác giả thiết dưới một góc nhìn? Đã phân tích làm rõ những liên hệ giữa giả thiết bài toán và kết luận của bài tốn chưa? ...).
- Phần bài tập đề nghị thì học sinh tự nghiên cứu, tìm lời giải. Sau đó có thể sử dụng sự trợ giúp của bạn hoặc của thầy, cô hoặc tra cứu trong các tài liệu tham khảo khác.
- Khi hoàn thiện được lời giải của mỗi bài tập, các em cần tìm thêm cách giải quyết khác cho bài tập đó hoặc khai thác, nhìn nhận bài tốn dưới những góc độ khác nhau để đề xuất bài tập tương tự, bài tập tổng quát hoặc một kết quả khác.
- Các em học sinh căn cứ vào lực học của mình để lựa chọn các dạng tốn để giải quyết. Cụ thể là, ba dạng toán đầu (dạng 1, dạng 2 và dạng 3) dành cho mọi đối tượng học sinh. Đây là các dạng tốn cơ bản, điển hình trong các kỳ thi. Các dạng còn lại (dạng 4, dạng 5, dạng 6 và dạng 7) dành cho học sinh khá, giỏi hoặc dành cho những học sinh có hứng thú với việc tìm hiểu về ứng dụng của số phức trong giải tốn phổ thơng.
- Khi nghiên cứu mỗi dạng bài tập các em cần rút ra hướng giải quyết chung nhất cho dạng bài tập đó. Bài tập nào nếu bằng sự nỗ lực của bản thân mà vẫn chưa giải được thì có thể xem lời giải hoặc nhờ sự trợ giúp của giáo viên. Sau đó các em cần nắm vững cách thức khai thác giả thiết hoặc cách tiếp cận bài tốn mà mình chưa nghĩ ra trước đây để khắc sâu kỹ năng hoặc kỹ thuật đó.