Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu liều lượng đạm bón cho ngô vụ đông theo tình trạng dinh dưỡng thông qua chỉ số diệp lục vào thời kỳ 8, 9 lá tại Thái Nguyên (Trang 37 - 117)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.3.2.Phương pháp nghiên cứu

2.3.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Để có sự biến động về hàm lượng đạm trong cây ở thời kỳ 8 - 9 lá nhằm xác định tương quan giữa hàm lượng đạm trong cây và chỉ số diệp lục với năng suất ngô, bón 4 mức đạm ở thời kỳ 4 - 5 lá. Đồng thời để xác định ảnh hưởng của liều lượng đạm bón ở thời kỳ 8 - 9 lá và xây dựng lượng đạm bón theo CSDL ở thời kỳ này bón 4 mức đạm, cùng với công thức 1 không bón đạm ở tất cả các thời kỳ. Như vậy thí nghiệm có 17 công thức.

Các công thức thí nghiệm và thời kỳ bón đạm

Công thức Lƣợng đạm bón vào thời kỳ... (kgN/ha)

Bón lót 4 - 5 lá 8 - 9 lá 1 0 0 0 2 40 0 0 3 40 0 25 4 40 0 50 5 40 0 75 6 40 25 0 7 40 25 25 8 40 25 50 9 40 25 75 10 40 50 0 11 40 50 25 12 40 50 50 13 40 50 75 14 40 75 0 15 40 75 25 16 40 75 50 17 40 75 75

(Nền: 3 tấn phân hữu cơ vi sinh + 90 P2O5 + 90 K2O)

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm là 34,3 m2/ô (7 x 4,9 m). Diện tích toàn thí nghiệm: 1749,3 m2. Gieo trồng 7 hàng/ô với khoảng cách 70 x 25 cm (mật độ 57.000 cây/ha).

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

*Sơ đồ thí nghiệm:

* Quy trình kỹ thuật:

Áp dụng Quy phạm khảo nghiệm giống ngô Quốc gia QCVN 01- 56: 2011.

- Phân bón:

+ Thí nghiệm phân bón: 3 tấn phân hữu cơ vi sinh + N theo các công thức thí nghiệm + 90 P2O5+ 90 K2O + 600 kg vôi bột/ ha.

-Phương pháp bón phân:

+ Bón lót: 100% phân hữu cơ vi sinh + 100% phân lân + 100% vôi bột

(phân hữu cơ vi sinh và phân lân, đạm được trộn đều bón theo hàng rạch sâu 10 - 12 cm; vôi bột được rải đều trên đất khi bừa lần cuối).

+ Bón thúc: Chia làm 2 lần theo các công thức thí nghiệm. NLI NLII NLIII

4 9 17 5 4 10 8 16 8 1 13 11 13 8 4 3 7 15 15 5 13 17 1 14 11 3 5 12 14 6 9 15 12 16 10 3 2 11 9 10 6 1 7 17 2 14 2 7 6 12 16 Dải bảo vệ Dải bảo vệ Dải bảo vệ Dải bảo vệ

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Lần 1 khi ngô được 4 - 5 lá thật: Bón lượng đạm theo các công thức thí nghiệm + 1/2 lượng kali (rạch rãnh sâu 3 - 5 cm theo hàng ngô cách gốc 5 - 7 cm rồi bón và lấp kín phân kết hợp vun nhẹ).

Lần 2 khi ngô được 8 - 9 lá: Bón lượng đạm theo các công thức thí nghiệm + 1/2 lượng kali (rạch rãnh sâu 5 - 7 cm theo hàng ngô cách gốc 10 - 12 cm rồi bón và lấp kín phân kết hợp vun cao).

* Phòng trừ sâu bệnh:

Chỉ phòng trừ sâu bệnh khi đến ngưỡng phòng trừ theo hướng dẫn chung của ngành Bảo vệ thực vật.

* Thu hoạch:

Thu hoạch khi ngô chín sinh lý (khi chân hạt có vết đen hoặc 75% số cây có lá bi khô), tuy nhiên nếu thời tiết cho phép thì có thể thu hoạch muộn hơn.

2.3.2.2. Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi

Tiến hành theo Quy phạm khảo nghiệm giống ngô Quốc gia QCVN 01- 56 : 2011.

*Chỉ tiêu thời gian sinh trưởng

- Ngày gieo: Vụ đông 2011 (18/09) và vụ đông 2012 (05/09).

- Ngày mọc: Ngày có trên 50% số cây có bao lá mầm lên khỏi mặt đất (mũi chông).

- Ngày tung phấn: Ngày có 50% số cây có hoa nở được 1/3 trục chính. - Ngày phun râu: Ngày có 50% số cây có râu nhú dài từ 2-3cm. - Ngày chín (ngày): Ngày có 75% cây có lá bi khô hoặc chân hạt có chấm đen. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây: Đo 10 cây/ô, đo từ sát mặt đất đến mút lá, lần 1 đo sau khi trồng 20 ngày, các lần đo cách nhau 10 ngày.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Tốc độ tăng trưởng sau trồng 20 ngày:

1 1

t h

(t = 20 ngày) (cm/ngày)

+ Tốc độ tăng trưởng sau 30 ngày:

1 2 1 2 t t h h (cm/ngày)

+ Tốc độ tăng trưởng sau 40, 50, 60 ngày tính như sau 30 ngày: Trong đó:

h1: Chiều cao cây sau trồng 20 ngày h2: Chiều cao cây sau trồng 30 ngày t1: Thời gian sau trồng 20 ngày t2: Thời gian sau trồng 30 ngày * Chỉ tiêu hình thái

- Chiều cao cây (cm): Chọn 10 cây (trừ các cây đầu hàng), đo từ gốc sát mặt đất đến điểm phân nhánh cờ đầu tiên của bông vào giai đoạn chín sữa.

- Số lá/cây (lá): Đếm số lá trên cây theo phương pháp đánh dấu lá thứ 3, lá thứ 6, 9, 12, 15...).

- Chiều cao đóng bắp (cm): Trên 10 cây đã đo chiều cao cây, xác định chiều cao đóng bắp bằng cách đo từ gốc sát mặt đất đến đốt đóng bắp trên cùng (bắp thứ nhất). Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp đo vào thời gian sau khi ngô phun râu 2 - 3 tuần hoặc trước khi thu hoạch.

- Trạng thái bắp (điểm): Để xác định được chỉ tiêu này thì căn cứ vào các đặc tính như thiệt hại do sâu, bệnh, kích thước bắp, độ dày hạt và độ đồng đều của bắp theo thang điểm từ 1 - 5, điểm 1 là tốt nhất và điểm 5 là xấu nhất.

- Trạng thái cây (điểm): Ở mỗi ô đánh giá các đặc tính như chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, kích thước bắp, sâu bệnh hại.

Đánh giá ở giai đoạn cây còn xanh, bắp đã phát triển đầy đủ. Đánh giá theo thang điểm từ 1 - 5 (điểm 1 là rất tốt, điểm 5 là xấu).

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Độ bao bắp: Trước khi thu hoạch 1 - 3 tuần, khi bắp đã phát triển hoàn toàn vỏ bọc đã khô, đánh giá độ bao bắp theo thang điểm từ 1 - 5.

+ Điểm 1: Rất kín - Bẹ che kín đầu bắp và kéo dài khỏi bắp. + Điểm 2: Kín - Bao kín đầu bắp.

+ Điểm 3: Hơi hở - Bao không chặt đến đầu bắp.

+ Điểm 4: Hở - Lá bi không che kín bắp để hở đầu bắp. + Điểm 5: Rất hở - Đầu bắp hở nhiều.

* Chỉ tiêu sinh lý

- Hệ số diện tích lá (m2lá/m2 đất): Đo chiều dài, chiều rộng của tất cả các lá của 10 cây theo dõi ở giai đoạn trỗ cờ.

HSDT lá = (chiều dài lá x chiều rộng lá x 0,75) x số cây/ m2

- Khối lượng chất khô: Nhổ 3 cây liên tiếp/ô, rửa sạch, sấy khô, cân và tính ra tạ/ha. Chất khô được xác định ở thời kỳ 7-9 lá, trỗ cờ và chín sinh lý.

- Đo chỉ số diệp lục:

+ Phương pháp theo dõi: Mỗi ô thí nghiệm lấy 10 lá thứ nhất của các cây theo dõi/hàng, đo bằng máy SPAD-502, Minolta Co. LTD., Japan, sau đó tính giá trị trung bình.

+ Thời kỳ theo dõi: 8 - 9 lá, trỗ cờ.

- Hàm lượng đạm tổng số (mg N/g chất khô)

+ Phương pháp phân tích: Phương pháp Kjeldahl + Thời kỳ xác định: 8 - 9 lá, trỗ cờ, thu hoạch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Địa điểm phân tích: Phòng thí nghiệm sinh lý - sinh hóa, khoa Nông học. - Hàm lượng protein thô trong ngô (%) = Hàm lượng N tổng số trong ngô x 0,595.

* Chỉ tiêu chống chịu - Khả năng chống đổ

+ Gẫy thân (điểm): Đếm các cây bị gãy ở đoạn thân phía dưới bắp khi thu hoạch. Cho điểm từ 1 - 5:

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Điểm 1 (tốt): <5% cây gẫy - Điểm 2 (khá): 5 - 15 % cây gẫy

- Điểm 3 (trung bình): 15 - 30 % cây gẫy - Điểm 4 (kém): 30 - 50 % cây gẫy

- Điểm 5 (rất kém): >50 % cây gẫy + Đổ rễ: Tính (%) số cây nghiêng ≥ 30o

theo chiều vuông góc với mặt đất, theo dõi ở thời kỳ cuối (trước khi thu hoạch).

Tỷ lệ đổ rễ (%) = Số cây bị đổ x 100

Tổng số cây điều tra

- Chỉ tiêu chống chịu sâu bệnh: Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính, đánh giá hoặc đếm các cây bị sâu bệnh/ô vào giai đoạn chín sáp.

+ Sâu đục thân Chilo partellus (Điểm): - < 5% số cây, số bắp bị sâu đục: 1 điểm - 5 - <15% số cây, bắp bị sâu đục: 2 điểm - 15 - <25% số cây, bắp bị sâu đục: 3 điểm - 25 - <35% số cây, bắp bị sâu đục: 4 điểm - 35 - <50% số cây, bắp bị sâu: 5 điểm

+ Bệnh khô vằn Rhizoctonia solani f. sp. sasakii (%): Tỷ lệ cây bị bệnh(%) = (Số cây bị bệnh/tổng số cây điều tra) x 100.

* Chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất - Đếm tổng số cây thu hoạch/ô và tổng số bắp thu hoạch/ô.

- Khối lượng bắp của 2 hàng thu hoạch (kg/2 hàng), khối lượng 10 bắp mẫu (kg), khối lượng hạt của 10 bắp mẫu (kg).

- Chiều dài bắp (cm): Đo từ đầu bắp đến múp bắp của 10 bắp mẫu. - Đường kính bắp (cm): Lấy ngẫu nhiên 10 bắp thứ nhất, đo ở giữa tất cả các bắp.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Số hàng/bắp: Một hàng được tính khi có > 50% số hạt so với hàng dài nhất.

- Số hạt/hàng: Đếm số hạt/hàng có chiều dài trung bình trên bắp của 10 bắp mẫu.

- Đo độ ẩm khi thu hoạch bằng máy Kett - Nhật Bản.

- Xác định khối lượng 1000 hạt tươi: Sau thu hoạch đếm 2 mẫu, mỗi mẫu 500 hạt sau đó cân 2 mẫu được khối lượng M1, M2. Hiệu số của 2 lần cân (mẫu nặng - mẫu nhẹ) chênh lệch nhau ≤ 5% so với khối lượng trung bình 2 mẫu là chấp nhận được, kết quả: P1000 = M1 + M2

- Khối lượng 1000 hạt khô: P1000 (14%) = Mhạt tươi x (100 - A

0

) 100 - 14 - Năng suất lý thuyết:

NSLT (tạ/ha) = Số cây/m

2

x số bắp/cây x số hàng/bắp x số hạt/hàng x M1000

10.000 - Năng suất thực thu

NSTT (tạ/ha) = Tỷ lệ hạt/bắp x Mô tươi x (100 - A0) x 100 Sô x (100 - 14) Trong đó: Tỷ lệ hạt/bắp (%) = Mhạt 10 bắp M10 bắp

Ao: Là ẩm độ khi thu hoạch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

100 - 14: Năng suất tính ở độ ẩm 14%. P1000: Là khối lượng 1000 hạt ở ẩm độ 14%. M ô tươi: Là khối lượng bắp của ô thí nghiệm. Sô (m2): Là diện tích ô thí nghiệm.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tỷ lệ hạt/bắp (%): Là khối lượng hạt 10 bắp mẫu/khối lượng 10 bắp mẫu.

Pô: Khối lượng bắp tươi/ô (kg);

2.4. Phƣơng pháp phân tích số liệu

- Thu thập và tổng hợp số liệu được tiến hành xử lý trên phần mềm Excel 2003.

- Các số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê trên máy vi tính theo chương trình IRRISTAT 4.0.

- Tính phương trình tương quan trên phần mềm Excel 2003, lượng đạm bón ở giai đoạn 8 - 9 lá được tính trên phần mềm SAS 9.1 và Excel 2003.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Ảnh hƣởng của liều lƣợng đạm đến sinh trƣởng và năng suất của giống ngô lai LVN14, vụ đông năm 2011 - 2012 tại Thái Nguyên

3.1.1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến thời gian sinh trưởng của giống ngô lai LVN14, vụ đông năm 2011 - 2012 ngô lai LVN14, vụ đông năm 2011 - 2012

Thời gian sinh trưởng của ngô được tính bằng tổng số ngày từ khi gieo hạt đến khi ngô chín sinh lý, thời gian sinh trưởng dài hay ngắn khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: Giống, phân bón, thời vụ, thời tiết khí hậu và kỹ thuật canh tác...

Qua theo dõi các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của giống ngô LVN14 trong thí nghiệm vụ đông năm 2011 và 2012, thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.1:

* Vụ đông 2011

- Giống LVN14 thời gian từ trồng đến khi tung phấn dao động từ 67 - 79 ngày, công thức 1 do không bón đạm nên có thời gian ngắn nhất là 67 ngày và công thức 17 có thời gian dài nhất 79 ngày sau trồng. Thời gian từ trồng tới khi phun râu của các công thức dao động từ 70 - 82 ngày sau trồng, quá trình phun râu diễn ra sau khi tung phấn từ 2 - 3 ngày. Thời gian từ khi trồng tới khi chín sinh lý của các công thức dao động từ 118 - 130 ngày, công thức 1 không bón đạm có thời gian từ trồng tới chín sinh lý ngắn nhất là 118 ngày và dài nhất là 130 ngày ở công thức 17.

* Vụ đông 2012

Giống LVN14 có thời gian từ trồng tới khi tung phấn, phun râu và chín sinh lý dao động lần lượt từ 68 - 79 ngày, 70 - 82 ngày và 115 - 128 ngày. Biến động về thời gian sinh trưởng của các công thức thí nghiệm tương tự như vụ đông 2012.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.1. Ảnh hƣởng của liều lƣợng đạm đến giai đoạn sinh trƣởng, phát triển của giống ngô lai LVN14, vụ đông năm 2011 và vụ đông năm 2012

(ĐVT: Ngày)

Công thức

Thời gian từ gieo đến...

Tung phấn Phun râu Chín sinh lý

VĐ11 VĐ12 VĐ11 VĐ12 VĐ11 VĐ12 1 67 68 70 70 118 115 2 69 70 72 72 120 121 3 70 71 73 73 122 123 4 71 72 74 74 122 124 5 72 73 75 75 123 124 6 72 72 75 75 123 124 7 75 74 77 77 125 125 8 75 74 77 76 126 126 9 76 76 79 78 127 127 10 76 75 78 77 126 126 11 77 77 79 79 128 127 12 77 76 79 79 127 127 13 78 78 80 80 128 126 14 78 76 80 79 128 127 15 79 78 81 81 129 128 16 79 79 82 82 128 127 17 79 78 81 81 130 128 CV(%) 2,2 2,1 2,0 1,8 1,8 2,4 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 LSD0.05 2,79 2,61 2,61 2,28 3,64 4,93

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhìn chung, giai đoạn tung phấn, phun râu diễn ra trong điều kiện thời tiết thuận lợi, khoảng cách tung phấn - phun râu của hầu hết các công thức đều ngắn (biến động từ 2 - 3 ngày), rất tốt cho thụ phấn, thụ tinh của ngô. Thời gian chín sinh lý của giống ngô LVN14 có xu hướng tăng theo liều lượng đạm bón.

3.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến tốc độ tăng trưởng của giống ngô lai LVN14, vụ đông năm 2011 - 2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tốc độ tăng trưởng chiều cao của ngô thay đổi theo từng thời kỳ sinh trưởng, để theo dõi tốc độ tăng trưởng của cây: Đo 10 cây ở hàng giữa ô, đo từ sát mặt đất đến mút lá, lần 1 đo sau khi trồng 20 ngày, các lần đo cách nhau 10 ngày tới khi cây đã đạt chiều cao gần tuyệt đối. Thông qua các lần đo chiều cao cây khi cây được 20, 30, 40, 50 ngày sau trồng, thu được tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống ngô LVN14.

- Bảng 3.2 cho thấy, giai đoạn từ gieo đến 20 ngày sau trồng tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống LVN14 dao động từ 1,36 - 1,71 cm/ngày (vụ đông 2011); 2,04 - 2,46 cm/ngày (vụ đông 2012). Ở giai đoạn này cây chủ yếu sử dụng dinh dưỡng có sẵn trong hạt nên biến động về tốc độ tăng trưởng chiều cao cây không theo quy luật rõ ràng.

- Giai đoạn sau trồng 20 - 30 ngày, bộ rễ cây đã phát triển tương đối đầy đủ và cây đã được bón thúc lần thứ nhất (cây có 4 - 5 lá), tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ngô dao động từ 3,51 - 4,44 cm/ngày (vụ đông 2011); 3,49 - 4,79 cm/ngày (vụ đông 2012). Ở cả 2 vụ: Công thức 1 (không bón đạm) có tốc độ tăng trưởng thấp nhất dao động từ 3,49 - 3,51 cm/ngày. Công thức 16 thuộc nhóm bón 75 N/ha ở giai đoạn 4 - 5 lá có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cao nhất dao động từ 4,44 - 4,79 cm/ngày.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu liều lượng đạm bón cho ngô vụ đông theo tình trạng dinh dưỡng thông qua chỉ số diệp lục vào thời kỳ 8, 9 lá tại Thái Nguyên (Trang 37 - 117)