Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến thời gian sinh trưởng của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu liều lượng đạm bón cho ngô vụ đông theo tình trạng dinh dưỡng thông qua chỉ số diệp lục vào thời kỳ 8, 9 lá tại Thái Nguyên (Trang 45 - 117)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến thời gian sinh trưởng của

3.1.1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến thời gian sinh trưởng của giống ngô lai LVN14, vụ đông năm 2011 - 2012 ngô lai LVN14, vụ đông năm 2011 - 2012

Thời gian sinh trưởng của ngô được tính bằng tổng số ngày từ khi gieo hạt đến khi ngô chín sinh lý, thời gian sinh trưởng dài hay ngắn khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: Giống, phân bón, thời vụ, thời tiết khí hậu và kỹ thuật canh tác...

Qua theo dõi các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của giống ngô LVN14 trong thí nghiệm vụ đông năm 2011 và 2012, thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.1:

* Vụ đông 2011

- Giống LVN14 thời gian từ trồng đến khi tung phấn dao động từ 67 - 79 ngày, công thức 1 do không bón đạm nên có thời gian ngắn nhất là 67 ngày và công thức 17 có thời gian dài nhất 79 ngày sau trồng. Thời gian từ trồng tới khi phun râu của các công thức dao động từ 70 - 82 ngày sau trồng, quá trình phun râu diễn ra sau khi tung phấn từ 2 - 3 ngày. Thời gian từ khi trồng tới khi chín sinh lý của các công thức dao động từ 118 - 130 ngày, công thức 1 không bón đạm có thời gian từ trồng tới chín sinh lý ngắn nhất là 118 ngày và dài nhất là 130 ngày ở công thức 17.

* Vụ đông 2012

Giống LVN14 có thời gian từ trồng tới khi tung phấn, phun râu và chín sinh lý dao động lần lượt từ 68 - 79 ngày, 70 - 82 ngày và 115 - 128 ngày. Biến động về thời gian sinh trưởng của các công thức thí nghiệm tương tự như vụ đông 2012.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.1. Ảnh hƣởng của liều lƣợng đạm đến giai đoạn sinh trƣởng, phát triển của giống ngô lai LVN14, vụ đông năm 2011 và vụ đông năm 2012

(ĐVT: Ngày)

Công thức

Thời gian từ gieo đến...

Tung phấn Phun râu Chín sinh lý

VĐ11 VĐ12 VĐ11 VĐ12 VĐ11 VĐ12 1 67 68 70 70 118 115 2 69 70 72 72 120 121 3 70 71 73 73 122 123 4 71 72 74 74 122 124 5 72 73 75 75 123 124 6 72 72 75 75 123 124 7 75 74 77 77 125 125 8 75 74 77 76 126 126 9 76 76 79 78 127 127 10 76 75 78 77 126 126 11 77 77 79 79 128 127 12 77 76 79 79 127 127 13 78 78 80 80 128 126 14 78 76 80 79 128 127 15 79 78 81 81 129 128 16 79 79 82 82 128 127 17 79 78 81 81 130 128 CV(%) 2,2 2,1 2,0 1,8 1,8 2,4 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 LSD0.05 2,79 2,61 2,61 2,28 3,64 4,93

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhìn chung, giai đoạn tung phấn, phun râu diễn ra trong điều kiện thời tiết thuận lợi, khoảng cách tung phấn - phun râu của hầu hết các công thức đều ngắn (biến động từ 2 - 3 ngày), rất tốt cho thụ phấn, thụ tinh của ngô. Thời gian chín sinh lý của giống ngô LVN14 có xu hướng tăng theo liều lượng đạm bón.

3.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến tốc độ tăng trưởng của giống ngô lai LVN14, vụ đông năm 2011 - 2012

Tốc độ tăng trưởng chiều cao của ngô thay đổi theo từng thời kỳ sinh trưởng, để theo dõi tốc độ tăng trưởng của cây: Đo 10 cây ở hàng giữa ô, đo từ sát mặt đất đến mút lá, lần 1 đo sau khi trồng 20 ngày, các lần đo cách nhau 10 ngày tới khi cây đã đạt chiều cao gần tuyệt đối. Thông qua các lần đo chiều cao cây khi cây được 20, 30, 40, 50 ngày sau trồng, thu được tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống ngô LVN14.

- Bảng 3.2 cho thấy, giai đoạn từ gieo đến 20 ngày sau trồng tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống LVN14 dao động từ 1,36 - 1,71 cm/ngày (vụ đông 2011); 2,04 - 2,46 cm/ngày (vụ đông 2012). Ở giai đoạn này cây chủ yếu sử dụng dinh dưỡng có sẵn trong hạt nên biến động về tốc độ tăng trưởng chiều cao cây không theo quy luật rõ ràng.

- Giai đoạn sau trồng 20 - 30 ngày, bộ rễ cây đã phát triển tương đối đầy đủ và cây đã được bón thúc lần thứ nhất (cây có 4 - 5 lá), tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ngô dao động từ 3,51 - 4,44 cm/ngày (vụ đông 2011); 3,49 - 4,79 cm/ngày (vụ đông 2012). Ở cả 2 vụ: Công thức 1 (không bón đạm) có tốc độ tăng trưởng thấp nhất dao động từ 3,49 - 3,51 cm/ngày. Công thức 16 thuộc nhóm bón 75 N/ha ở giai đoạn 4 - 5 lá có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cao nhất dao động từ 4,44 - 4,79 cm/ngày.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của liều lƣợng đạm đến tốc độ tăng trƣởng chiều

cao cây của giống ngô lai LVN14, vụ đông năm 2011 và vụ đông năm 2012

(ĐVT: cm/ngày)

CT

Giai đoạn… ngày sau gieo

Gieo - 20 20 - 30 30 - 40 40 - 50 VĐ11 VĐ12 VĐ11 VĐ12 VĐ11 VĐ12 VĐ11 1 1,56 2,10 3,51 3,49 4,70 4,69 6,08 6,12 2 1,66 2,22 3,60 3,67 4,82 4,79 6,40 6,34 3 1,62 2,38 3,68 3,71 5,08 4,82 6,51 6,41 4 1,65 2,19 3,53 3,85 4,80 5,02 6,66 6,52 5 1,63 2,25 3,40 4,02 4,93 4,89 6,71 6,89 6 1,51 2,07 3,63 3,84 4,89 4,99 6,65 6,53 7 1,48 2,34 3,94 4,11 5,11 5,12 6,80 6,76 8 1,59 2,10 3,83 4,09 5,31 5,34 6,92 7,00 9 1,36 2,23 3,91 4,21 5,36 5,66 7,03 6,91 10 1,54 2,11 3,69 4,13 5,23 5,39 6,84 6,87 11 1,71 2,25 4,12 4,42 5,37 5,46 7,16 7,20 12 1,56 2,13 4,21 4,59 5,47 5,72 7,25 7,49 13 1,60 2,04 4,19 4,52 5,32 5,62 7,53 7,57 14 1,53 2,46 3,79 4,27 5,42 5,41 6,97 6,93 15 1,51 2,33 4,38 4,69 5,60 5,76 7,55 7,60 16 1,44 2,38 4,44 4,79 5,46 5,85 7,84 7,83 17 1,45 2,27 4,38 4,61 5,54 5,79 8,07 8,16 CV(%) 9,9 9,9 13,6 14,6 15,1 11,3 8,2 9,8

- Giai đoạn sau trồng 30 - 40 ngày tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ngô dao động từ 4,7 - 5,6 cm/ngày (vụ đông 2011); 4,69 - 5,85 cm/ngày (vụ đông 2012). Biến động giữa các công thức thí nghiệm tương tự như thời kỳ 20 - 30 ngày sau trồng.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Giai đoạn sau trồng 40 - 50 ngày tốc độ tăng trưởng chiều cao cây dao động từ 6,08 - 8,07 cm/ngày (vụ đông 2011); 6,12 - 8,16 (vụ đông 2012). Ở cả 2 vụ: Công thức 1 (không bón đạm) có tốc độ tăng trưởng thấp nhất dao động từ 6,08 - 6,12 cm/ngày và cao nhất là công thức 17 dao động từ 8,07 - 8,16 cm/ngày.

Qua 2 vụ đông 2011 và vụ đông 2012 cho thấy các công thức 2, 6, 10, 14 (được bón đạm từ 0 - 75N vào thời kỳ 4 - 5 lá) có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (ở các giai đoạn 20 - 30 ngày; 30 - 40 ngày; 40 - 50 ngày sau gieo) cao hơn công thức 1 và có xu hướng tăng theo lượng đạm bón ở thời kỳ 4 - 5 lá. Ở cả 2 vụ tốc độ tăng trưởng chiều cao cây nhanh nhất là sau trồng 40 - 50 ngày và chậm nhất là giai đoạn sau trồng 20 ngày.

3.1.3. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến đặc điểm hình thái của giống ngô lai LVN14, vụ đông năm 2011 và vụ đông năm 2012

3.1.3.1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến chiều cao cây và chiều cao đóng bắp

Đặc điểm hình thái của cây bao gồm: Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, tổng số lá và trạng thái lá (đánh giá thông qua CSDTL). Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp là hai chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình sinh trưởng, khả năng chống đổ, gẫy, chống chịu sâu bệnh và khả năng cơ giới hóa của ngô.

* Chiều cao cây

Chiều cao cây được tính từ sát mặt đất đến điểm phân nhánh đầu tiên của bông cờ, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: đặc tính di truyền của giống, điều kiện khí hậu, kỹ thuật gieo trồng...Chiều cao cây liên quan trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, phát triển, khả năng chống đổ của cây và là yếu tố đánh giá hiệu quả trong việc sử dụng ánh sáng của quần thể ngô, ngoài ra chiều cao cây còn là chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của giống ngô lai LVN14, vụ đông năm 2011 và vụ đông năm 2012

CT

Chiều cao cây (cm) Chiều cao đóng bắp(cm)

VĐ11 VĐ12 VĐ11 VĐ12 1 151,93 158,53 68,03 64,17 2 170,20 168,70 76,93 83,07 3 173,87 170,37 79,97 84,20 4 174,67 172,03 82,43 85,93 5 175,50 174,73 83,23 86,93 6 173,73 172,90 82,77 87,77 7 176,30 174,33 84,73 90,47 8 175,47 176,07 85,17 91,03 9 176,17 178,03 85,33 90,73 10 175,67 177,47 85,27 92,13 11 178,47 178,83 86,82 95,20 12 180,20 179,67 87,00 97,17 13 177,20 180,97 88,07 95,87 14 177,30 179,37 87,07 95,77 15 178,43 179,73 88,93 97,93 16 178,73 179,23 89,27 98,97 17 178,10 179,87 88,40 99,07 CV(%) 4,1 3,7 7,3 6,0 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 LSD0.05 11,93 10,94 11,36 9,02

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số liệu bảng 3.3 cho thấy, chiều cao cây của giống LVN14 dao động từ 151,93 - 180,20 cm (vụ đông 2011); 158,53 - 180,97 cm (vụ đông 2012). Các công thức bón đạm đều có chiều cao cây cao hơn chắc chắn công thức 1 (không bón đạm) ở mức tin cậy 95%. So sánh chiều cao cây của công thức 2, 6, 10, 14 (không được bón đạm vào thời kỳ 8 - 9 lá) thấy chiều cao cây cao có xu hướng tăng theo lượng đạm bón vào thời kỳ 4 - 5 lá, tuy nhiên sai khác giữa các công thức chưa thực sự chắc chắn. So sánh chiều cao cây của các nhóm công thức 2 - 5 (cùng không bón đạm vào thời kỳ 4 - 5 lá); CT 6 - 9 (cùng được bón 25 N vào thời kỳ 4 - 5 lá); CT 10 - 13 (cùng được bón 50 N vào thời kỳ 4 - 5 lá) thấy chiều cao cây có xu hướng tăng nhẹ theo lượng đạm bón ở thời kỳ 8 - 9 lá. Còn nhóm CT 14 - 17 (cùng được 75 N vào thời kỳ 4 - 5) lá chiều cao cây biến động không theo quy luật rõ ràng.

* Chiều cao đóng bắp

Chiều cao đóng bắp được xác định bằng khoảng cách tính từ mặt đất đến đốt mang bắp trên cùng. Chiều cao đóng bắp phụ thuộc vào giống, điều kiện canh tác...Chiều cao đóng bắp liên quan đến khả năng chống đổ, khả năng thụ phấn, thụ tinh của giống. Những giống có chiều cao đóng bắp cao thì khả năng chống đổ kém. Tuy nhiên, những giống có chiều cao đóng bắp thấp thì khả năng cơ giới hoá thấp, ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, dễ bị sâu bệnh phá hoại.

Qua bảng số liệu 3.3 cho thấy:

- Chiều cao đóng bắp của giống LVN14 dao động từ 68,03 - 89,27 cm. (vụ đông 2011); 64,17 - 99,07 cm (vụ đông 2012). Cả 2 vụ công thức 1 có chiều cao đóng bắp thấp nhất là 64,17 - 68,03 cm.

So sánh chiều cao đóng bắp của công thức 2, 6, 10, 14 (đều không bón đạm vào thời kỳ 8 - 9 lá) thấy chiều cao đóng bắp có xu hướng tăng nhẹ theo lượng đạm bón vào thời kỳ 4 - 5 lá.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

So sánh chiều cao đóng bắp của các nhóm công thức 2 - 5; CT 6 - 9; CT 10 - 13; CT 14 - 17 (bón cùng lượng đạm ở thời kỳ 4 - 5 lá lần lượt là 0, 25, 50, 75 kg N/ha) thấy chiều cao cây có xu hướng tăng nhẹ theo lượng đạm bón ở thời kỳ 8 - 9 lá. Tuy nhiên sai khác giữa các công thức chưa thực sự chắc chắn.

* Tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây cũng là một chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn giống phục vụ sản xuất. Đối với giống ngắn ngày bắp thường đóng ở đốt thứ 7 - 8 và ở vị trí 35 - 38% chiều cao cây. Đối với giống dài ngày ngày bắp thường đóng ở đốt thứ 14 - 15 và chiếm khoảng 45 - 60% chiều cao cây. Nếu đóng bắp quá cao làm cây dễ đổ, còn quá thấp gây khó khăn cho quá trình thụ phấn thụ tinh. Trong sản xuất tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây tối ưu bằng 50% là tốt nhất.

Số liệu thí nghiệm cho thấy, tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây của giống LVN14 qua 2 vụ bằng 0,40 - 0,55%, tỷ lệ này thuận lợi cho quá trình thụ phấn thụ tinh mà không ảnh hưởng đến khả năng chống đổ của ngô.

3.1.3.2. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến số lá trên cây và chỉ số diện tích lá

* Số lá trên cây

Tổng số lá của cây ngô được tính từ lá thật đầu tiên đến lá cuối cùng. Số lá trên cây ảnh hưởng lớn đến năng suất của cây ngô. Số lá trên cây lớn thì khả năng cho năng suất của cây cao và ngược lại. Nhưng nếu số lá trên cây qúa lớn sẽ che khuất lẫn nhau dẫn đến hiện tựơng thiếu ánh sáng, làm giảm khả năng quang hợp, cây hay bị sâu bệnh, khả năng chống đổ kém, khả năng cho năng suất không cao. Ngược lại số lá ít, hiệu suất quang hợp sẽ giảm do vậy năng suất sẽ thấp. Số lá trên cây là một đặc điểm khá ổn định, phụ thuộc đặc tính di truyền của giống và có quan hệ chặt với thời gian sinh trưởng. Giống có thời gian sinh trưởng dài thường có số lá trên cây nhiều hơn những giống có thời gian sinh trưởng ngắn.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.4. Ảnh hƣởng của liều lƣợng đạm đến số lá và chỉ số diện tích lá của giống ngô lai LVN14, vụ đông năm 2011 - 2012

CT Số lá (lá/cây) Chỉ số diện tích lá (m2lá/m2đất) VĐ11 VĐ12 VĐ11 VĐ12 1 18,70 19,03 2,80 2,79 2 19,73 19,97 2,89 2,85 3 19,83 20,07 3,02 2,87 4 19,97 19,57 3,24 2,96 5 20,10 19,97 3,38 3,02 6 19,77 18,13 3,33 3,13 7 19,67 19,40 3,35 3,23 8 19,43 20,03 3,47 3,26 9 19,07 19,47 3,53 3,25 10 18,93 19,87 3,41 3,21 11 19,17 19,77 3,51 3,47 12 19,40 19,23 3,64 3,65 13 19,27 19,93 3,61 3,47 14 19,43 19,53 3,48 3,37 15 19,37 19,30 3,44 3,40 16 19,37 19,40 3,39 3,29 17 19,37 19,03 3,22 2,86 CV(%) 3,1 3,7 5,6 8,2 P >0,05 >0,05 <0,05 <0,05 LSD0.05 1,00 1,18 0,30 0,43

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua bảng số liệu 3.4 cho thấy: Số lá trên cây của giống LVN14 đạt từ 18,70 - 20,10 lá/cây (vụ đông 2011); 18,13 - 20,03 lá/cây (vụ đông 2012). Kết quả xử lý thống kê cho biết chỉ số P>0,05 chứng tỏ: các công thức thí nghiệm có số lá tương đương nhau. Như vậy: lượng đạm bón ảnh hưởng không rõ ràng đến số lá trên cây.

* Chỉ số diện tích lá (CSDTL)

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô, diện tích lá tăng dần qua các thời kỳ và đạt mức tối đa vào khoảng thời gian từ trỗ cờ đến khi hạt vào sữa. Sau đó, diện tích lá ngô giảm dần do các lá ở phía dưới bị chết dần. Chỉ số diện tích lá được đo bằng số m2

lá/ m2 đất, do vậy nó phụ thuộc vào số lá/cây và số cây/m2

.

Qua bảng số liệu 3.4 cho thấy: Giống LVN14 có CSDTL biến động từ 2,80 - 3,64 m2lá/m2đất (vụ đông 2011); 2,79 - 3,65 m2

lá/m2đất (vụ đông 2012). Trong đó công thức 1 không bón đạm có CSDTL thấp nhất. So sánh CSDTL ở công thức 2, 6, 10, 14 (không bón đạm ở thời kỳ 8 - 9 lá) cho thấy CSDTL có xu hướng tăng theo lượng đạm bón ở thời kỳ 4 - 5 lá. Trong đó, công thức 14 có CSDTL cao nhất là 3,37 - 3,48 m2lá/m2đất.

Nhóm công thức được bón từ 0 - 25 kg N/ha vào thời kỳ 4 - 5 lá (từ CT2 - CT9) có chỉ số diện tích lá tăng tỷ lệ thuận với lượng đạm bón vào thời kỳ 8 - 9 lá. Nhóm công thức được bón 50 kg N/ha vào thời kỳ 4 - 5 lá (CT10 - CT13), chỉ số diện tích lá đạt cao nhất ở công thức 12 đạt 3,64 - 3,65 m2lá/m2đất (bón 50 kg N/ha vào thời kỳ 8 - 9 lá). Nhóm công thức được bón 75 kg N/ha vào thời kỳ 4 - 5 lá (CT14 - CT17), chỉ số diện tích lá đạt cao nhất ở mức bón 0 kg N/ha vào thời kỳ 8 - 9 lá (CT14) đạt 3,37 - 3,48

Một phần của tài liệu Nghiên cứu liều lượng đạm bón cho ngô vụ đông theo tình trạng dinh dưỡng thông qua chỉ số diệp lục vào thời kỳ 8, 9 lá tại Thái Nguyên (Trang 45 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)