Tình hình nghiên cứu ngô tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu liều lượng đạm bón cho ngô vụ đông theo tình trạng dinh dưỡng thông qua chỉ số diệp lục vào thời kỳ 8, 9 lá tại Thái Nguyên (Trang 28 - 117)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3.2.Tình hình nghiên cứu ngô tại Việt Nam

1.3.2.1. Tình hình nghiên cứu về giống ngô lai ở Việt Nam

Trong 20 năm qua công tác chọn tạo giống ngô ở Việt Nam đã được triển khai theo các nội dung sau đây:

- Thu thập, bảo tồn các giống ngô địa phương - Thu thập nghiên cứu các giống ngô nhập nội

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Nghiên cứu chọn tạo các giống ngô thụ phấn tự do (TPTD) - Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai

- Ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật (TBKT) về công nghệ sinh học trong tạo giống ngô.

Các kết quả đạt được:

- Năm 1992 - 1994, Viện nghiên cứu ngô đã lai tạo ra các giống ngô lai không quy ước là: LS-5, LS-6, LS-7, LS-8. Bộ giống ngô lai này gồm những giống chín sớm, chín trung bình và chín muộn, có năng suất từ 3 - 7 tấn/ha và đã được mở rộng trên phạm vi toàn quốc, mỗi năm diện tích gieo trồng trên 80.000 ha tăng năng suất 1 tấn/ha so với giống thụ phấn tự do (Trần Hồng Uy, 1997) [23].

- Trong giai đoạn từ 1996 đến 2002 các nhà chọn tạo giống ngô Việt Nam đã chú trọng đến việc tạo dòng thuần để tạo giống ngô lai. Kết quả đã đưa ra được nhiều giông ngô lai có năng suất cao và đã đưa ra khảo nghiệm ở các vùng sinh thái khác nhau như: LVN4, LVN10, LVN17, LVN20, LVN25... Viện khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam trong giai đoạn này cũng nghiên cứu và lai tạo ra giống ngô lai đơn V98 - 1. Đây là giống ngô lai đơn ngắn ngày có tiềm năng năng suất cao chống chịu đổ ngã, nhiễm khô vằn nhẹ (ở mức độ điểm 1 - 2), trồng được nhiều vụ trong năm, thích hợp với điều kiện sinh thái ở Miền Nam Việt Nam (Phạm Thị Rịnh và cs) [16]. Cụ thể:

- Ở Việt Nam ngô là cây trồng nhập nội do sự phong phú về nguồn gen còn hạn hẹp. Hiện nay nước ta đã điều tra thu thập, bảo tồn và phân loại 584 nguồn nguyên liệu ngô, làm mới hạt hàng năm 180 nguồn.

- Duy trì nghiên cứu khoảng 6000 dòng/ năm từ 580 nguồn dòng hiện có.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Giai đoạn năm 1991-1995 chọn tạo được 2 giống TPTD là Q2 và VN1. + Ba giống ngô TPTD khác được phép khu vực hóa là CV-1, MSB-49B và TSB-3 (ngô đường).

+ Một số giông ngô nếp mới ngắn ngày chất lượng cao như VN-2 và một số giống ngô rau.

- Chọn tạo và được công nhận nhiều giống ngô lai có thời gian sinh trưởng khác nhau phục vụ cho các vùng và mùa vụ trong cả nước:

+ Dài ngày: LVN10 công nhận năm 1994, HQ2000 (2004), LVN98 (2002), T6 (2000)…

+ Trung ngày: LVN4 công nhận năm 1999, LVN17 (1999), LVN12 (1995), T9 (2004), VN 8960 (2004), LCH9 (2004)…

+ Ngắn ngày: LVN20 công nhận năm 1998, LVN25 (2000), LVN99 (2004), V981 (2004), LVN24 (2004), LVN25 (2004)…

- Chọn tạo được hàng loạt các giống ngô lai mới có chất lượng cao như: HQ2000 công nghận giống năm 2000, nghiên cứu chọn tạo các dòng ưu tú sử dụng trọng chọn tạo giống ngô lai có hàm lượng protein cao (PQM) thông qua kỹ thuật nuôi cấy bao phấn như: C126, C130, C136, C138, C147, C155…

- Ngoài những giống ngô lai sản xuất trong nước chúng ta còn tiến hành nhập nội thông qua liên doanh với các công ty nước ngoài để sản xuất các hạt giống ngô lai như: P11, DK222... đây là các giống ngô có ưu thế lai cao, chịu thâm canh, phù hợp với điều kiện sản xuất của Việt Nam.

- Thông qua việc áp dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống ngô đã xác định được 62 nguồn vật liệu có tỷ lệ tạo phôi trên 15% và tái sinh trên 12% cho công tác chọn tạo dòng bằng nuôi cấy bao phấn và đã tạo ra được 114 dòng bằng phương pháp này, một số dòng đã tham gia vào chương trình lai thử.

- Đã ứng dụng các kỹ thuật RAPD, SSP để phân tích đa dạng di truyền và phân nhóm ưu thế lai của giống.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cùng với quá trình nghiên cứu chọn tạo các giống ngô mới phục vụ sản xuất, biện pháp canh tác mới làm tăng năng suất và sức chống chịu của cây ngô cũng được nghiên cứu và ứng dụng.

- Một trong những yếu tố mới trong sản xuất ngô đó là kỹ thuật trồng ngô vụ Đông trên đất ướt sau vụ lúa thành công ở miền Bắc, hàng ngàn ha ngô bầu được trồng trên những ruộng lúa mùa sớm đất thấp.

- Chọn tạo các tổ hợp lai mới vừa có năng suất cao, vừa có khả năng chịu hạn tốt từ phương pháp lai luân giao giữa 8 dòng thuần chịu hạn: T2,T3, T4, T5, T6, T7, T8, T9.

Ngoài ra, thông qua dự án "Phát triển giống ngô chịu hạn nhằm cải thiện thu nhập cho Nông dân vùng Đông Nam Châu Á” (AMNET), chúng ta đã thu thập được một số nguồn nguyên liệu mới từ CIMMYT và các nước trong khu vực, bước đầu tạo ra một số tổ hợp lai có triển vọng. Nhờ nguồn nguyên liệu tạo dòng khá phong phú và được thử nghiệm trong điều kiện sinh thái và mùa vụ nên các giống ngô lai mới tạo ra đã tỏ ra có nhiều ưu thế hơn như: chịu hạn, chống đổ, ít nhiễm sâu bệnh, chất lượng và màu dạng hạt tốt hơn. Điển hình là các giống dài ngày, tỷ lệ 2 bắp/cây cao như: LVN98, LVN145 có màu dạng hạt đẹp, thời gian sinh trưởng ngắn; một số giống ngô chịu hạn tốt, thích nghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau như: VN8960, LCH9, LVN61, LVN14.

1.3.2.2. Tình hình nghiên cứu về phân bón và bón đạm cho ngô ở Việt Nam

Cây trồng nói chung và ngô nói riêng vẫn được bón phân theo qui trình với liều lượng và thời gian định trước cho một tỉnh hay một vùng rộng lớn. Việc khuyến cáo phân bón thường dựa và các thí nghiệm phân bón trên diện hẹp nên tính chất đất, độ phì nhiêu khác nhau của từng cánh đồng không được quan tâm đầy đủ. Trong những năm gần đây ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu phương pháp tính toán liều lượng N bón cho cây trồng

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dựa vào tính chất và khả năng cung cấp chất dinh dưỡng từ đất, tình trạng sinh trưởng và dinh dưỡng N của cây trước khi bón phân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo Trần Hữu Miện (1987) thì trên đất phù sa sông Hồng lượng phân bón phù hợp là: 120N - 90P2O5 - 60K2O cho năng suất 40 - 50 tạ/ha; 150N - 90 P2O5 - 100 K2O cho năng suất 50 - 55 tạ/ha; 180N - 90 P2O5 - 100 K2O cho năng suất 65 - 75 tạ/ha [13].

Phạm Kim Môn (1991) với ngô Đông trên đất phù sa sông Hồng liều lượng phân bón thích hợp là: 150 - 180 kg N; 90 kg P2O5; 50 - 60 kg K2O /ha [15].

Theo tác giả Ngô Hữu Tình (1995) trên đất phù sa sông Hồng tỷ lệ nhu cầu dinh dưỡng của N, P, K cho cây ngô đạt năng suất cao là 1: 0,35 : 0,45 và liều lượng bón phân cho năng suất cao là: 180N - 60 P2O5 - 120 K2O; ở Duyên hải miền Trung: 120N - 90 P2O5 - 60 K2O; miền Đông Nam bộ: 90N - 90 P2O5 - 30 K2O; Đồng bằng sông Cửu Long: 150N - 50P P2O5 - 0 K2O [19].

Theo Nguyễn Thế Hùng (1996) trên đất bạc màu vùng Đông Anh - Hà Nội, giống ngô LVN10 có phản ứng rất rõ với phân bón ở công thức bón 120N - 120 P2O5 - 120 K2O /ha và cho năng suất hạt gấp 2 lần so với công thức đối chứng không bón phân. Cũng theo tác giả thì trên đất bạc màu, hiệu suất của 1 kg NPK là 8,7 kg; 1 kg N là 11,3 kg; 1 kg P2O5 là 4,9 kg; 1 kg K2O là 8,5 kg [7].

Theo tác giả Bùi Huy Hiền (2002) từ năm 1985 đến nay tình hình sử dụng phân đạm ở nước ta tăng trung bình là 7,2%/năm, phân lân là 13,9%/năm, phân kali là 23,9%/năm. Tổng lượng N + P2O5 + K2O trong 15 năm qua tăng trung bình 9,0%/năm. Tỷ lệ N : P2O5 : K2O trong 10 năm qua đã cân đối hơn với tỷ lệ tương ứng qua các năm 1990, 1995 và 2000 là 1 : 0,12 : 0,05; 1 : 0,46 : 0,12 và 1 : 0,44 : 0,37. Lượng phân bón/ha cũng đã tăng lên qua các năm 1990, 1995, 2000 với tổng lượng N : P2O5 : K2O tương ứng là 58,7; 117,7 và 170,8

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

kg/ha, tỷ lệ này còn thấp so với các nước phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Pháp, Nhật với tổng lượng N : P2O5 : K2O khoảng 240 - 400 kg/ha [6].

Tác giả Vũ Cao Thái cũng cho rằng liều lượng và tỷ lệ phân bón cho ngô khác nhau trên các loại đất khác nhau. Theo ông, trên đất phù sa nên bón 120 kg N - 60 kg P2O5 - 90 kg K2O /ha, tỷ lệ N:P:K là 1:0,5:0,75. Trên đất xám bạc màu bón 100 kg N - 100 kg P2O5 - 150 kg K2O /ha với tỷ lệ là 1:1:1,5 (dẫn theo Ngô Hữu Tình, 2003) [20].

Theo Đường Hồng Dật (2003) trung bình với năng suất 60 tạ/ha ngô hạt, cây ngô lấy từ đất 155 kg N, 60 kg P2O5, 115 kg K2O (tương đương 337 kg urê, 360 kg supe lân, 192 kg clorua kali) [4].

Theo Lê Quý Tường và Trần Văn Minh, lượng phân bón thích hợp cho ngô lai trên đất phù sa cổ ở duyên hải Trung bộ trong vụ Đông Xuân là 10 tấn phân chuồng + 150-180 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha (tỷ lệ NPK là 1,7:1:0,7 hoặc 2:1:0,7), tiêu tốn lượng đạm từ 22,6 - 28,8 kgN/1 tấn ngô hạt; vụ Hè Thu bón 10 tấn phân chuồng + 150 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O /ha (tỷ lệ NPK là 1,7:1:0,7), tiêu tốn lượng đạm từ 27,9 - 28,4 kgN/1tấn ngô hạt. Bón phân vô cơ kết hợp phân hữu cơ cho ngô đã làm tăng năng suất ngô và giúp cải thiện độ phì trong đất, theo Bùi Đình Dinh (1988, 1994) để đảm bảo cho cây trồng có năng suất cao, ổn định, bón phân hữu cơ chiếm 25% tổng số dinh dưỡng, còn 75% phân hoá học (dẫn theo Trần Văn Minh, 2004) [14].

Nguyễn Văn Bộ (2007) Kết quả nghiên cứu lượng phân bón khuyến cáo cho ngô phải tuỳ thuộc vào đất, giống ngô và thời vụ. Giống có thời gian sinh trưởng dài hơn, có năng suất cao hơn cần phải bón lượng phân cao hơn. Đất chua phải bón nhiều lân hơn, đất nhẹ và vụ gieo trồng có nhiệt độ thấp cần bón nhiều kali hơn. Liều lượng khuyến cáo chung cho ngô là:

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Trên đất phù sa: 8 - 10 tấn phân chuồng; 120 - 150 kg N; 70 - 90 kg P2O5 ; 60 - 90 kg K2O/ha.

- Trên đất bạc màu: 8 - 10 tấn phân chuồng; 120 - 150 kg N; 70 - 90 kg P2O5; 100 - 120 kg K2O/ha.

+ Đối với giống chín trung bình và chín muộn:

- Trên đất phù sa: 8 - 10 tấn phân chuồng; 150 - 180 kg N; 70 - 90 kg P2O5 ; 80 - 100 kg K2O/ha.

- Trên đất bạc màu: 8 - 10 tấn phân chuồng; 150 - 180 kg N; 70 - 90 kg P2O5 ; 120 - 150 kg K2O/ha [3].

Theo tạ Minh Sơn nghiên cứu ở đồng bằng Sông Hồng cho thấy để tạo

ra một tấn ngô hạt, cây ngô đã lấy đi khỏi đất một lượng N, P, K là: 22,3 kg/N, 8,2 kg P2O5, 12,2 kg K2O. Lượng phân N, P, K tiêu tốn để tạo ra một tấn ngô hạt: 33,9 kg N, 14,5 kg P2O5, 17,2 kg K2O.

Theo Nguyễn Vy (1998), Vũ Hữu Yêm và CS (1999) (Trần Trung Kiên, 2009)[11], trên đất phù sa Sông Hồng hiệu lực phân kali tăng dần chứng tỏ việc trồng ngô liên tục trong đất phù sa trong đê làm đất kiệt dần kali. Hiệu suất kali vụ Đông cao hơn vụ Xuân, không nên bón cho ngô quá 90 kg K2O/ha vì từ 120 kg K2O/ha hiệu suất kali bón giảm nhanh. Ngô rất cần bón kali, kali trong đất rất linh động, đất trồng ngô liên tục thường bị thiếu, bởi kali có mặt chủ yếu trong thân, lá ngô sẽ bị lấy đi khi người dân thu hoạch cây ra khỏi ruộng. Trên đất bạc màu ngô rất cần bón kali, bón đến 150 kg/ha hiệu suất vẫn còn cao. Trên đất vàn hai vụ lúa, một vụ ngô Đông nếu bón quá nhiều kali năng suất ngô sẽ giảm, chỉ cần bón ở mức 60 kg K2O /ha sẽ cho hiệu suất phân kali rất cao. Trên đất mặn và đất phèn nhẹ cây ngô phản ứng yếu với kali, không nên bón quá 60 kg K2O /ha, nhiều trường hợp ngô phản ứng không rõ với kali (Vũ Hữu Yêm và CS, 1999) (Trần Trung Kiên, 2009) [11].

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Theo tác giả Đỗ Tuấn Khiêm (1996) (Trần Trung Kiên, 2009)[11], thí nghiệm ở vùng Đông Bắc cho thấy sử dụng các chế phẩm phân bón sinh học như Komix BFC, Thiên Nông, Agrofil có tác dụng làm tăng năng suất ngô từ 8 – 14%.

Cây ngô là loại cây trồng cần nhiều dinh dưỡng do đó để đạt năng suất cao nhất thì phải bón phân đầy đủ và cân đối, đặc biệt là N-P-K. Hiện nay vùng trung du và miền núi phía bắc, người dân vẫn còn tập quán sử dụng phân bón với lượng thấp là nguyên nhân dẫn đến năng suất ngô trong vùng rất thấp. Vì vậy, việc khuyến cáo và hướng dẫn kỹ thuật bón phân cho ngô đạt hiệu quả cao là rất cần thiết.

Kết quả nghiên cứu dựa vào chỉ số diệp lục (CSDL) cho thấy tiềm năng ứng dụng của phương pháp này trong thực tế sản xuất là rất lớn nhưng ở Việt Nam mới tập trung nghiên cứu trên cây lúa, nghiên cứu trên cây ngô còn ít. Nghiên cứu đề tài là có ý nghĩa thực tế và lý luận vì đề tài sẽ góp phần nâng cao năng suất ngô, hiệu quả sử dụng phân đạm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất ngô.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Thí nghiệm nghiên cứu phương pháp bón đạm theo tình trạng dinh dưỡng của cây được tiến hành trên giống ngô lai LVN14 do Viện nghiên cứu ngô cung cấp.

LVN14: Là giống ngô lai đơn do TS Phan Xuân Hào - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Ngô chọn tạo, đã được Bộ NN - PTNT cho phép sản xuất thử trên phạm vi cả nước. LVN14 có TGST trung bình: Vụ Xuân 120 - 125 ngày, vụ hè thu 90 - 100 ngày, chiều cao cây 200 - 220 cm, chiều cao đóng bắp 100 - 110 cm, chiều dài bắp 18 - 20 cm, đường kính bắp 5,0 - 5,5 cm, số hàng hạt 14, số hạt/hàng 35 - 38 hạt, khối lượng 1000 hạt 330 - 350 g, tỷ lệ hạt trên bắp 78 - 80%. Khả năng chống chịu tốt, đặc biệt chịu hạn và chống đổ. Năng suất: 70 - 90 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt trên 110 tạ/ha.

2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành thí nghiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Địa điểm: Thí nghiệm được tiến hành tại khu thí nghiệm cây trồng cạn - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

- Đất đai: Đất có thành phần cơ giới nhẹ chuyên trồng màu.

- Thời gian: Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Đông 2011 và vụ Đông 2012.

2.3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số liều lượng đạm đến sinh trưởng và năng suất của giống ngô lai LVN14.

- Xác định lượng đạm bón vào thời kỳ 8 - 9 lá cho giống ngô lai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu liều lượng đạm bón cho ngô vụ đông theo tình trạng dinh dưỡng thông qua chỉ số diệp lục vào thời kỳ 8, 9 lá tại Thái Nguyên (Trang 28 - 117)