Tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc của giảng viên trường Đại học

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá thực hiện công việc của giảng viên trường đại học mỹ thuật công nghiệp (Trang 25 - 28)

6. Kết cấu của luận văn

1.2. Đánh giá thực hiện công việc của giảng viên Trường Đại học

1.2.2. Tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc của giảng viên trường Đại học

Đại học

+ Khái niệm tiêu chuẩn thực hiện công việc của giảng viên:

Tiêu chuẩn thực hiện công việc là một hệ thống các chỉ tiêu/ tiêu chắ để thể hiện u cầu của việc hồn thành một cơng việc cả về mặt số lượng và chất lượng [6;tr56].

Tiêu chuẩn thực hiện công việc của giảng viên là hệ thống các tiêu chắ để thực hiện yêu cầu của việc hồn thành cơng tác giảng dạy cả về mặt số lượng và chất lượng theo quy định của ngạch giảng viên.

+ Yêu cầu xây dựng tiêu chuẩn thực hiện công việc

Việc xây dựng tiêu chuẩn thực hiện công việc phải dựa trên căn cứ vào hệ thống các chỉ tiêu/ tiêu chắ; hệ thống này phải rõ ràng, cụ thể, hợp lý và có thể đo lường được. Các chỉ tiêu phải thể hiện được sự hồn thành cơng việc cả về số lượng và chất lượng bởi lẽ tiêu chuẩn thực hiện công việc rõ ràng, hợp lý sẽ là cơ sở để quyết định hiệu quả của công tác ĐGTHCV trong Nhà trường.

Xây dựng tiêu chuẩn thực hiện cơng việc thường có hai loại chỉ tiêu đó là: chỉ tiêu mặt định lượng và chỉ tiêu mặt định tắnh. Trường hợp không thể dùng các tiêu chuẩn định lượng thì có thể dùng các câu diễn đạt định tắnh để thể hiện tiêu chuẩn cần đạt được như: khả năng thắch nghi, óc sáng tạo, tinh thần làm việc,...

Để có thể ĐGTHCV đạt hiệu quả cao, việc xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Cụ thể: Tiêu chuẩn phải cho thấy những gì người lao động cần làm trong công việc và cần phải làm tốt đến mức nào?

- Có thể đo lường được: Một yêu cầu quan trọng khi xây dựng các tiêu chuẩn thực hiện công việc là phải lượng hóa được các yếu tố thực hiện công việc. Các tiêu chuẩn một khi đã được lượng hóa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cơng tác đánh giá cũng như trong việc so sánh giữa những người lao động với nhau.

- Có thể đạt được: Tức là các tiêu chuẩn có thể đạt được bằng sự nỗ lực, cố gắng của bản thân người lao động. Tiêu chuẩn nên thuộc phạm vi năng lực của người lao động để đa số người lao động có thể hoàn thành và vượt mức các tiêu chuẩn đặt ra. Tuy nhiên cần lưu ý các tiêu chuẩn không được quá thấp làm cho việc thực hiện công việc trở nên quá dễ dàng, khiến cho người lao động mất đi sự nỗ lực phấn đấu trong thực hiện công việc.

- Hợp lý: Các tiêu chuẩn phải phản ánh được một cách hợp lý các mức độ yêu cầu về số lượng và chất lượng của thực hiện công việc, phù hợp với đặc điểm của từng công việc và phải phục vụ được mục tiêu quản lý.

- Có hạn định thời gian: Tiêu chuẩn đánh giá phải được hạn chế về thời gian, tức là quy định rõ ràng thời hạn thắch hợp để sử dụng tiêu chuẩn này.

+ Cơ sở xây dựng tiêu chuẩn thực hiện công việc của giảng viên

Xây dựng tiêu chuẩn thực hiện công việc của giảng viên dựa trên cơ sở chắnh là hoạt động phân tắch công việc. Kết quả của phân tắch công việc là bản mô tả công việc, bản yêu cầu công việc của người giảng viên, và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc. Cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn thực hiện công việc chắnh là dựa trên nội dung của hai bản là bản mô tả công việc và bản yêu cầu công việc với người giảng viên.

Bản mô tả công việc của giảng viên là một văn bản liệt kê những nhiệm vụ, trách nhiệm, điều kiện làm việc và những vấn đề có liên quan đến vị trắ chức danh của người giảng viên trong tổ chức.

Bản yêu cầu công việc của người giảng viên là văn bản trình bày các điều kiện, tiêu chuẩn tối thiểu có thể chấp nhận được mà một giảng viên

cần phải có để hồn thành một cơng việc giảng dạy được giao. Các điều kiện đó bao gồm: kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cần phải có; trình độ giáo dục và đào tạo cần thiết; các đặc trưng về tinh thần và thể lực và các yêu cầu cụ thể khác.

Từ nội dung hai bản này là cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn thực hiện công việc trong hệ thống đánh giá.

Việc xây dựng tiêu chuẩn đối với giảng viên đại học là vơ cùng khó khăn địi hỏi phải có sự khác biệt so với xây dựng tiêu chuẩn thực hiện công việc cho các hoạt động khác. Các tiêu chuẩn đưa ra phải phù hợp đến các ngưỡng sinh lý, tình trạng sức khỏe, đảm bảo phù hợp trình độ. Nên xây dựng các tiêu chắ phù hợp, không nên để quá cao hoặc quá thấp, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hay không tạo ra động lực làm việc, nhàm chán trong công việc của giảng viên đại học.

Do đó đối với giảng viên đại học cần xây dựng các tiêu chuẩn thực hiện công việc như:

- Giảng dạy: chỉ tiêu về số lượng định mức giờ giảng chuẩn, chất lượng giờ giảng thông qua dự giờ, kết quả đạt được của SV.

- Nghiên cứu khoa học: chỉ tiêu số lượng thể hiện bằng số điểm nghiên cứu, tham gia đề tài, biên soạn giáo trình, bài giảng, Ầ

- Học tập nâng cao trình độ: tham gia các khóa đào tạo, tự nâng cao trình độ chun mơn,Ầ

- Các tiêu chuẩn về tư cách đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ đối với sinh viên.

- Tinh thần đoàn kết, phối hợp làm việc giữa các phòng, khoa, ban khác.

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá thực hiện công việc của giảng viên trường đại học mỹ thuật công nghiệp (Trang 25 - 28)