6. Kết cấu của luận văn
1.3.1. Nhân tố bên trong
Trong công tác ĐGTHCV của đội ngũ giảng viên trường Đại học sẽ chịu tác động của nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài khác nhau, trong đó những nhân tố sau được coi là nhân tố bên trong:
Thứ nhất, chiến lược phát triển trường Đại học
Mọi hoạt động của trường Đại học từ công tác đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ đến hoạt động quản trị NNL đều phải dựa trên một hệ quy chiếu là chiến lược phát triển của từng Nhà trường. Do đó, cơng tác ĐGTHCV cũng không phải là ngoại lệ. Cụ thể, khi mục tiêu và chiến lược, định hướng phát triển trường Đại học mở rộng quy mơ, loại hình đào tạo hay cung cấp dịch vụ khoa học cơng nghệ thì khi đó chất lượng nguồn nhân lực của trường đại học phải đáp ứng cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng một khối lượng công việc lớn liên tục gia tăng. Trong trường hợp này, công tác ĐGTHCV cần phải xác định được chất lượng thực hiện công việc hiện tại, khả năng đảm nhận các công việc trong tương lai của ĐNGV trong Nhà trường để từ đó có những phương án tối ưu, tiết kiệm chi phắ cả về tài chắnh và nhân lực trong việc lập kế hoạch, tuyển dụng, thuyên chuyển, đào tạo đội ngũ giảng dạy đáp ứng nhu cầu, định hướng phát triển Nhà trường, kịp thời thắch ứng với những thay đổi của nền kinh tế. Ngược lại, trường hợp chiến lược phát triển của Nhà trường tập trung vào lĩnh vực thế mạnh, không mở rộng quy mô mà tăng chất lượng đào tạo, nghiên cứu thì cơng tác ĐGTHCV cần thực hiện để lựa chọn những giảng viên tiếp tục gắn bó với Nhà trường trong giai đoạn mới và những giảng viên sẽ chia tay với tổ chức. Lúc này, công tác ĐGTHCV cần thể hiện tắnh công khai, minh bạch để người đi cảm thấy thoải mái và người ở lại sẽ yên tâm, gắn bó lâu dài với Nhà trường.
Thứ hai, quan điểm của lãnh đạo các trường Đại học về đánh giá thực hiện công việc
Đây là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất tới hệ thống ĐGTHCV của người giảng viên trong Nhà trường. Nếu lãnh đạo trường Đại học có quan điểm đề cao vai trị cơng tác ĐGTHCV thì lãnh đạo trường Đại học đưa ra các chắnh sách, quyết định có ảnh hưởng tắch cực đến cơng tác ĐGTHCV, do đó hệ thống ĐGTHCV sẽ được xây dựng, hoàn thiện và hoạt động đạt hiệu quả cao. Ngược lại, nếu người lãnh đạo cho rằng công tác ĐGTHCV không quan trọng, không cần thiết thì hệ thống ĐGTHCV của Nhà trường hoạt động khơng hiệu quả.
Thứ ba, văn hóa tổ chức trong mỗi Nhà trường
Nhân tố về văn hóa tổ chức trong các trường Đại học cũng có tầm ảnh hưởng lớn đến hoạt động ĐGTHCV. Những thành cơng của trường Đại học có bền vững hay khơng là nhờ vào nền văn hóa đặc trưng của mỗi trường Đại học. Văn hóa tổ chức là hệ thống những giá trị tắn ngưỡng, những thói quen, những quy phạm, được chuẩn hố mang tắnh đặc trưng của từng đơn vị; được biểu đạt thông qua cách sống, cách nghĩ, cách làm việc của mọi người trong tổ chức; được duy trì và phát triển trong suốt quá trình lịch sử của đơn vị; được chia sẻ và hướng dẫn hành vi cho mọi thành viên trong tổ chức đó.
Sự khác biệt về văn hóa tổ chức giữa các trường Đại học thể hiện thông qua những tài sản vơ hình như: sự gắn kết, cam kết của viên chức với hoạt động của Nhà trường, bầu khơng khắ như một gia đình giữa các thành viên trong trường Đại học, các tiêu cực bị đẩy lùi, giảng viên tin tưởng vào các quyết sách của Nhà trường, tinh thần tương trợ cùng phát triển nghề nghiệp giữa các thành viên trong Nhà trường. Các chuẩn mực đạo đức được hình thành thơng qua ứng xử giữa nhà quản lý với giảng viên; ứng xử đồng cấp, đồng nghiệp; ứng xử giữa giảng viên với người học và xã hội; ứng xử giữa người học với nhau và ứng xử giữa người học với xã hội bên ngoài.
Tất cả các thành tố về văn hóa trên sẽ chi phối đến hành vi của các thành viên trong trường Đại học, khi xây dựng các tiêu chuẩn ĐGTHCV phải
đo lường sự phù hợp của giảng viên với nét văn hóa của trường Đại học. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình cũng như kết quả thực hiện công việc của giảng viên.
Thứ tư, Đội ngũ giảng viên trong các Nhà trường
Trong mỗi tổ chức nói chung và các trường Đại học nói riêng, người lao động Ờ ĐNGV luôn là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định tới việc tồn tại, duy trì và phát triển của Nhà trường. Chắnh ĐNGV là người thực hiện mọi hoạt động giảng dạy của Nhà trường, nếu khơng có ĐNGV thì mọi hoạt động giảng dạy của Nhà trường sẽ không được thực hiện. Chắnh điều này địi hỏi các Nhà trường ln duy trì ĐNGV vốn có của mình, đồng thời từng bước kế hoạch hoá NNL của Nhà trường sao cho ln có một ĐNGV đảm bảo về số lượng, chất lượng và đồng bộ về cơ cấu. Để làm được điều đó, các Nhà trường cần ĐGTHCV của từng giảng viên, từ đó có những quyết định đúng đắn về tiền lương, tiền thưởng, thăng tiến cho đội ngũ này. Tuy nhiên việc đánh giá phải được thống nhất giữa người đánh giá và giảng viên. Nếu như khơng có sự thống nhất thì hiệu quả cơng tác đánh giá sẽ bị hạn chế.