Nhóm giải pháp liên quan tới tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu nguyen quoc khanh_tcnh8 (Trang 77 - 78)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

4.3 Nhóm giải pháp liên quan tới tài sản đảm bảo

Theo kết quả phân tích của mơ hình cho thấy nếu đi vay khơng có tài sản thế chấp việc gia tăng những khoản rủi ro tín dụng đối với ngân hàng là rất lớn làm gia tăng các khoản nợ cho ngân hàng, chính vì thế cần có những chính sách phù hợp trong quyết định cho vay theo trường hợp có tài sản đảm bảo và khơng có tài sản đảm bảo.

Với những khách hàng vay vốn có tài sản đảm bảo, nếu tài sản được hình thành từ vốn vay ngân hàng cần có những giải pháp để quản lý như:

+ Xác định rõ quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay của người vay.

+ Kiểm tra giám sát tiến độ hình thành tài sản đảm bảo tiền vay đúng như mục đích vay vốn và giám sát q trình sử dụng tài sản đó để có biện pháp xử lý thích hợp khi cần thiết.

Nếu tài sản được đảm bảo bằng tài sản thuộc sở hữu của khách hàng hoặc của bên thứ ba thì ngân hàng nên chú ý các điểm sau:

+ Kiểm rõ tính hợp pháp của tài sản đảm bảo thuộc quyền sở hữu của người vay hoặc của bên bão lãnh.

+ Đối với các tài sản khó tiêu thụ trên thị trường, tài sản dễ hao mịn, mất giá thì nên hạn chế hoặc không nhận làm tài sản thế chấp, cầm cố.

+ Đối với các tài sản khơng bắt buộc có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu như vàng bạc, đá quý thì phải dùng biện pháp cầm cố.

+ Đối với tài sản bắt buộc mua bảo hiểm thì phải có hợp đồng mua bảo hiểm trong thời hạn bảo đảm tiền vay. Ngân hàng thoả thuận với khách hàng trong việc chuyển tên người thụ hưởng là ngân hàng trong trường hợp xảy ra rủi ro.

+ Thu thập thơng tin chính xác về tài sản đảm bảo, kiểm tra tài sản đảm bảo là có thật trên thực tế, có thật giấy tờ chừng minh nguồn ngốc.

+ Thực hiện kĩ lưỡng và nghiêm túc việc đánh giá tài sản thế chấp, tránh trường hợp định giá tài sản thế chấp quá cao so với thực tế.

Trường hợp khách hàng được cho vay nhưng khơng có tài sản đảm bảo là những trường hợp được thẩm định với phương án có tính hiệu quả cao, khách hàng có uy tín, khách hàng có tiềm lực tài chính trong tương lai để trả nợ, thì ngân hàng cần phải thường xuyên kiểm tra các nguồn trả nợ từ lương, lương hưu trí… thơng qua các sao kê, chứng từ chứng minh thu nhập, nhằm bảo đảm nguồn thu luôn được thực hiện đúng thời hạn.

Một phần của tài liệu nguyen quoc khanh_tcnh8 (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w