CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
2 Các hoạt động marketing trong công ty cổ phần thương mại và nội thất HT
2.3.2 Đối thủ tiềm tàng
Thị trường nội thất Việt 80% là thị phần của các doanh nghiệp nước ngồi, 20% cịn lại là thị phần của doanh nghiệp nội địa. Trong tình hình khó khăn của nền kinh tế nói chung và thị trường nội thất nói riêng, những doanh nghiệp để tồn tại được phải đối mặt với những khó khăn rất lớn những cạnh tranh gay gắt, khắc nghiệt trong ngành. Đối mặt với những quy luật đào thải trong ngành khơng ít doanh nghiệp muốn thoát ra khỏi ngành. Những doanh nghiệp tồn tại được vẫn có những khó khăn phải giải quyết nhưng ít ra họ đã có được hệ thống kênh phân phối, khách hàng thân thiết và bề dày kinh nghiệm, thương hiệu trên thị trường. Bên cạnh đó, thơng tin về sản phẩm, nhà cung cấp rất phổ biến, khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn nên sự trung thành của khách hàng là không cao do các công ty luôn dốc hết sức để thu hút khách hàng về phía mình. Ngồi ra, cịn có rất nhiều các rào cản khác như vốn điều lệ, kênh phân phối, thương hiệu,… làm chùn bước những ai đã, đang và sẽ có ý định gia nhập vào ngành nội thất. Tổng hợp các yếu tố trên cho ra được kết luận lực đe dọa từ các đối thủ tiềm tàng là ở mức thấp.
2.4 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ NỘI THẤT HT
Để có thể thấy được hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin của một doanh nghiệp, ta có thể xem xét trên bốn nhân tố là nhận thức, nhân lực, nối mạng và nội dung. Đây còn được gọi là 4N trong thương mại điện tử. Sau đây, ta sẽ xem xét ứng dụng công nghệ thông tin trong công ty HT INTERIOR với 4N.