CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.4 Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết
Sơ đồ 1.4: Quy trình thiết kế chương trình quảng bá thương hiệu
Nguồn: Nguyễn Bình Minh - Tài liệu giáo trình mơn Quản trị Marketing - Đại học Thương mại
Bước 1: Bước đầu tiên là xác định thị trường mục tiêu, đây là khâu quan trọng trong quá trình quảng bá thương hiệu, là xương sống để các bước sau bám theo thực hiện. Xác định thị trường mục tiêu trong việc ứng dụng thương mại điện tử khác so với xác định thị trường mục tiêu trong kinh doanh truyền thống.
buộc khác. Đó là mức độ sẵn sàng ứng dụng thương mại điện tử. Mức độ sẵn sàng này bao gồm cơ sở hạ tầng, pháp luật và trình độ kiến thức.
Bước 2: Ở bước này ta đi xác định mục tiêu quảng bá mà ta muốn gửi đến khách hàng. Mục tiêu quảng bá trong ứng dụng thương mại điện tử (hay còn gọi là mục tiêu quảng bá trong e-marketing) cũng chính là mục tiêu quảng bá trong marketing truyền thống. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà ta xác định mục tiêu khác nhau.
Bước 3: Từ mục tiêu xác định ở bước trên, ta đi đến thiết kế thông điệp quảng bá. Thông điệp quảng bá phải chứa đựng những nội dung thể hiện mục tiêu muốn đạt được. Nội dung thơng điệp thường có một luận cứ bán hàng (USP – Unique Selling Proposition), hay còn gọi là slogan. USP có nhiều dạng khác nhau, nhung nhìn chung có thể chi thành hai nhóm chính là: theo lý trí và theo cảm xúc.
Bước 4: Đến bước này, ta sẽ chọn lựa và phối hợp các cơng cụ truyền thơng
tiếp thị trực tuyến, hay nói cách khác là ta hoạch định chương trình truyền thơng tích hợp IMC. Tùy theo đặc trưng của thị trường mục tiêu ta đã chọn ở bước 1, mà ta lên chọn lọc và phối hợp các công cụ. Khi hoạch định, ta cần phải chú ý một số yếu tố sau: ngành hàng, thị trường, mục tiêu quảng bá, mức độ sẵn sàng của khách hàng, giai đoạn của chu kỳ sản phẩm, chiến lược chiêu thị, … Bên cạnh đó, ta cũng cần xem xét một số yếu tố sau: tình hình ứng dụng thương mại điện tử của công ty Angimex và các công ty khác trong ngành hàng gạo xuất khẩu.
Bước 5: Sau cùng, ta cần phải hoạch định ngân sách chi cho kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử vào việc quảng bá thương hiệu cho ngành hàng gạo xuất khẩu. Để hoạch định ngân sách, ta có thể sử dụng các phương pháp sau: phương pháp theo doanh thu, phương pháp cân bằng cạnh tranh, phương pháp mục tiêu – công việc.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI