Biểu đồ lãi suất năm 2008

Một phần của tài liệu TÍNH ĐỘC LẬP CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI LẠM PHÁT- NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM (Trang 45 - 47)

Nguồn: http://www.sbv.gov.vn

Nhìn chung, CSTT năm 2008 của NHTW dưới sự chỉ đạo của Chính phủ đã giúp cho nền kinh tế vượt qua thời kỳ khủng hoảng và kiềm chế lạm phát về mức một con số. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại nhiều hạn chế như việc định hướng thực hiện các giải pháp chưa đúng mức độ, thời gian tiến hành chưa thích hợp, dồn dập cùng một lúc trong điều kiện thanh khoản của các ngân hàng ở mức thấp. Ngồi ra, chính sách phát triển kinh tế nóng của Chính phủ đã gây ra hồn cảnh khó khăn cho nền kinh tế cũng như việc thực thi các công cụ trong CSTT.

Năm 2009 CSTT vẫn tiếp tục đối mặt với những khó khăn phát sinh từ bất cập của

nền kinh tế và tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thối kinh tế dẫn tới lạm phát vẫn ở mức cao và sự đảo chiều của dòng vốn. Trước những tác động bất lợi trên, CSTT được NHNN thực thi linh hoạt và có sự phối hợp với các giải pháp kích cầu của Chính phủ thơng qua hạ lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, quy định biên độ tỷ giá mua bán USD/VND….

Đầu năm 2009, Chính Phủ đã đưa ra gói kích cầu bao gồm các nhóm giải pháp cơ bản: Với doanh nghiệp: giảm, giãn thuế TNDN, hỗ trợ lãi suất ở mức 4%; Với dân cư: trợ

cấp người nghèo, giãn/miễn thuế TNCN, giảm VAT, đào tạo lao động; Về phía Chính Phủ: tăng đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng chi tiêu công, đẩy mạnh xúc tiến thương mại để tăng xuất khẩu. Nổi bật và có tác động rõ rệt nhất là chính sách hỗ trợ lãi suất.Tuy nhiên, sự thâm hụt ngân sách tăng cao (2009 – 6.5% GDP ) buộc ngân sách vay nợ nhiều, gây áp lực giảm giá VND. Thị trường tiền tệ xuất hiện nhiều mâu thuẫn, bất cập : Tốc đơ tăng trưởng tín dụng cao nhưng chưa đủ đáp ứng nhu cầu vốn vay cho doanh nghiệp, VND khan hiếm biểu hiện ở áp lực tăng lãi suất nhưng chính sách điều tiết vĩ mơ thì lãi suất lại thấp . Việc tiếp tục duy trì hỗ trợ lãi suất khơng chỉ làm gia tăng sức ép lạm phát, ngồi ra có thể dẫn đến việc sử dụng vốn thiếu hiệu quả gây tác động không tốt cho nền kinh tế mặc dù vẫn có một số tác động tích cực từ chính sách.

Năm 2010 , Kinh tế thế giới dần phục hồi sau khủng hoảng tài chính từ đó góp phần

thúc đẩy thị trường tiền tệ, tín dụng Việt Nam tăng trưởng ổn định và phù hợp với diễn biến, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tăng trưởng tín dụng đạt 29.81%, tổng dư nợ tăng 27.6%, tổng phương tiện thanh toán tăng 25.3% so với cuối năm 2009,….

Thị trường vàng và ngoại tệ cũng dần ổn định, tỷ giá diễn biến phù hợp góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Sự chuyển biến này là do có sự chủ động và linh hoạt hơn trong CSTT, phù hợp với Nghị quyết Quốc hội, Chỉ đạo của Chính phủ và bám sát với tình hình thực tế trong việc điều hành ổn định lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn ở mức 8%, giảm lãi suất cho vay, tăng cường hoạt động thị trường mở, điều chỉnh tỷ giá mua bán phù hợp….

Từ năm 2011-2013, nền kinh tế Việt Nam được cải thiện tương đối. Lạm phát có xu

hướng giảm từ mức 2 con số năm 2011 (18.13%) xuống mức 1 con số (6.81% năm 2012 và 5.92% trong 10 tháng đầu năm 2013). Nguyên nhân lạm phát cao trong năm 2011 là do giá cả nguyên liệu đầu vào như xăng, dầu (tăng 20%), điện (tăng 15.28% ), tỷ giá USD/VND (tăng 9.3%) tăng cao khiến cho chỉ số CPI tăng cao.

25 20 15 10 5 0 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

CPI (So với cùng kỳ năm trước )

Một phần của tài liệu TÍNH ĐỘC LẬP CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI LẠM PHÁT- NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w