Biến động lãi suất trong giai đoạn 2010 2013

Một phần của tài liệu TÍNH ĐỘC LẬP CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI LẠM PHÁT- NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM (Trang 49 - 55)

Tuy nhiên, còn một số vấn đề đáng lưu ý trong CSTT ở giai đoạn này như: (i) CSTT mặc dù đã điều hành nới lỏng đáng kể từ năm 2012 nhưng đến giữa năm 2013, tín dụng tăng thấp so với định hướng. (ii) Mặc dù mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ đã được xác định khá rõ trong Luật NHNN 2010 nhưng thực tế điều hành đã cho thấy chính sách tiền tệ vẫn chịu ảnh hưởng của những mục tiêu khác như bảo đảm an toàn hệ thống, tăng trưởng kinh tế, chống đơ la hóa. Điều này làm phức tạp q trình điều hành chính sách tiền tệ.

2.3.4. Hiện nay

Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao hơn so với năm 2013, tăng trưởng dự kiến đưa ra cho năm 2014 là khoảng 5.8%, Chính phủ nới lỏng bội chi ngân sách lên 5.3% GDP, cùng với phát hành bổ sung trái phiếu Chính phủ nhằm đạt mục tiêu kiểm sốt lạm phát khoảng 7% do Chính phủ đề ra tạo ra đang tạo áp lực khá lớn cho chính sách tiền tệ.

Đầu năm 2014, kinh tế Việt Nam bước đầu có những chuyển biến bất ngờ, nhất là trong hai tháng đầu năm. Chỉ số lạm phát toàn phần của Việt Nam trong tháng 2/2014 giảm xuống rõ rệt và đạt mức thấp nhất kể từ năm 2009 đến nay. Cụ thể, lạm phát toàn phần đã chậm lại ở mức 4.6% trong tháng 2/2014 so với năm ngối. Bên cạnh đó, giá cả thực phẩm cũng đã chậm lại từ mức 4.5% trong tháng 1/2014 xuống còn 3.3% trong tháng 2/2014 so với cùng kỳ năm 2013. Nhìn chung, lạm phát thực phẩm vẫn là yếu tố chính dẫn dắt lạm phát Việt Nam trong năm 2014.

Lạm phát toàn phần chỉ tăng nhẹ trong quý II/2014 nhờ giá gạo được giữ ổn định cùng với nhu cầu tiêu dùng yếu hơn giúp giữ mức lạm phát đầu năm 2014 giảm còn 7.3%. Tuy nhiên, giá các mặt hàng thực phẩm, chi phí vận chuyển cùng áp lực chi phí từ tăng giá xăng dầu vừa được Bộ Tài chính cho phép điều chỉnh lên tối đa 307 đồng/lít (ngày 21/2/2014 ) có khả năng sẽ đẩy lạm phát tồn phần lên cao trong thời gian tới. Bên cạnh đó , mặc dù có những chuyển biến tốt trong một số lĩnh vực đầu tư mới như ngành điện tử và sản xuất nhưng dịng vốn FDI vẫn khơng đủ lớn để vực dậy nền kinh tế nội địa đang trì trệ. Nguyên nhân là do đầu tư nội địa vẫn gặp nhiều khó khăn từ ảnh hưởng bởi các khoản nợ lớn và tốc độ cải thiện lĩnh vực dịch vụ cịn chậm.

Trước tình hình đó, NHNN chủ chương giữ lãi suất OMO ổn định ở mức 5,5%, giảm lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu góp phần duy trì sự tăng tưởng và kích thích sản xuất trong nước. Sức ép đối với lạm phát năm 2014 có thể mạnh hơn năm 2013 bởi tổng cầu đang tiếp tục từng bước được cải thiện. Trong đó, việc tăng phát hành trái phiếu của CSTT có thể gián tiếp ảnh hưởng đến lạm phát. Bên cạnh đó, những thay đổi trong CSTT đưa ra trong thời gian sắp tới cần thận trọng để bảo đảm lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế ở mức hợp lý nhằm kiểm soát mục tiêu lạm phát đề ra.

KẾT LUẬN PHẦN 2

Ở Việt Nam ta, sau khi chuyển đổi mơ hình hệ thống ngân hàng từ 1 cấp 2 cấp, kèm theo đó là Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước năm 1990, tính độc lập của NHNN Việt Nam bắt đầu xuất hiện. Mặc dù ban đầu mới chỉ là độc lập trong mục tiêu hoạt động căn bản là ổn định tiền tệ và tách biệt ra khỏi thị trường nợ sơ cấp của chính phủ. Tiếp theo đó là sự ra đời của Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997, trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, thay đổi từ Luật sửa đổi - bổ sung của Luật NHNN năm 1997, Luật NHNN năm 2010; tính độc lập của NHNN ngày càng được khẳng định. Cho đến nay NHNN đã độc lập hơn trong tạm ứng ngân sách chính phủ, chịu trách nhiệm trong việc xác định lãi suất chính sách, khơng cịn bị ràng buộc chặt chẽ trong cơ cấu tổ chức. Gần đây nhất, Nghị định 156/2013/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đã nới lỏng hơn trong kiểm sốt của chính phủ về việc sử dụng các cơng cụ điều hành chính sách tiền tệ quốc gia của NHNN. Tuy nhiên, mức độ độc lập của NHNN Việt Nam vẫn còn thấp so với thế giới; về tự chủ chính trị, vẫn bị ràng buộc trong khn khổ pháp luật của chính phủ; về tự chủ kinh tế, mới bước đầu được nới lỏng trong việc sử dụng cơng cụ điều hành chính sách tiền tệ, chứ chưa thực sự độc lập, và chưa được độc lập trong việc được đưa ra các chính sách tiền tệ quốc gia.

Bên cạnh đó, trong q trình hình thành và phát triển, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua 3 lần lạm phát lớn: mất cân đối tiền hàng năm 1986-1991, khủng hoảng tài chính khu vực 1997-2000, lạm phát do tác động của kinh tế thế giới năm 2008. Và những hậu quả của chúng là vô cùng nặng nề, tác động sâu rộng tới mọi phương diện của đời

sống kinh tế xã hội, đặc biệt trong cuộc khủng hoảng toàn cầu gần đây. Một phần nguyên nhân được cho là do việc thực hiện kiểm soát lạm phát của NHTW chưa hiệu quả, cũng như do những mâu thuẫn mục tiêu chính sách qua từng thời kỳ,…

Bởi vậy, tiếp bước những nghiên cứu trước đó, việc thực hiện kiểm tra bằng phương pháp định lượng xem liệu có mối tương quan giữa mức độc lập của NHNN Việt Nam với tỷ lệ lạm phát hay khơng là một điều cần thiết, từ đó xác nhận lại những lý thuyết ủng hộ nâng cao tính độc lập của NHNN Việt Nam cũng như cơ sở để đề xuất những cơng việc cần thực hiện để góp phần thực hiện mục tiêu ổn định lạm phát, cho phát triển bền vững.

3. PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍNH ĐỘC LẬP CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚI LẠM PHÁT

3.1. Phương pháp nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa tính độc lập của NHNN Việt Nam với tỷ lệ lạm phát bằng cách sử dụng chỉ số độc lập của NHTW động5 nhằm thấy được những tác động cũng như độ lớn của nó tới lạm phát. Đầu tiên, nhóm nghiên cứu kiểm tra tác động của cải cách luật NHNN – những cải cách mà có ảnh hưởng chỉ số CBI, tới tỷ lệ lạm phát. Nhóm nghiên cứu nhận diện những sự phá vỡ cấu trúc nội sinh trong tỷ lệ lạm phát thông qua kiểm định nghiệm đơn vị, và so sánh các ngày phá vỡ thu được với những năm mà thực hiện cải cách luật NHTW. Thứ hai, nhóm nghiên cứu hồi quy tỷ lệ lạm phát động theo chỉ số độc lập của NHTW động thay vì một biến giả mà nó sẽ nhận giá trị bằng 1 trong các năm sau cuộc cải cách quan trọng dẫn đến tăng tính độc lập (như Polillo and Guillén, 2005; Acemoglu et al.2008), để thấy được độ lớn của mối tương quan giữa chúng. Thực vậy, mặc dù phương pháp biến giả có thể giảm nhẹ một phần sự yếu kém của các chỉ số CBI bất biến, song sự ra đời các chỉ số CBI động có thể khắc phục vấn đề này tốt hơn nữa. Vì do thực tế là tỷ lệ lạm phát động không chỉ chịu ảnh hưởng bởi mức CBI hiện hành, mà còn bởi độ lớn của sự cải cách và độ dài thời gian mà cải cách có hiệu lực.

3.2. Dữ liệu nghiên cứu

3.2.1. Chỉ số độc lập của NHTW

Bài nghiên cứu của nhóm nghiên cứu sử dụng chỉ số CBI pháp định6 để nghiên cứu mối quan hệ của nó với lạm phát. Có 3 lý do chính để nhóm nghiên cứu sử dụng chỉ số CBI pháp định để đo lường CBI, đó là:

Thứ nhất, nhiều nhà kinh tế đã lập luận và đưa ra bằng chứng thực nghiệm chứng minh rằng chỉ cần thông qua một đạo luật đảm bảo cho sự độc lập của NHTW thì có thể làm suy giảm kỳ vọng lạm phát trong nền kinh tế (Polillo and Guillén, 2005).

5Chỉ số độc lập của NHTW động (CBI động): là chuỗi các chỉ số CBI theo thời gian, do đó CBI động sẽ thể hiện được sự thay đổi của CBI cũng như độ dài thời gian của thay đổi đó.

6Chỉ số CBI pháp định là chỉ số CBI được đo lường căn cứ trên Luật NHTW. Khác với chỉ số CBI thực tế được đo lường dựa trên doanh thu của Thống đốc NHTW – TOR.

Thứ hai, CBI pháp định được tính dựa trên những căn cứ cụ thể có trong các đạo luật NHTW, và bởi vậy chúng không bị sai lệch do những đánh giá chủ quan có thể có. Lý do thứ ba cho việc ủng hộ sử dụng chỉ số CBI pháp định là bởi vì, chỉ số CBI thực tế (được tính dựa trên chỉ số doanh thu của Thống đốc NHTW – TOR) thể hiện được một phần sự độc lập NHTW và quyền tự chủ của thống đốc. Tuy nhiên, do bởi khơng tính đến sự độc lập của các thành viên khác trong hội đồng quản trị, chỉ số này có thể đánh giá cao hơn hay thấp hơn mức độ CBI. Hơn nữa, để tính được chỉ số TOR chính xác thì rất là phức tạp.

Chỉ số CBI pháp định được sử dụng trong bài nghiên cứu của nhóm nghiên cứu là chỉ số GMT, bao gồm chỉ số CMT độc lập chính trị và kinh tế. Cụ thể, chỉ số độc lập

chính trị (CBIP ) được tính dựa trên 8 đặc điểm khác nhau mà qua đó cho thấy được

khả năng của cơ quan tiền tệ trong việc đạt được các mục tiêu chính sách cuối cùng một cách độc lập. Chỉ số này nắm bắt ba khía cạnh chính của các chế độ tiền tệ: thủ tục bổ nhiệm các thành viên của bộ máy quản trị NHTW, mối quan hệ giữa bộ máy này với Chính phủ, và trách nhiệm chính thức của NHTW. Bắt đầu từ ba khía cạnh đó, mỗi một điểm sẽ được gán cho mỗi tiêu chuẩn sau nếu thỏa mãn: (1) Chính phủ khơng tham gia q trình bổ nhiệm Thống đốc NHTW; (2) Nhiệm kỳ của Thống đốc dài hơn 5 năm; (3) Chính phủ khơng tham gia q trình bổ nhiệm thành viên của Hội đồng thống đốc; (4) Nhiệm kỳ của các thành viên trong Hội đồng thống đốc dài hơn 5 năm; (5) Khơng bắt buộc có sự tham gia của đại diện Chính phủ trong Hội đồng thống đốc; (6) Chính sách tiền tệ khơng phải qua sự phê duyệt của Chính phủ; (7) NHTW được pháp luật cho phép coi ổn định tiền tệ là một mục tiêu cơ bản; (8) và tồn tại những quy định pháp luật tăng cường vị thế của NHTW trong trường hợp có mâu thuẫn với Chính phủ.

Bảng tính chỉ số độc lập chính trị của NHNN Việt Nam theo thang đo GMT Năm (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) CBIP 1990 Q1 - - - - - - - 0 1990 Q2 - - - - - - - 0 1990 Q3 - - - - - * - 1 1998 Q4 * - - - - * - 2

Một phần của tài liệu TÍNH ĐỘC LẬP CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI LẠM PHÁT- NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w