- Hỗ trợ An sinh xã hộ
b. Chính sách hỗ trợ vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội.
Trong những năm qua Chương trình 135 đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn của tỉnh Thanh Hóa, góp phần làm thay đổi đời sống nhân dân của các xã dân tộc tỉnh Thanh Hóa, đây được coi là một trong những chương trình đầu tư có hiệu quả đã góp phần thiết thực trong việc kịp thời giải quyết những nhu cầu cấp thiết đối với đồng bào dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Thanh Hóa nói chung và xã Thành Yên nói riêng. Để thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo theo các chủ trương và chính sách của Đảng và nhà nước thì chính sách hỗ trợ vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội đóng vai trị quan trọng để các hộ nghèo và các gia đình chính sách khác có nhu cầu tiếp cận các nguồn hỗ trợ vay vốn , phát triển sản xuất kinh doanh , dịch vụ góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn xã. Tạo cơ hội cho hộ nghèo và các hộ chính sách khác làm quen, mạnh dạn tiếp cận với các dịch
vụ trong cơ chế thị trường để có điều kiện tổ chức sản xuất kinh doanh, đảm bảo tăng thu nhập và thoát nghèo cải thiện đời sống vươn lên trong cộng đồng , tạo sự công bằng và văn minh xã hội. Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng và Chính phủ nhiều năm qua cơng tác hỗ trợ vay vốn tín dụng được triển khai đồng bộ và có hiệu quả trên địa bàn xã như các chương trình tín dụng cảu Ngân hàng chính sách xã hội(NHCSXH) cho vay ưu đãi đối với hộ thoát nghèo theo quyết định số 28/2015/QĐ-TTg, Quyết định vay vốn hỗ trợ xây dựng sửa chữa nhà ở hộ nghèo theo quyết định số 33/2015/QĐ-TTg; Chương trình vay vốn từ quỹ giải quyết việc làm quốc gia; Nguồn vốn vay từ hỗ trợ vay vốn học sinh, sinh viên và các nghuồn nguồn vốn huy động tại địa phương.....Trong năm NHCSXH huyện phối hợp với UBND xã tổ chức giải ngân vay vốn cho hơn 50 hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo với tổng số tiền lên tới gần 500 triệu đồng từ nhiều nguồn vốn vay khác nhau, tạo điều kiện cho các hộ dân trên địa bàn xã có thêm nguồn vay vốn hỗ trợ để phát triển kinh tế hộ gia đình nói riêng và kinh tế của xã Thành Yên nói chung. Để đánh giá đúng tình hình nhu cầu vay vốn ngân hàng CSXH của hộ nghèo trên địa bàn xã em đã tiến hành khảo sát nhu cầu vay vốn của các hộ nghèo trên địa bàn xã thu được kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.6: Nhu cầu vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội của hộ nghèo trên địa bàn xã Thành Yên
Nhu cầu vay vốn từ NHCS
STT Đơn vị thơn,xóm Số lượng hộ nghèo Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Thành Tâm 38 22 57,8 2 Thành Trung 26 18 69,2 3 Yên Sơn 1 9 7 77,7 4 Yên Sơn 2 15 8 53,3 5 Đông Thành 18 15 83,3 Tổng số: 106 70 60,1
Qua khảo sát nhu cầu vay vốn tín dụng từ NHCSXH huyện của các hộ nghèo trên địa bàn xã ta có thể thấy rằng có tới 70/106 hộ nghèo có nhu cầu vay vốn tín dụng từ NHCSXH huyện để đầu tư phát triển kinh tế. Trong đó ta có thể thấy thơn Thành Tâm có số hộ nghèo có nhu cầu vay vốn chiếm tỷ lệ cao nhất có tới 22/38 hộ nghèo của thơn có nhu cầu vay vốn tín dụng chiếm 57,8%, tiếp đến là thôn Thành Trung có 18/26 hộ nghèo của thơn có nhu cầu vay vốn ưu đãi tín dụng, chiếm tỷ lệ là 69,2% tổng số hộ nghèo của thôn, tiếp theo là thôn Đông Thành có số hộ nghèo có nhu cầu vay vốn ưu đãi tín dụng đứng thứ ba trên địa bàn xã với tổng số 15/18 hộ nghèo có nhu cầu vay vốn, chiếm tỷ lệ 83,3%. Cuối cùng là thôn Yên Sơn 1, Yên Sơn 2 có số hộ nghèo có nhu cầu vay vốn ưu đãi từ NHCSXH thấp nhất trên địa bàn xã trong đó Yên Sơn 1 là 8/15 hộ chiếm tỷ lệm 53,3%, Yên Sơn 1 là 7/9 hộ chiếm tỷ lệ là 77,7% số hộ nghèo của thơn. Qua số phân tích trên ta thấy rằng số hộ nghèo có nhu cầu vay vốn từ NHCSXH tập chung nhiều nhất vào các thơn có số hộ nghèo nhiều. Các thơn cịn lại có số lượng hộ nghèo thấp hơn do mật độ dân cư của các thôn thấp nên dẫn đến thự trạng số lượng hộ nghèo ít và nhu cầu vay vốn thấp. Tuy nhiên số liệu khảo sát lại không trùng khớp với số liệu quản lý vay vốn trực tiếp do UBND xã quản lý. Qua đó có thể thấy rằng nhu cầu mong muốn của người nghèo để làm kinh tế vươn lên thoát nghèo chiếm tỷ lệ lớn. Hộ nghèo giờ đã mạnh dạn hơn trong việc đầu tư phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo làm giàu cho gia đình và cho xã hội.
Tuy nhiên để đánh giá chính xác hơn về nhu cầu vay vốn của hộ nghèo sử dụng vào nuồn vốn vào mục đích gì, tơi đã tiến hành khảo sát nhu cầu vay vốn sử dụng nguồn vốn vào mục đích gì và đã thu được kết quả như sau:
Bảng 2.7: Tỷ lệ hộ nghèo sử dụng nguồn vốn vay từ ngân hàng chính Mục đích sử dụng nguồn vốn
vay từ NHCSXH
STT Mục đích sử dụng
Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Mua phương tiện sản xuất. 14 28
2 Đầu tư vào phát triển kinh tế. 25 50
3 Trả nợ. 02 4
4 Đầu tư cho con cái học hành. 05 10
5 Xây nhà. 04 8
Tổng số: 50 100
(Nguồn số liệu từ Báo cáo UBND xã, năm 2019)
Qua số liệu báo cáo cho thấy mục đích sử dụng nguồn vốn vay từ NHCSXH đối với hộ nghèo tập chung chủ yếu vào đầu tư phát triển kinh tế chiếm tổng số 25/50 hộ được vay vốn hộ nghèo có nhu cầu sử dụng mục đích nguồn vốn vay đầu tư vào phát triển kinh tế chiếm tỷ lệ 50% số hộ được vay vốn trong năm, tiếp theo là nhu cầu sử dụng mục đích nguồn vốn vào mua phương tiện sản xuất là 14/50 hộ thuộc diện được vay vốn sử dụng nguồn vốn vào việc mua phương tiện sản xuất. Thứ ba là mục đích đầu tư cho con cái học hành tổng số là 5/50 hộ, chiếm tỷ lệ 10%, thứ 4 là mục đích vay vốn sử dụng trong việc xây dựng, sửa chữa nhà ở hộ nghèo tổng số 4/50 hộ chiếm tỷ lệ là 8%, cuối cùng mục đích thấp nhất là trả nợ 02 hộ chiếm tỷ lệ là 4% tổng số hộ được hỗ trợ vay vốn tín dụng. Qua số liệu trên ta thấy được rằng nhu cầu sử dụng nguồn vốn vay từ ngân hàng chính sách vào đầu tư phát triển kinh tế, mua phương tiện sản xuất, đầu tưu cho con cái học hành là những nhu cầu mục đích chính đáng, được Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm hỗ trợ bởi người nghèo họ đã ý thức được rằng nguyên nhân gây nên thực trạng nghèo đói là do họ thiếu nguồn vốn, thiếu phương tiện sản xuất, thiếu tay
nghề, thiếu kiến thức bởi người nghèo thường trình độ học vấn thấp, kinh tế kém không đủ khả năng đầu tư sản xuất xuất, bởi vậy khi ý thức được nguyên nhân gây nên đói nghèo các hộ dân trên địa bàn xã đã ý thức được việc sử dụng các nguồn vốn vay sao cho hợp lý và tạo điều kiện giúp các hộ dân vươn lên thoát nghèo.
Để chứng minh cho thực trạng thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người nghèo trong việc vay vốn từ ngân hàng CSXH huyện, tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu 01 hộ gia đình trên địa bàn xã Thành Yên như sau “ Xin ơng/ bà cho biết gia đình ơng/bà đã được hưởng những chính sách hỗ trợ nào đối với hộ nghèo? Ý kiến của ơng/bà về những chính sách hỗ trợ mà gia đình ơng/bà đã được hưởng?
Qua câu hỏi phỏng vấn trên từ hộ gia đình ơng Lê Văn Tuấn, hộ nghèo thôn Yên Sơn 2, xã Thành Yên, huyện Thạch Thành nhận được câu trả lời như sau: Tại địa phương chúng tơi, chính quyền địa phương đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ đối với người nghèo như hỗ trợ xây dựng nhà ở, vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội, giải quyết việc làm, hỗ trợ giáo dục,tiền điện, trợ cấp hàng tháng…Tuy nhiên hiện nay gia đình tơi đang được Đảng và chính quyền địa phương hỗ trợ chính sách đối với hộ nghèo như tiền điện, tiền quà tết, bảo hiểm y tế thì gia đình tơi hiện nay còn được hỗ trợ vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội với chương trình vay vốn “Nguồn quỹ Giải quyết việc làm quốc gia” do ngân hàng CSXH huyện Thạch Thành tổ chức với mức kinh phí mỗi hộ dân vay là 25 triệu đồng/1hộ, để đầu tư mua bị chăn ni phục vụ sản xuất nơng nghiệp. Thời gian trả nở trong vòng 03 năm và tỷ lệ lãi xuất rất thấp. Tơi thấy đây là một chương trình vay vốn rất hữu ích giúp nhân dân vươn lên thoát nghèo.
Để kiểm chứng rõ hơn hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ vay vốn đối với hộ nghèo từ ngân hàng chính sách xã hội, tơi đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp đồng chí Trịnh Thị Thu – chủ tịch Hội phụ nữ xã Thành Yên, thành viên trong Ban chỉ đạo hỗ trợ vay vốn đối với hộ nghèo trên địa bàn xã như sau: “Xin bà cho biết tại
vốn hàng năm giải ngân cho hộ nghèo là bao nhiêu? Quy trình vay vốn hộ nghèo trên địa bàn xã được triển khai như thế nào? Trong q trình triển khai gặp những khó khăn vướng mắc gì?”
Qua câu hỏi trên đồng chí Trịnh Thị Thu – Chủ tịch Hội phụ nữ xã cho biết, năm 2019, tại địa phương có tất cả 70 hộ nghèo, cận nghèo đã hoàn thiện thử tục vay vốn từ ngân hàng CSXH của nhiều nguồn vốn hỗ trợ khác nhau.Cụ thể như nguồn vốn hỗ trợ xây dựng nhà ở hoàn thiện thủ tục giải ngân cho 04 hộ; chương vay vốn theo Quỹ Giải quyết việc làm quốc gai giải ngân cho vay 35 hộ; các hộ cịn lại thì vay theo Nguồn hỗ trợ tín dụng theo chương trình 135 và các nguồn huy động vốn từ các nguồn khác nhau.Trong đó số vốn đã giải ngân cho hộ nghèo vay vốn đến cuối năm 2019 là 802.250.000 đồng.
Quy trình, thủ tục cho vay vốn đối với hộ nghèo: Đối với hộ nghèo:
Tự nguyện gia nhập tổ tiết kiệm và vay vốn.
Hộ nghèo viết giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/CVHN) gửi Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn.
Khi giao dịch với Bên cho vay, chủ hộ hoặc người thừa kế hợp pháp được ủy quyền phải có CMND, nếu khơng có CMND thì phải có ảnh dán trên sổ tiết kiệm và vay vốn để phát tiền vay đúng tên người đứng vay.
Đối với tổ tiết kiệm và vay vốn.
Nhận giấy đề nghị vay vốn của tổ viên.
Tổ chức họp tổ để bình xét những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn (mẫu số 03/CVHN) kèm giấy đề nghị vay vốn của các tổ viên trình UBND cấp xã. Tại cấp xã, Ban xóa đói giảm nghèo xác nhận các hộ xin vay đúng là những hộ thuộc diện nghèo theo quy định và hiện đang cư trú
hợp pháp tại xã. UBND xác nhận và phê duyệt danh sách hộ nghèo xin vay để gửi Bên cho vay xem xét, giải quyết.
Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã, tổ có trách nhiệm gửi danh sách theo mẫu số 03/CVHN tới Bên cho vay để làm thủ tục phê duyệt cho vay và nhận thông báo danh sách các hộ được phê duyệt cho vay (mẫu số: 04/CVHN).
Thông báo kết quả phê duyệt danh sách các hộ được vay, lịch giải ngân và địa điểm giải ngân tới tổ viên để tiếp tục thực hiện các khâu cịn lại trong quy trình vay vốn.
Đối với Bên cho vay.
Cán bộ tín dụng tập hợp giấy đề nghị vay vốn và danh sách theo mẫu số 03/CVHN từ các xã (phường, thị trấn) gửi lên, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ vay vốn để trình Thủ trưởng xem xét, phê duyệt cho vay. Bước này tổ chức thực hiện không quá 5 ngày làm việc.
Trường hợp người vay khơng có đầy đủ thủ tục vay vốn theo quy định thì cán bộ tín dụng trả lại hồ sơ và hướng dẫn người vay làm lại hồ sơ và thủ tục theo quy định.
Sau khi danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn theo mẫu số 03/CVHN được phê duyệt, Bên cho vay gửi thông báo kết quả phê duyệt tới UBND cấp xã (mẫu số 04/CVHN).
Bên cho vay cùng với hộ vay lập sổ tiết kiệm và vay vốn (mẫu số: 02/CVHN). Sổ này thay thế hợp đồng vay vốn và kiêm sổ theo dõi tiền gửi tiết kiệm. Sổ tiết kiệm và vay vốn có các điều khoản cam kết về cho vay, trả nợ và gửi tiết kiệm; có một số tiêu chí kê khai tình trạng sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của hộ vay vốn làm cơ sở để xác định mức cho vay. Khi được vay, Bên cho vay sẽ cấp sổ tiết kiệm và vay vốn cho hộ nghèo để sử dụng lâu dài cho nhiều lần vay, hết số trang ở sổ được đổi sổ khác. Mỗi hộ vay chỉ được cấp 01 sổ. Dư nợ trên sổ tiết
kiệm và vay vốn ở mọi thời điểm không được vượt quá mức dư nợ cho vay tối đa do HĐQT NHCSXH quy định.
Cùng với tổ tiết kiệm và vay vốn tổ chức giải ngân trực tiếp đến hộ nghèo tại trụ sở Bên cho vay hoặc tại xã (phường, thị trấn) theo thông báo của Bên cho vay.
Tổ chức giải ngân:
Kế toán căn cứ vào giấy đề nghị vay vốn và danh sách theo mẫu 03/CVHN được duyệt, lập chứng từ chi tiền theo mẫu in sẵn của Bên cho vay quy định (phiếu chi).
Thủ quỹ căn cứ vào chứng từ, sổ tiết kiệm và vay vốn đã có đủ chữ ký và các yếu tố hợp lệ để phát tiền trực tiếp cho hộ vay vốn.
Cuối ngày; kế toán, thủ quỹ khoá sổ và đối chiếu theo chế độ quy định.
Nếu giải ngân tại xã (phường, thị trấn) thì Bên cho vay lập thủ tục ứng tiền cho tổ cho vay lưu động đi phát tiền vay tại xã (phường, thị trấn) và quyết toán ngay sau khi về theo chế độ kế toán hiện hành. Việc vận chuyển tiền trên đường đi phải bảo đảm an toàn tuyệt đối theo quy định của chế độ kho quỹ.
Tuy nhiên trong công tác quản lý các đối tượng được hỗ trợ vay vốn cịn gặp một số khó khăn như: các cán bộ là tổ trưởng vay vốn ở các thơn có trình độ văn hóa thấp dẫn đến việc hướng dẫn các đối tượng hoàn thiện hồ sơ vay vốn gặp nhiều khó khăn vướng mắc, trong công tác xét duyệt hỗ trợ vay vốn ở cấp cơ sở còn nhiều cả nể, nhiều đối tượng khơng thuộc diện hộ chính sách những vẫn được vay vốn theo nguồn hỗ trợ của gia đình chính sách. Một số hộ nghèo hàng tháng không chủ động trong việc đóng lãi khiến cho các tổ trưởng tổ vay vốn phải đi lại nhiều lần nhắc nhở.
Chính sách trợ giúp xã hội vay vốn ngân hàng chính sách đối với hộ nghèo là một trong những chính sách giàu tình nhân văn nhân đạo. Đây có thể được đánh giá là một trong những chính sách trợ giúp xã hội đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa
thiết thực giúp cho người dân vươn lên làm giàu có khả năng thốt nghèo. Cơng tác triển khai chính sách hỗ trợ vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội đã đạt được hiểu quả cao trong công tác quản lý Nhà nước của địa phương, đem lại nhiều hiểu quả thiết thực, giúp cho các hộ nghèo có them nguồn vốn đầu tư sản xuất, nhờ có chương trình hỗ trợ của Ngân hàng chính sách, hàng năm có nhiều hỗ nghèo trên địa bàn xã đã vươn lên làm giàu và thốt nghèo, giúp cho tình hình kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển mạnh mẽ.Vì vậy Đảng và Nhà nước cần phải