Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp ngành kinh tế nghiên cứu thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn xã thành yên, huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 69 - 70)

- Hỗ trợ An sinh xã hộ

c. Chính sách hỗ trợ đàotạo và giải quyết việc làm.

2.3.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu như trên, song phải thấy rằng, công tác giảm nghèo ở xã Thành Yên vẫn chưa bền vững. Điều này được thể hiện ở các hạn chế sau:

Địa bàn xã chủ yếu là đồi núi, khí hậu hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, mùa mưa thường xảy ra lũ lụt, lũ qt, mùa khơ thì hạn hán kéo dài, giao thơng đi lại khó khăn, đặc biệt xã thuộc chương trình 135 nên công tác tuyên truyền vận động đồng bào chấp hành thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước còn nhiều mặt hạn chế.

Diện tích đất sử dụng để canh tác ít, chủ yếu là đất đồi nối, đất rừng thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ quét và hạn hán.

Nguồn lực đầu tư chưa đủ mạnh, chủ yếu dựa vào ngân sách Trung ương, mà nguồn ngân sách được cấp còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.

Một bộ phận người dân cịn trơng chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa có ý thức vươn lên thoát nghèo.

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều cịn cao nên việc thực hiện các chính sách dân tộc cịn gặp nhiều khó khăn do một số chính sách quy định định mức hỗ trợ chưa được tăng theo.

Do ảnh hưởng của thiên tai, trên địa bàn xã đã xảy ra mưa lớn trên diện rộng gây ra lũ quét, lũ ống và sạt lở đất, đã làm thiệt hại lớn về người và tài sản dẫn đến một số hộ nghèo và cận nghèo tăng.

Việc khảo sát xác định nhu cầu học nghề của lao động nông thôn thuộc hộ nghèo một số xã chưa được quan tâm thực hiện; chưa xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc diện hộ nghèo hàng năng; chưa xác định được số lượng lao động nghèo cần đào tạo và nghề đào tạo phục vụ cho phát triển kinh tế tại địa phương.

Năng lực chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững của xã còn nhiều hạn chế, định mức vốn đầu tư trung ương còn thấp, nhu cầu hỗ trợ phát triển sản xuất và đầu tư cơ sở hạ tầng còn lớn.

Việc chỉ đạo quản lý điều hành chương trình chưa tập trung, thiếu quyết liệt; chưa chú trọng vào mục tiêu tăng thu nhập cho hộ nghèo. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, đánh giá chưa được chú trọng đúng mức; nhiều khó khăn vướng mắc chậm được phát hiện xử lý.

Trong quản lý điều hành mang tính cộng đồng cịn bị động, lúng túng đôi khi chưa sát với yêu cầu thực tế. Các bước chuẩn bị đầu tư, một số khâu trong thực hiện dự án cịn chậm.

Chưa có chính sách trợ cấp cho cán bộ làm nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện chương trình ở cơ sở mà chủ yếu là kiêm nhiệm.

Việc triển khai các cơ chế chính sách, hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ nghèo cịn gặp nhiều khó khăn, do đây là loại công việc cần rất nhiều thời gian, nhân lực và cả kinh phí để hướng dẫn người nghèo làm thủ tục, kiểm tra, xét duyệt trước khi thực hiện chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo nhưng ở huyện cũng như ở xã đều khơng có cán bộ và khơng có kinh phí hoạt động, do đó so với nhóm chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thì đây là nhóm chính sách khó thực hiện hơn.

Cơng tác thông tin, báo cáo ở cơ sở về triển khai và thực hiện chương trình, dự án, chính sách dân tộc chưa kịp thời.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp ngành kinh tế nghiên cứu thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn xã thành yên, huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)