Môi trường vĩ

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu mặt hàng vali, túi xách của công ty pungkook saigon II vào thị trường mỹ và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2020 (Trang 71 - 167)

2.2.1.1 Môi trường kinh tế vĩ mô.

Ngày 11-1-2007, Việt Nam trở thành thành viên 150 của tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Năm năm qua, trên con đường hội nhập quốc tế, nước ta đã tham gia đầy

đủ các định chế kinh tế toàn cầu, mở rộng thị trường hàng hóa dịch vụ, đầu tư quốc tế, đổi mới mạnh mẽ hơn và đồng bộ hơn các thể chế, đồng thời, cải tiến nền hành chính

quốc gia theo hướng hiện đại.

Trong đó quan hệ kinh tế song phương Việt Nam – Mỹ được thúc đẩy mạnh mẽ,

với các hiệp định, thỏa thuận về kinh tế mà hai bên đã kí kết. Đây là điều kiện tốt thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa vào thị trường rộng lớn này.

Năm năm qua, kể từ khi chính thức gia nhập WTO, dù tình hình biến động phức

tạp khó lường, đặc biệt là hứng chịu cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế

toàn cầu, kinh tế vĩ mô Việt Nam cơ bản ổn định, duy trì tốc độ tăng trưởng, tiềm lực

và quy mô kinh tế tăng lên. Việt Nam đã ra khỏi tình trạng nước kém phát triển.

Tuy nhiên, thành quả do việc gia nhập WTO chưa được như mong muốn. Nguyên

nhân sâu xa là cơ thể kinh tế nước ta vẫn còn yếu kém, chưa thể hấp thụ, chuyển hoá

những cơ may thành hiện thực, trong khi đó chưa đào thải hết khó khăn do hội nhập

mang vào. Là vì:

o Năng lực cạnh tranh của hàng hoá nước ta ở cả 3 cấp quốc gia, ngành hàng,

doanh nghiệp còn kém, thể hiện là giá thành còn cao, phẩm cấp thấp so với

chuẩn quốc tế, chất lượng phục vụ thiếu chuyên nghiệp.

o Chưa chủ động phát huy mọi nguồn lực trong nước bằng chính sách ổn định lâu

dài, hệ thống pháp lý đồng bộ. Chưa chủ động phát huy mọi nguồn lực trong

nước, khuyến khích các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

Trước tình huống phải thực hiện cam kết mở cửa thị trường trong nước, việc

thua trên sân nhà là khó tránh.

o Chưa nhận thức thật đầy đủ và thống nhất về hội nhập, chưa coi đây là yêu cầu

tất yếu trong xu thế toàn cầu hoá, nước ta không thể đứng ngoài.

o Đội ngũ cán bộ quản lý vĩ mô, quản trị sản xuất kinh doanh và thực hành trong

nhiệu lĩnh vực, nhiều địa phương còn bất cập so với yêu cầu trình độ khu vực và quốc tế.

2.2.1.2 Môi trường chính trị , pháp luật. trị , pháp luật.

Việt Nam được đánh giá là nước có môi trường chính trị và xã hội ổn định so với

các nước khác trong khu vực. So với các nước

ASEAN khác như Indonesia, Malaysia,

Philippines, và Trung Quốc, Việt Nam có ít các vấn đề liên quan đến tôn giáo và mâu

thuẫn sắc tộc hơn. Sau khi đưa ra chính sách đổi mới, Việt Nam đã và đang đạt được

mức tăng trưởng GDP ổn định. Sự ổn định chính trị và kinh tế vĩ mô đang được duy trì,

Việt nam được đánh giá là nơi an toàn để đầu tư, kinh doanh sản xuất.

Sau hơn năm năm ểk từ ngày Việt Nam chính thức gia nhập WTO, môi trường

pháp lý của Việt Nam đã có những thay đổi trên nhiều lĩnh vực. Nhìn một cách tổng

thể thì môi trường pháp lý Việt Nam ngày càng mở rộng về lĩnh vực xã hội được điều

chỉnh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh quốc

tế.

Việt Nam hiện nay đang dành khá nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp sản xuất hàng

may mặc. Thuế suất đa số các mặt hàng xuất khẩu được miễn.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế: Thủ tục hành chính đang được

Chính phủ, các ngành, các cấp cải tiến theo hướng tiết giảm mạnh, nhưng vẫn còn khá

nặng nề, vừa làm cho bộ máy hành chính cồng kềnh, giảm hiệu lực, hiệu quả, vừa làm

tăng chi phí, tốn thời gian công sức, làm lỡ thời cơ của doanh nghiệp.

2.2.1.3 Môi trường khoa học công nghệ.

Khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng trong môi trường kinh doanh của

công ty, nó ảnh hưởng đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.

Công nghệ sản xuất lạc hậu do thiếu vốn để đầu tư đổi mới máy móc làm khó

khăn trong việc tạo ra sản phẩm có chất lượng và có độ bền cao, hạn chế khả năng cạnh

tranh so với các sản phẩm được sản xuất từ các quốc gia

SVTH: Phạm Thị Kiều Trinh

Với thị trường Mỹ, là thị trường có những tiêu chuẩn cao, yêu cầu mẫu mã sản

phẩm đa dạng, cần phải nhanh đổi mới công nghệ sản xuất, sử dụng máy móc thiết bị

hiện đại để sản xuất sản phẩm cũng như sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến.

2.2.1.4 Môi trường tự nhiên

Việt Nam là một điểm nóng về đa dạng sinh học của thế giới. Khí hậu và địa hình

đa dạng tạo điều kiện sống cho hơn 12,000 loài thực vật và 7,000 loài động vật.

Chiến tranh trong quá khứ và những áp lực mới về dân số và phát triển hiện nay đã

gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái ViệtNam. Chính phủ Việt Nam đã thành

lập các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên nhằm bảo vệ các tài nguyên thiên

nhiên quý báu. Qua đó sẽ đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất xuất khẩu của

các

nhà máy xí nghiệp.

Với môi trường tự nhiên thuận lợi, đặc biệt tại khu vực miền Đông Nam Bộ Công

ty PungKook SaiGon II đặt tại Bình Dương là khu vực có điều kiện tự nhiên, vị trí địa

lý, giao thông thuận lợi, tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai. Là vùng

kinh tế trọng điểm của khu vực phía nam, thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước

ngoài lớn nhất của cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh một trung tâm kinh tế tài chính

lớn nhất của cả nước nên Công ty có những thuận lợi nhất định trong các hoạt động sản

xuất kinh doanh của mình. Trong khi đó Bình Dương đang là tỉnh thu hút nhiều nhất

vốn đầu tư nước ngoài cũng như có tốc độ tăng trưởng thu hút đầu tư lớn nhất.

2.2.1.5 Môi trường văn hóa xã hội.

Môi trường văn hóa xã hội khác nhau thì cũng dẫn đến các quy định, tập quán về

việc xuất nhập khẩu hàng hóa khác nhau. Nó cũng quyết định thói quen khác nhau của

người tiêu dùng.

Mỹ là một quốc gia đa văn hóa, là nơi sinh sống của nhiều nhóm đa dạng chủng

tộc, truyền thống, và giá trị. Nói đến văn hóa chung của đa số người Mỹ là có ý nói đến

"văn hóa đại chúng Mỹ." Đó là một nền văn hóa Tây phương phần lớn là sự đúc kết từ

những truyền thống của các di dân từ Tây Âu, bắt đầu là các dân định cư người Hà Lan

và người Anh trước tiên. Văn hóa Đức, Ireland, và

điểm văn hóa của người nô lệ

Tây Phi châu được h ấp thụ vào đại chúng người Mỹ. Sự mở rộng biên cương về phía

SVTH: Phạm Thị Kiều Trinh

tây đã đưa người Mỹ tiếp xúc gần đến nền văn hóa Mexico, và sự di dân mức độ lớn

trong cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 từ Nam Âu và Đông Âu đã mang đến thêm nhiều

yếu tố văn hóa mới. Sự di dân gần đây hơn từ châu Á và đặc biệt là từ châu Mỹ Latinh

có nhiều ảnh hưởng rộng lớn. Nói chung, Mỹ là nước lớn, hiện đại, giàu có, phát triển về mọi mặt, đứng đầu thế

giới về nhiều lĩnh vực. Nền văn hóa cộng đồng ở Mỹ cởi mở, người dân có thói quen mua sắm ( cộng với những chính sách kích cầu của chính phủ) nên lượng tiêu thụ hàng

hóa càng mạnh.

Việc xuất khẩu sang Mỹ sẽ giúp chúng ta giới thiệu nền văn hóa của đất nước

Việt Nam thông qua các sản phẩm của công ty.

2.2.2 Môi trường vi mô 2.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh.

hấp dẫn cho các nhà sản xuất kinh doanh hàng vali, ba lô,

túi xách…, nhu cầu về các mặt hàng này liên tục tăng cao dẫn tới ngày càng xuất hiện

nhiều đối thủ cạnh tranh xuất khẩu hàng hoá vào thị trường này, nếu không có những

chính sách hợp lý, thị trường tiêu thụ của công ty sẽ bị giảm sút, lợi nhuận cũng sẽ bị

ảnh hưởng nghiêm trọng do Mỹ là thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty.

Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của công ty là ngoài các công ty trong nước thì các

công ty của các quốc gia trong khu vực, đặc biệt các công ty đến từ Trung Quốc… đây

đều là những công ty có tiềm lực tài chính lớn, máy móc trang thiết bị hiện đại, nhân

công có tay nghề, có nhiều đối tác kinh doanh, ngoài ra còn rất nhiều các công ty khác

cũng thực hiện việc kinh doanh xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

2.2.2.2 Nhà cung cấp nguyên vật liệu

Theo thống kê, hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu 70% nguyên phụ liệu để sản

xuất hàng va li, túi xách xuất khẩu. Chính vì phải nhập khẩu quá lớn nên giá thành sản

phẩm sẽ bị đẩy lên cao. Thêm nữa là nhập khẩu số lượng lớn nguyên phụ liệu sẽ làm

cho ngành hàng va li, túi xách Việt nam phải chịu sức ép của các nhà cung cấp nước

ngoài và gặp khó khăn khi thực hiện những đơn hàng lớn.

Tình trạng thiếu hụt nguyên phụ liệu này một phần là do sự phát triển mất cân

SVTH: Phạm Thị Kiều Trinh

Với thực trạng trên, nhà nước có chiến lược quy hoạch nhằm phát triển vùng

nguyên phụ liệu trong nước. Ngành dệt may cần kết hợp với ngành nông nghiệp để phát triển các vùng nuôi trồng các loại cây để dệt vải, các loại động vật để lấy da. Đặc

biệt vải dùng để sản xuất mặt hàng va li, túi xách là các loại giả da, các loại vải làm từ nhựa PVC,... theo những mức độ về chất lượng đa dạng 2.2.2.3 Khách hàng. Các sản phẩm của công ty sản xuất ra đều được xuất khẩu ra các thị trường (không

tiêu thụ trong nội địa), hiện nay các sản phẩm đã có mặt trên các thị trường chính là Mỹ, Nhật, Bỉ, Đức, Pháp... Mỹ, Nhật Bản và EU là các thị trường chủ yếu nhập khẩu sản phẩm của công ty,

chiếm tới 97% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Trong đó, Mỹ là thị

trường

đứng đầu với kim ngạch xuất khẩu sang quốc gia này chiếm trên 60%. Đứng thứ 2 về

tiêu thụ sản phẩm của công ty trong năm vừa qua là EU. Nhật Bản đứng thứ 3 về khối

lượng nhập khẩu các sản phẩm của công ty.

Chính vì thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản là ba thị trường chủ đạo của công ty

chiếm đến 90% giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty, cho nên khi khủng hoảng kinh

tế thế giới diễn ra tác động mạnh mẽ nhất đến nền kinh tế ba thị trường này đã ảnh

hưởng không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu của công ty.

2.2.2.4 Giới trung gian

Dù bán hàng trực tiếp hay qua người bán trung gian, thì người bán hàng vẫn phải

có nguồn tài chính để hỗ trợ các nỗ lực bán hàng trực tiếp. Mặc dù phần lớn số tiền chi

khi tiếp thị cho nhà sản xuất nhằm thực hiện giao dịch mang tính cá nhân thì vi ệc tiếp

thị cho người bán trung gian đòi hỏi nhiều hơn thế. Người bán trung gian muốn thấy

rằng nhà sản xuất đang giúp tăng cầu của khách hàng bằng cách đầu tư vào việc quảng

cáo trực tiếp tới người tiêu dùng. Thêm nữa, người bán hàng trung gi an có thể muố n

nhà sản xuất tiến hành phương thức khuyến mại bán hàng để khuyến khích người bán

trung gian bán nhiều hàng hơn hoặc mời chào khuyến mại mua hàng để tăng lượng

khách hàng cho họ.

2.2.3 Môi trường nội vi 2.2.3.1 Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực được hình thành dựa trên cơ sở các cá nhân với các vai trò, vị trí

khác nhau nhưng được liên kết lại với nhau để có thể hoàn thành tốt nhất những kế hoạch mà tổ chức đề ra. Nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng đối với doang nghiệp, nó điều khiển các nguồn lực khác.

PungKook SaiGon II với đội ngũ lãnh đạo chủ chốt là nhân viên người Hàn Quốc, được đào tạo ở môi trường kinh tế phát triển.

Các phân xưởng sản xuất có khoảng 4350 công nhân lao động với tay nghề tương

đối.

Tuy nhiên, công ty cũng còn thiếu nhiều nhà thiết kế giỏi, am hiểu thị hiếu cũng

như thị trường thế giới. Điều này tác động trực tiếp tới mẫu mã và tính thời trang của

sản phẩm do công ty sản xuất. Như vậy phần nào làm giảm xuất khẩu cho công ty.

2.2.3.2 Nguồn vốn

Nguồn vốn chính là nguồn sống, là động lực phát triển của doanh nghiệp.Để thành

lập một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh thì vốn là điều

kiện không thể thiếu. Trong hoạt động của doanh nghiêp, việc quản lý, huy động và

luôn chuyển vốn được đặc biệt chú ý.

Đối với PungKook SaiGon II là công ty 100% vốn nước ngoài với công ty mẹ khá

vững mạnh về tài chính. Đây là điểm mạnh mà công ty đã phát huy tối đa trong kinh

doanh sản xuất và là động lực cho hoạt động xuất khẩu của công ty phát triển mạnh

hơn.

2.2.3.3 Cơ sở vật chất – kỹ thuật.

Ngoài nguồn lực về vốn và nhân lực thì trong hoạt động của doanh nghiệp cơ sở vật

chất kỹ thuật : máy móc thiết bị, nhà xưởng, văn phòng làm việc…là không thể thiếu.

Trang thiết bi, cơ sở vật chât là nguồn tài sản cố định của doang nghiệp. Tại công ty

PungKook SaiGon hiện nay có ba phân xương sản xuất ( Phân xưởng 2A, 2B, 2C), phân xưởng 2A có khoảng 1350 CNV, các phân xưởng 2B và 2C có khoảng 1500 CNV. Các phân xương tương đối lớn được quy hoạch gọn gàng khoa học, các trang thiết bị đươc nhập từ Hàn Quốc với công nghệ mới của nước ngoài.

Điều này là lợi thế của công ty trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí

nhân công, qua đó giảm được giá thành sản phẩm đẩy mạnh xuất khẩu.

2.2.3.4 Công tác Marketing

Product (Sản phẩm) : Công ty PungKook SaiGon II chủ yếu lại nhận hợp đồng theo bản vẻ từ các Công ty đặt hàng gia công của nước ngoài. Việc đầu tư nghiên cứu chưa

được quan tâm đúng mức dẫn đến khả năng cạnh tranh hàng sản xuất của Công ty

PungKook SaiGon II cũng bị hạn chế đối với các đối thủ cạnh tranh của mình.

Price ( Giá cả): Giá cả các mặt hàng gia công, sản xuất của công ty là khá hấp dẫn, đa

dạng, được nhiều người tiêu dùng ở mọi thành phần thu nhập chấp nhận, chiến lược

Price này khá phù hợp với sự đa dạng của thị trường Mỹ.

Promotion: Việc quảng cáo về sản phẩm được công ty chú trọng. Tuy nhiên do Mỹ là

thị trường rộng lớn nên sản phẩm của công ty chưa được biết đến rộng rãi trên các

phương tiện thông tin đại chúng.

Place ( Phân phối): Do diện tích rộng lớn của nước Mỹ nên việc thiết lập phân phối sản

phẩm của công ty PungKook SaiGon II trên thị trường này cũng gặp không ít những

khó khăn, chi phí cho việc xây dựng các đại lý cao, chi phí vận chuyển cao.

2.3 Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty. 2.3.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:

Bảng 2.1:Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ 2009 – 2011 Ó O KẾ T QU HO ẠT ĐỘ NG KI NH DO AN H Mẫu sô:B0 2-DN Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009 2011 /200 9 2010 / 2009 1. T ổn g do an h th u 2. C ác kh oả n gi ả m trừ 3. Doanh thu thuần 4. Gía vốn hàng bán 5. Lợi nhuận gộp/ lỗ 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7.Chi phí họat động tài chính 8. Trong đó chi phí lãi vay 9. Chi phí bán hàng 329,908 ,949,35 3 329,908 ,949,35 3 269,252 ,108,88 0 60,656, 840,473 3,798, 021,49 8 2,270,894, 352 14,971,610, 277 - -

293,920,540,22 8 - 293,920,540,22 8 246,604,621,15 9 47,315,919,069 876,070,086 1,140,897,039 - 11,595,507,631 3 1 8, 3

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu mặt hàng vali, túi xách của công ty pungkook saigon II vào thị trường mỹ và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2020 (Trang 71 - 167)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w