Mẫu PBT HDPE Tổng khối lượng
nhựa 1 lần ép Khối lượng PBT Khối lượng HDPE M1 100 0 500g 500g 0g M2 95 5 500g 475g 25g M3 90 10 500g 450g 50g M4 85 15 500g 425g 75g M5 0 100 500g 0g 500g • Bước 5: Tiến hành ép sản phẩm
Trang | 39
3.4. Xác định độ bền kéo cho vật liệu nhựa theo tiêu chuẩn ASTM D638: 3.4.1. Các tiêu chuẩn thử kéo cho sản phẩm nhựa: 3.4.1. Các tiêu chuẩn thử kéo cho sản phẩm nhựa:
Thí nghiệm kiểm tra ảnh hưởng của HDPE đến độ bền kéo của PBT được thực hiện tại trung tâm Kiểm nghiệm Cao su và Chất dẻo theo tiêu chuẩn ASTM D638
ASTM là viết tắt của cụm từ “American Society for Testing and Materials”, Hiệp hội vật liệu và thử nghiệm Hoa Kỳ. ASTM International là tổ chức tiêu chuẩn quốc tế lớn nhất trên thế giới ra đời vào năm 1898. Tổ chức này đặt ra các tiêu chuẩn thống nhất, tự nguyện giữa các nhà sản xuất, khách hàng và người dùng khắp thế giới.
ASTM giống như một giấy thơng hành trong chiến dịch thương mại tồn cầu hóa của một doanh nghiệp. ASTM đều có thể góp phần làm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cho dù đó là doanh nghiệp lớn hay nhỏ. Các tiêu chuẩn do ASTM lập ra gồm 6 chủ đề chính, hàng năm tổ chức ASTM đều xuất bản sách tiêu chuẩn ASTM bao gồm 15 lĩnh vực.
Một số phương pháp thử kéo:
● ASTM-D638 - Phương pháp thử tiêu chuẩn đối với các đặc tính của nhựa.
● ASTM-D412 - Phương pháp tiêu chuẩn cho cao su lưu hóa và chất đàn hồi nhiệt dẻo. ● ASTMD882 - Phương pháp thử tiêu chuẩn cho tính chất kéo của tấm nhựa mỏng. ● ISO-1421-- Vải bọc cao su hoặc plastic - Xác định độ bền kéo và độ giãn dài khi nghỉ.
● ISO-37 - Cao su lưu hóa hoặc nhựa nhiệt dẻo - Xác định tính căng thẳng của ứng suất, …
3.4.2. Chuẩn bị mẫu:
Mẫu thử nghiệm đo độ bền kéo được chuẩn bị theo tiêu chuần ASTM D638 và được trộn, ép sử dụng máy phun ép nhựa 2 trục đứng TKC tại công ty TNHH Đồng Nhân Phát với thông số như sau: