3.2 Các giải pháp hoàn thiện quy chế trả lươngTổng công ty Sông Đà
3.2.5 Một số giải pháp khác
- Phổ biến những nội dung trong quy chế trả lương
Kết quả điều tra phiếu hỏi đối với 50 người về quy chế trả lương của TCT
Sơng Đà, có nhiều ý kiến của NLĐ phản ánh trong quá trình xây dựng chưa được thảm khảo ý kiến và nhiều nội dung trong quy chế trả lương chưa được giải thích
thực hiện mục tiêu phục vụ NLĐ, do vậy việc dân chủ hóa có ý kiến tham gia của NLĐ là hết sức cần thiết. Chuyển đổi tư tưởng từ một doanh nghiệp có yếu tố nhà nước sang một doanh nghiệp hoạt động quản trị hiệu quả “nói thì dễ” nhưng khâu quan trọng nhất là cần đả thông tư tưởng cho NLĐ. quy chế trả lương sẽ được ủng hộ triệt để nếu những nội dung của nó được phổ biến cơng khai, để NLĐ được
biết, được tham gia và hiểu rõ các nội dung của nó. Bên cạnh đó, một số nội dung trong quy chế trả lương hiện hành cịn chưa cụ thể, vì vậy cũng cần xem xét, trình bày lại một cách cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu để NLĐ tiếp thu, ủng hộ.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm cơng tác tiền lương
Hiện nay, quan điểm nhìn nhận đối với bộ phận làm công tác quản trị nhân lực đã được nâng lên một bước. Vai trò ngày càng quan trọng của cán bộ nhân lực
đã dần được thừa nhận. Tuy nhiên, để có thể nâng cao kiến thức quản trị trong mơi
trường hội nhập, địi hỏi đội ngũ cán bộ nhân sự của TCT Sông Đà phải ngày càng chuyên nghiệp hơn nữa. Do đó, trong thời gian tới, TCT Sông Đà cần tổ chức các lớp đào tạo, nâng cao kỹ năng của đội ngũ cán bộ nhân sự trong ứng dụng, triển khai các phương pháp, công cụ mới phục vụ các nghiệp vụ về tuyển dụng, đào tạo, xây dựng các quy định, chính sách áp dụng đối với NLĐ trong cơng ty.
- Sửa đổi một số nội dung trong quy định chung, điều khoản thi hành, tổ chức thực hiện
Qua phần phân tích quy chế trả lương tại Chương 2, tác giả đã chỉ ra nội dung của quy chế trả lương chưa được cấp nhật theo quy định của pháp luật. Điều
này làm phương hại đến quyền lợi và nghĩa vụ của chủ sử dụng lao động và
NLĐ. Do đó, TCT Sơng Đà cần khẩn trương sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các nội dung này trong quy chê.
Đối với các doanh nghiệp khơng có yếu tố nhà nước thì việc xây dựng
chung bảng lương, quỹ tiền lương, quy chế trả lương của NLĐ và viên chức quản
lý, kiểm sốt là điều bình thường, tuy nhiên đối với cơng ty có yếu tố nhà nước
như TCT Sơng Đà thì việc tách hai nhóm đối tượng này là cần thiết để bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật. Do đó, TCT Sông Đà cần tách biệt quỹ
tiền lương, bảng lương, quy chế trả lương đối với đối tượng viên chức quản lý,
kiểm soát bảo đảm gắn với hiệu quả điều hành, giám sát thực hiện nguồn vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Việc quy định quỹ tiền lương trực tiếp trả cho NLĐ chiếm 70%, trong khi
đó quỹ lương khuyến khích, bổ sung là 20% tổng quỹ lương là chưa phù hợp, do vậy TCT Sông Đà nên nâng tỷ trọng quỹ tiền lương trực tiếp trả cho NLĐ bảo đảm đúng vai trị chi phí của nhân lực của sản xuất, đồng thời cũng nên quy định
rõ tỷ trọng giữa quỹ lương bổ sung và lương khuyến khích, tránh nhập nhèm việc
đánh giá thiếu khách quan để hưởng lương khuyến khích.
Hiện nay chỉ có quy định tạm ứng 70% lương hàng tháng đối với viên chức quản lý, tuy nhiên TCT Sông Đà hiện đang áp dụng mức tạm ứng này đối với tất cả NLĐ, điều này được coi là phản ứng phòng ngừa trong trường hợp sản xuất
kinh doanh thua lỗ, thiếu quỹ tiền lương, tuy nhiên đối với một doanh nghiệp thì
quỹ tiền lương trả cho NLĐ nên xác định cứng từ đầu năm, do vậy TCT Sông Đà cần nâng mức lương tạm ứng của NLĐ cao hơn nữa.