Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ CÔNG NGHỆ VPT (Trang 27 - 28)

Số cuối kỳ Số đầu kỳ Số chênh lệch

CHỈ TIÊU Số Tỷ Số Tỷ Số Số tuyệt tƣơng tiền trọng tiền trọng đối đối I. Nợ phải trả 1. Nợ ngắn hạn 2. Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu 1. Vốn chủ sở hữu

2. Nguồn kinh phí và quỹ khác

CỘNG NGUỒN VỐN

 Bằng việc xem xét bảng phân tích trên, các nhà quản lý sẽ thấy đươc những đặc trưng trong cơ cấu huy động vốn của doanh nghiệp, xác định được tính hợp lý và an tồn của việc huy động vốn. Qua việc xem xét cơ cấu nguồn vốn và sự biến động về cơ cấu nguồn vốn của nhiều kỳ kinh doanh, gắn với điều kiện kinh doanh cụ thể, các nhà quản lý sẽ có quyết định huy động nguồn vốn nào với mức bao nhiêu là hợp lý, bảo đảm hiệu quả kinh doanh cao nhất. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn, doanh nghiệp có đủ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ (ngân hàng, nhà cung cấp,..) là cao. Ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn (cả về số tuyệt đối và tương đối) khả năng đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp, an ninh tài chính thiếu bền vững.

 Qua bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn, các nhà phân tích sẽ nắm được trị số và sự biến động của các chỉ tiêu: Hệ số tài trợ, Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu, Hệ số nợ so với tổng nguồn vốn. Các chỉ tiêu này đều cho thấy mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Trị số của chỉ tiêu “Hệ số tài trợ” càng cao, mức độ độc lập tài chính càng cao và ngược lại. Còn trị số của các chỉ tiêu “Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu” và “Hệ số nợ so với tổng nguồn vốn” càng cao, mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng thấp và ngược lại.

1.5.4. Phân tích cân đối tài sản nguồn vốn

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ CÔNG NGHỆ VPT (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w