So sánh kết quả kích thích sinh sản giữa HCG (Việt Nam) và HCG

Một phần của tài liệu kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá tra (pangasianodon hypophthalmus) ở trung tâm giống caseamex – tp cần thơ (Trang 37 - 56)

Trung Quốc) SSS (Hạt/kg cá cái) 250000 200000 150000 HCG (Việt nam) 100000 50000 0 HCG (Trung Quốc)

5000UI 5500UI 6000UI Nghiệm thức

Biể u đồ 4.5: So sánh SSS khi dùng HCG (Việt Nam) với HCG (Trung Quốc)

Qua biểu đồ 4.5 cho thấy sức sinh sản của khi sử dụng HCG (Trung Quốc) ở nghiệm thức 5000UI, 5500UI và 6000UI đều cao hơn khi sử dụng HCG (Việt Nam). Cụ thể là ở nghiệm thức 5000UI, sức sinh sản khi sử dụng HCG (Việt Nam) là 65787 hạt/kg còn khi sử dung HCG (Trung Quốc) là 83987 hạt/kg. Ở nghiệm thức 5500UI và 6000UI khi sử dụng HGC (Việt Nam) thì sức sinh sản lần lượt là 121860 hạt/kg và 142253 hạt/kg, còn ở nghiệm thức 5500UI và 6000UI khi sử dụng HGC (Trung Quốc) thì sức sinh sản lần lượt là 153380 hạt/kg và 166476 hạt/kg. Từ những nhận định trên ta có thể kết luận là hiệu quả kích thích sinh sản trên cá tra của HCG (Trung Quốc) là cao hơn HCG (Việt Nam).

Kết quả ở biểu đồ 4.6 cho thấy tỉ lệ thụ tinh ở nghiệm thức 5000UI khi sử dụng HCG (Việt Nam) có tỉ lệ là 76,8% và cao hơn tỉ lệ thụ tinh ở nghiệm thức 5000UI khi sử dụng HCG (Trung Quốc) có tỉ lệ (67,34). Ở nghiệm thức 5500UI khi dùng HCG (Việt Nam) cũng có tỉ lệ cao hơn khi dùng HCG (Trung Quốc) với tỉ lệ 84,7% so với 72,88%. Còn ở nghiệm thức 6000UI thì tỉ lệ thụ tinh khi sử dụng hai loại kích dục tố là tương đương với các tỉ lệ là 80,7% và 80,94%.

Tỉ lệ TT (%) 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 HCG (Việt nam) HCG (Trung Quốc)

5000UI 5500UI 6000UI Nghiệm thức

Biểu đồ 4.6: So sánh tỉ lệ thụ tinh khi dùng HCG (Việt Nam) với HCG (Trung

Quốc)

Kết quả của biểu đồ 4.7 cho thấy tỷ lệ nở ở nghiệm thức 5000UI khi sử dụng HCG (Việt Nam) là 67,7% thì thấp hơn so với 78,2% khi sử dụng HCG (Trung Quốc). Còn ở hai nghiệm thức 5500UI và 6000UI thì tỉ lệ nở khi dùng hai loại kích dục tố là tương đương với HCG (Việt Nam) lần lượt là 81,64% và 83,44%, HCG (Trung Quốc) lần lượt là 88,08% và 80,1%.

Từ các kết quả nhận định trên ta có thể kết luận rằng tỷ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở của cá tra còn phụ thuộc vào các yếu tố khác: môi trường, thao tác thực hiện.

Tỉ lệ nở (%) 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 HCG (Việt Nam) HCG (Trung Quốc)

5000UI 5500UI 6000UI Nghiệm thức

Biể u đồ 4.7: So sánh tỉ lệ nở khi dùng HCG (Việ t Nam) v ới HCG (Trung

Quốc) 4.3 Thụ tinh nhân tạo và ấp trứng 4.3.1 Thụ tinh nhân tạo

Với nhiệt độ khoảng từ 28,8 – 30,2oC, thời gian hiệu ứng thuốc sau khi chích liều quuyết định từ 8 – 12h thì trứng sẽ chín và rụng. Khi trứng chín và rụng hoàn toàn thì ta tiến hành vuốt trứng.

Hình 4.6: Vuốt trứng cá Tra Hình 4.7: Vuốt tinh cá Tra

Sau khi vuốt trứng ta tiến hành vuốt tinh của cá đực trực tiếp vào trứng và dùng lông gà để quậy đều để trứng được tiếp xúc hết với tinh dịch. Sau đó tiến hành khử dính bằng cách cho nước muối sinh lý và urea (4g muối + 3g urea + 1lit nước) để khử dính sơ bộ và nâng cao tỉ lệ thụ tinh. Kết thúc quá trình khử dính bằng việc cho dung dịch tanin 0.5 %o. Sau khi trứng đã đuợc khử dính hoàn toàn ta đưa trứng vào hệ thống bình Jar để ấp.

4.3.2 Quá trình ấp trứng

Hình 4.8: Hệ thống ấp bình Jar

Sau khi được đưa vào ấp, đường kính trứng sẽ tăng lên do sự trương nước (Từ 1,5 – 1,6mm). Theo Zotin (1961) cho rằng noãn bào có các không bào chứa chất đặc biệt mang bản chất glucid, sau khi thụ tinh các chất này tiết ra dưới lớp vỏ thúc đẩy sự hút nước làm cho trứng trương lên (trích từ Phạm Văn Khánh, 1996).

Sự tăng kích thức sau khi thụ tinh theo nhiều tác giả là có lợi vì đã mở rộng khoảng không gian sinh tồn cho phôi phát triển, cho phép nó quay một cách tự do, tăng cường sự xáo trộn chất dịch quanh noãn hoàng và cải thiện điều kiện trao đổi khí trong quá trình phát triển phôi.

Trong quá trình ấp trứng thì các yếu tố như nhiệt độ, Oxy, hàm lượng NH4/NH3 có ảnh hưởng đến quá trình phát triển phôi.

Qua bảng 4.5 ta thấy nhiệt độ thích hợp trong quá trình ấp trứng từ 28,8 - 30,2oC và thời gian phát triển của phôi là từ 18 – 20h. Tuy nhiên nếu nhiệt độ cao thì thời gian nở của trứng sẽ được rút ngắn, tỉ lệ nở, tỉ lệ sống của cá bột thấp và tỉ lệ dị hình sẽ cao. Còn nhiệt độ thấp hơn 28oC thì thời gian nở kéo dài khoảng 4h, tỉ lệ nở thấp, tỉ lệ dị hình cao nhưng nhiệt độ thấp hơn 24oC thì phôi sẽ ngừng phát triển và chết (Nguyễn Chung, 2007).

Hàm lượng Oxy 4,1 – 4,5mg/l thì đảm bảo cho phôi phát triển, nếu Oxy quá thấp (thấp hơn 2mg/l) thì đa số phôi sẽ chết, tỉ lệ nở thấp, tỉ lệ dị hình cao (Phạm Văn Khánh, 1996).

Trong quá trình ấp thì lượng NH4 /NH3 sẽ tăng lên dần từ 0,5 – 0,67mg/l do quá trình phân huỷ của vỏ trứng tạo ra, nếu hàm lượng này cao hơn 1mg/l sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển phôi.

Bảng 4.5: Các chỉ tiêu môi trường trong quá trình ấp trứng

Bảng 4.6: Theo dõi phát triển phôi cá tra

Hình Thời gian Nhiệt độ Hình dạng phôi 4.9.1 4.9.2 4.9.3 4.9.4 4.9.5 4.9.6 4.9.7 4.9.8 4.9.9 4.9.10 4.9.11

Chỉ tiêu Sáng Chiều o Nhiệt độ ( C) 28,8±0,25 30,2±0,22

Hình 4.9.1 Hình 4.9.1 Hình 4.9.7 Hình 4.9.10 Hình 4.9.13 Hình 4.9.2 Hình 4.9.5 Hình 4.9.8 Hình 4.9.11 Hình 4.9.14 Hình 4.9.3 Hình 4.9.6 Hình 4.9.9 Hình 4.9.12 Hình 4.9.15 Hình 4.9.1

phát triển phôi cá tra

31 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial

version http://www.fineprint.com

PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

5.1 Kết luận

- Sức sinh sản của cá Tra dao động (37.927 – 189.635 hạt/kg cá cái).

- Khi dùng kích dục tố HCG (Trung Quốc) hay HCG (Việt Nam) kích thích sự sinh sản của cá Tra thì liều lượng từ 5500UI – 6000UI cho hiệu quả cao nhất. -Đối với cá Tra thì dùng kích dục tố HCG (Trung Quốc) kích thích sinh sản sẽ có hiệu quả và ổn định hơn HCG (Việt Nam).

5.2 Đề Xuất

- Cần có nhiều thời gian và cá bố mẹ để tiến hành thí nghiệm.

- Cần có những thí nghiệm kích thích sinh sản cá Tra khi khi dùng kết hợp giữa HCG (Việt Nam) và HCG (Trung Quốc).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dương Nhựt Long, 2003. Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt.198 trang. Khoa Thủy Sản – Đại Học Cần Thơ.

2. Nguyễn Văn Thường, Lê Anh Kha, Hà Phước Hùng và Dương Trí Dũng, 1999. Đặc điểm phân loại và phân loại của họ cá Pangasiidea ở lưu vực sông MeKong, Việt Nam. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học. ĐHCT, trang 161-166.

3. Nguyễn Tường Anh, 1999. Một số vấn đề về nội tiết học sinh sản cá. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 238 trang.

4. Nguyễn Văn Trọng và Nguyễn Văn Hảo. 1994. Đặc điểm sinh trưởng của số loài cá Trơn nước ngọt ở Campuchia. 48 trang.

5. Nguyễn Hoàng Thanh, 2005. Thử nghiệm vỗ nuôi thành thục cá kết (Kryptopterus bleekeri gunther) trong ao đất bằng thức ăn khác nhau ở Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp Đại Học – Đại Học Cần Thơ.

6. Nguyễn Thanh Phương, 2000. Bài giảng phương pháp nghiên cứu khoa học. Khoa nông nghiệp, Trường Đại Học Cần Thơ. 53 trang.

7. Nguyễn Văn Kiểm, 2004. Kỹ thuật sản xuất cá giống. 189 trang. Khoa Thủy Sản – Đại Học Cần Thơ.

8. Nguyễn Chung, 2007. Kỹ thuật sinh sản và nuôi cá Tra. Nhà xuất bản nông nghiệp, 142 trang.

9. Phạm Văn Khánh, 2005. Kỹ thuật nuôi cá Hú trong bè. Nhà xuất bản nông nghiệp, 33 trang.

10. Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004. Giá trình phương pháp nghiên cứu sinh học cá. Khoa Thủy Sản – ĐHCT. 120 trang.

11.Trần Thị hạnh Dung, 2006. kỹ thuật sản xuất giống cá Thát Lát Còm (Notopterus chitala). Luận văn tốt nghiệp Đại Học. Khoa Thủy Sản – Đại Học Cần Thơ.

12. Trương Tấn Toàn. 1985. Nghiên cứu biện pháp sinh sản nhân tạo cá tra (Pangasius mieronemus). Luận văn tốt nghiệp Đại Học. Khoa Thủy Sản – Đại Học Cần Thơ.

13. Trương Hoàng Vũ, 2008. Tiếp tục nghiên cứu sản xuất cá lóc Bông

(Channa micropeltes). Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa Thủy Sản – Đại Học Cần Thơ.

Các trang web:

1. Sản xuất giống cá tra, cá basa chất lượng cao – Hướng đi mới của ngành thủy sản Đồng Bằng Sông Cửu Long, (Anh Thi. 8/1/2008).

2. www.anova.com , Báo động chất lượng giống cá tra, (Lâm Thái Hòa. 22/5/2008).

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: KẾT QUẢ KÍCH THÍCH SINH SẢN CÁ TRA BẰNG HCG (TRUNG QUỐC) VÀ HCG (VIỆT NAM)

Bảng 1: Sinh sản bằng HCG (Việt Nam) với tổng liều là 5000UI.

Bảng 2: Sinh sản bằng HCG (Việt Nam) với tổng liều là 5500UI.

Số TT cá thể Khối lượng

(kg)

Quá trình tiêm thuốc Thời

Số TT cá thể Khối lượng

(kg)

Quá trình tiêm thuốc Thời

gian HƯ Sức sinh

Bảng 3: Sinh sản bằng HCG (Việt Nam) với tổng liều là 6000UI.

Bảng 4: Sinh sản bằng HCG (Trung Quốc) với tổng liều là 5000UI.

Số TT cá thể Khối lượng

(kg)

Quá trình tiêm thuốc Thời

Số TT cá thể Khối lượng

(kg)

Quá trình tiêm thuốc Thời

gian HƯ Sức sinh

Bảng 5: Sinh sản bằng HCG (Trung Quốc) với tổng liều là 5500UI.

Bảng 6: Sinh sản bằng HCG (Trung Quốc) với tổng liều là 6000UI.

Số TT cá thể Khối lượng

(kg)

Quá trình tiêm thuốc Thời

Số TT cá thể Khối lượng

(kg)

Quá trình tiêm thuốc Thời

gian HƯ Sức sinh

Phụ lục 2: KÍCH THƯỚC TRỨNG CÁ TRA QUA CÁC LẦN TIÊM THUỐC Bảng 7: Kích thước trứng cá tra trong quá trình dùng kích dục tố HCG

Số lượng trứng Kích thước trứng Số lượng trứng Trước khi tiêm (mm) Dẫn 1 (mm) Dẫn2 (mm) Sơ bộ (mm) Quyết định (mm) Vuốt trứng (mm) 1 0,67 0,75 0,88 0,93 0,97 1,02 2 0,65 0,74

Phụ luc 3: CÁC CHỈ TIÊU MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH ẤP TRỨNG

Bảng 8: Các chỉ tiêu môi trường qua các lần do

Số lần đo Sáng Chiều Số lần đo Nhiệt độ 0 ( C) Oxy (mg/l) NH4/NH3 (mg/l) Nhiệt độ 0 ( C) Oxy (mg/l) NH4/NH3 (mg/l) 1 28,3 4,6 0,4 30,5 4 0,6 2 28,5 4,5 0,5 30,5 4,2 0,7 3 28,3 4,5

Một phần của tài liệu kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá tra (pangasianodon hypophthalmus) ở trung tâm giống caseamex – tp cần thơ (Trang 37 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w